Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
A. Quyền lực nằm trong tay tầng lớp quý tộc.
B. Nhà nước chỉ kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Nghệ An đến Ninh Thuận.
C. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế.
D. Nhà vua nắm mọi quyền hành đối với các địa phương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.
A. Rối loạn trên quy mô lớn.
B. Được kiểm soát chặt chẽ.
C. Thường xuyên có nội chiến, mâu thuẫn.
D. Có nhiều bất ổn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ở Đại Nam, trước cuộc cải cách của Minh Mạng, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn.
Câu 3 trang 44 SBT Lịch Sử 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng được tiến hành trên cơ sở nào sau đây?
A. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc).
B. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Đường và nhà Minh (Trung Quốc).
C. Học tập có cải biến mô hình của nhà Tống và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế thừa mô hình của các triều đại trước.
D. Học tập có cải biến mô hình của nhà Đường và nhà Thanh (Trung Quốc), đồng thời kế thừa mô hình của các triều đại trước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Cuộc cải cách của Minh Mạng được tiến hành trên cơ sở kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hợp với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc).
A. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
B. Nội các, Ngự sử đài, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
C. Khâm thiên giám, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
D. Cơ mật viện, Thượng thư sảnh, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Với cuộc cải cách của Minh Mạng, hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình nhà Nguyễn gồm: Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn.
A. Nội các, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.
B. Đô sát viện, Cơ mật viện, Nội các viện.
C. Cơ mật viện, Nội các viện, Đô sát viện.
D. Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ba cơ quan ở trung ương được thành lập mới từ sau cải cách của Minh Mạng là Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện.
A. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh), thiết lập chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
B. đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
C. đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan, trao quyền thế tập cho các tù trưởng.
D. bỏ lưu quan (quan lại người Kinh) và chế độ thổ quan, tăng cường quyền thế tập của các tù trưởng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dưới thời Minh Mạng, triều đình tăng cường quyền kiểm soát đối với vùng dân tộc thiểu số thông qua việc đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Với cuộc cải cách của Minh Mạng, chế độ giám sát của triều đình nhà Nguyễn được tăng cường và chú trọng, biểu hiện việc: bên cạnh Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan ở còn có Giám sát ngự sử 16 đạo.
Câu 8 trang 46 SBT Lịch Sử 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng đã đưa đến
A. tính chất quý tộc cao độ của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
B. tính chất quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc cao độ của triều đình.
C. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
D. sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quý tộc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Cuộc cải cách của Minh Mạng đã đưa đến sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
A. tỉnh, phủ, xã.
B. tỉnh, huyện, xã.
C. huyện, tổng, xã.
D. tỉnh, huyện, phủ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Cuộc cải cách của Minh Mạng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.
Lời giải:
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - B; 2 - G; 3 - A; 4 - H;
5 - C; 6 - E; 7 - D.
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau: 1 - C; 2 - A; 3 - D; 4 - B
Câu 13 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
"Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì vô có Ngũ quân Đô thống phủ, vẫn có đường quan Lục bộ; tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phần những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mặt viện hạch ra, khiến cho rằng rất nhau mới mong đến được thịnh trị”.
a) Tìm những từ chỉ các cơ quan trong đoạn tư liệu.
Lời giải:
Các từ chỉ cơ quan trong đoạn tư liệu: Nội các, Cơ mật viện, Ngũ quân Đô thống phủ; Lục bộ
Câu 13 trang 48 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
"Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì vô có Ngũ quân Đô thống phủ, vẫn có đường quan Lục bộ; tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phần những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mặt viện hạch ra, khiến cho rằng rất nhau mới mong đến được thịnh trị”.
b) Giải thích rõ hơn câu: “Khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”
Lời giải:
Câu “Khiến cho rằng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị” trong đoạn tư liệu chỉ sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính. Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tố cơ bản để đưa đến ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
I. Bối cảnh lịch sử
- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập với lãnh thổ mới rộng lớn, kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thời gian đầu, bộ máy chính quyền về cơ bản tiếp tục kế thừa mô hình nhà Lê trung hưng kết hợp với một số biện pháp tạm thời.
- Bộ máy chính quyền thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng thiếu sự thống nhất, đồng bộ và tập trung. Quyền lực của nhà vua và triều đình bị hạn chế, không kiểm soát chặt chẽ được các trấn.
+ Triều đình trung ương ở Phú Xuân chỉ trực tiếp kiểm soát 4 dinh và 7 trấn từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
+ Quản lí 11 trấn ở phía bắc là Bắc Thành, quản lí 5 trấn ở phía nam là Gia Định Thành. Đứng đầu Bắc Thành và Gia Định Thành là chức Tổng trấn.
- Tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương có nhiều bất ổn.
=> Sau khi lên ngôi, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền quy củ và hiệu quả hơn, Minh Mạng từng bước tiến hành những chính sách cải cách lớn.
II. Nội dung cải cách
1. Bộ máy chính quyền trung ương
- Minh Mạng từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương. Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.
- Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện có vai trò đặc biệt quan trọng:
+ Nội các: thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng, có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.
+ Đô sát viện: thành lập năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.
+ Cơ mật viện: thành lập năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.
- Quyền lực tập trung vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường.
+ Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan;
+ Ở kinh đô có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương).
- Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt.
2. Bộ máy chính quyền địa phương
- Trong những năm 1831 - 1832:
+ Lần lượt xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành cùng chức Tổng trấn.
+ Đổi các dinh - trấn trên cả nước thành 30 tỉnh, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều đình trung ương. Sự ra đời của đơn vị hành chính cấp tỉnh gắn liền với hệ thống cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc mới.
- Bên dưới cấp tỉnh, hệ thống hành chính cấp phủ, huyện - châu, tổng, xã và các cơ quan, chức quan phụ trách cùng cơ chế làm việc cũng được hoàn thiện. Việc bố trí chức quan căn cứ vào quy mô diện tích, dân số, ruộng đất, mức độ công việc và trình độ phát triển ở địa phương.
- Đối với vùng dân tộc thiểu số phía bắc:
+ Đặt lưu quan (quan lại người Kinh), bãi bỏ chế độ thổ quan và quyền thế tập của các tù trưởng, thiết lập cấp tổng như ở miền xuôi;
+ Đổi các bản, sách, động thành xã.
- Vua Minh Mạng đã ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ hồi tị để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương.
III. Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả:
+ Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung, quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ;
+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau.
+ Với sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó.
+ Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.