20 câu Trắc nghiệm Bài tập về sóng (Kết nối tri thức 2024) có đáp án – Vật lí lớp 11

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 14: Bài tập về sóng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 14: Bài tập về sóng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 14: Bài tập về sóng

Câu 1. Tia hồng ngoại

A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

B. có thể kích thích một số chất phát quang.

C. chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.

D. mắt người không nhìn thấy được.

A – sai, tia hồng ngoại không có tính đâm xuyên mạnh vì bước sóng dài.

B – sai, tia hồng ngoại không kích thích các chất phát quang.

C – sai, vì tia hồng ngoại đều được phát ra ở mọi vật dù nhiệt độ thấp.

D – đúng

Đáp án đúng là D

Câu 2. Một dây đàn dài 0,6 m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây). Nếu dây dao động với ba bụng thì bước sóng có giá trị là

A. 0,2 m.

B. 0,4 m.

C. 0,6 m.

D. 0,8 m.

Dây có ba bụng tức là có 3 bó sóng => k = 3

Ta có: l=kλ2λ=2lk=2.0,63=0,4(m)

Đáp án đúng là B.

Câu 3. Trên một sợi dây dài 1,2 m có một hệ sóng dừng. Kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả 4 nút. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v = 80 m/s. Tần số dao động của dây là

A. 50 Hz.

B. 100 Hz.

C. 120 Hz.

D. 180 Hz.

Kể cả hai đầu dây thì trên dây có 4 nút => có 3 bó sóng (k = 3)

Ta có: l=kλ2λ=2lk=2.1,23=0,8(m)

Tần số dao động trên dây là: f=vλ=800,8=100(Hz)

Đáp án đúng là B.

Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng nhất?

A. Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.

B. Bước sóng λ là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.

C. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.

D. Cả A, B và C đều đúng.

A – Đúng

B – Đúng

C – Đúng

Đáp án đúng là D.

Câu 5. Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm, được rung với tần số 50 Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Vận tốc sóng trên dây là

A. 20 m/s.

B. 35,7 m/s.

C. 40 m/s.

D. 11,3 m/s.

Sợi dây có hai đầu cố định có 4 bụng => Có 3 bó sóng (k = 3).

Ta có: l=kλ2=3.v2fv=2000cm/s

Đáp án đúng là A.

Câu 6. Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và O dao động lệch pha nhau

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Bài tập về sóng

A. 3π4.

B. π2.

C. π5.

D. 5π6.

Bước sóng: λ= 8 ô;

Khoảng cách hai vị trí cân bằng của O và M là d = 3ô = 3λ8 nên chúng dao động lệch pha nhau: Δφ=2πdλ=3π4

Đáp án đúng là A.

Câu 7. Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng phương trình: x = 0,4cos40πt cm. Tại một điểm M trên mặt nước cách các nguồn A, B những khoảng lần lượt là 14 cm và 20 cm, luôn đứng yên. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng là

A. 30 cm/s.

B. 37 cm/s.

C. 41 cm/s.

D. 48 cm/s.

Hai nguồn kết hợp cùng pha. Giữa M và trung trực có 2 dãy cực đại, đồng thời M là 1 cực tiểu nên M ứng thuộc dãy cực tiểu thứ  3. (k = 2). Cực tiểu qua M ứng với:

d1d2=2,5λ2014=2,5λ

λ=2,4cmv=λf=vω2π=48cm/s

Đáp án đúng là D.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì tất cả các điểm trên dây đều dừng lại không dao động.

B. Khi sóng dừng trên dây đàn hồi thì nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động.

C. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu.

D. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì trên dây có các điểm dao động mạnh xen kẽ với các điểm đứng yên.

Đáp án đúng là D.

Câu 9. Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi – ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là

A. 31,708 m/s.

B. 3170,8 m/s.

C. 3,1708 m/s.

D. 0,3708 m/s.

Vận tốc truyền âm trong gang nhanh hơn vận tốc truyền âm trong không khí.

Gọi t là thời gian truyền âm trong không khí thì thời gian truyền âm trong gang là (t – 2,5).

Thời gian truyền âm trong không khí là: t=lvkk=951,25340=2,8(s)

Tốc độ truyền âm trong gang là: v=lt2,5=951,252,82,5=3170,8(m/s)

Đáp án đúng là B.

Câu 10. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân trên màn là 1,2 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 2 mm và 4,5 mm, quan sát được

A. 2 vân sáng và 2 vân tối.

B. 3 vân sáng và 2 vân tối.

C. 2 vân sáng và 3 vân tối.

D. 2 vân sáng và 1 vân tối.

+ Xét M và N nằm ở nửa trên của trường giao thoa:

+ Tại M: xMi=21,2=1,67

+ Tại N: xNi=4,51,2=3,75

=>Từ M đến N có 2 vân sáng ứng với k = 2; 3, có 2 vân tối ứng với k = 2; 3

Đáp án đúng là A

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá