Giải SBT Lịch sử 11 Bài 1 (Cánh diều): Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

4.8 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Câu 1 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là

A. xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.

B. xác lập nền dân chủ tư sản,

C. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân.

D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc.

Câu 2 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là

A. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân.

B. đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc.

C. xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân.

Câu 3 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì?

A. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.

C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến.

D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 4 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là

A. giai cấp lãnh đạo và nông dân.

B. giai cấp lãnh đạo và nô lệ.

C. giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.

D. giai cấp tư sản và chủ nô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.

Câu 5 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ

A. tư bản chủ nghĩa.

B. quân chủ lập hiến.

C. cộng hoà.

D. dân chủ đại nghị

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 6 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là

A. xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

B. lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

C. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

D. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Câu 7 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ghép thông tin ở cột B với tên sự kiện ở cột A để thể hiện tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản.

Ghép thông tin ở cột B với tên sự kiện ở cột A để thể hiện tiền đề

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - C, D, H;

2 - A, I;

3 - B, E, G.

Câu 8 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Trình bày suy nghĩ của em về nội dung sau trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ (1776): “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Đoạn trích trên khẳng định quyền tự do của con người.

- Người dân Mỹ đã phải đấu tranh, hi sinh xương máu để giành quyền bình đẳng, tự do,...

- Người dân ở bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam, cũng có Quyền của con người là bất khả xâm phạm quyền bình đẳng như nhau.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ có giá trị với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Câu 9 trang 6 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.

Hình ảnh phản ánh nội dung gì của nước Anh trước khi bùng nổ cách mạng tư sản

a) Hình ảnh phản ánh nội dung gì của nước Anh trước khi bùng nổ cách mạng tư sản?

Lời giải:

Hình ảnh phản ánh tình trạng rào đất cướp ruộng ở Anh.

Câu 9 trang 6 SBT Lịch Sử 11: Quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.

Nội dung đó tác động như thế nào đến sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh

b) Nội dung đó tác động như thế nào đến sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh?

Lời giải:

Tác động:

- Khiến cho nông nô Anh mất ruộng đất, phải rời khỏi lãnh địa, bán sức lao động trở thành công nhân làm thuê. Tầng lớp Quý tộc mới ngày càng đông, giàu lên nhờ việc thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường.

- Là một trong những tiền đề dẫn đến bùng nổ Cách mạng tư sản Anh.

Câu 10 trang 6 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.

Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi Cho biết tên của hai hình

a) Cho biết tên của hai hình.

Lời giải:

Hình 2: Sự thâu tóm quyền lực của vua Pháp (tranh biếm hoạ);

Hình 3: Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng (tranh biếm hoạ).

Câu 10 trang 6 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.

Kết hợp với kiến thức đã học, phân tích tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp

b) Kết hợp với kiến thức đã học, phân tích tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp.

Lời giải:

Tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp

- Chính trị: đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối.

- Xã hội:

+ Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

▪ Tăng lữ và Quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2 % dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền.

▪ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như tư sản, nông dân, bình dân thành thị.... Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng không có quyền lợi chính trị.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.

Câu 11 trang 7 SBT Lịch Sử 11: Chọn các cụm từ cho sẵn sau đây đặt vào vị trí đánh số trong các cấu sao cho phù hợp với thông tin về giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản: A. giai cấp tư sản, B. giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô, C. giai cấp tư sản và tầng lớp Quý tộc mới

- Giai cấp lãnh đạo trong cuộc Cách mạng tư sản Anh là ... (1),

- Giai cấp ở Bắc Mỹ là ... (2).

- Lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập - Giai cấp lãnh đạo trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp là ... (3).

Lời giải:

- Giai cấp lãnh đạo trong cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp tư sản và tầng lớp Quý tộc mới

- Giai cấp ở Bắc Mỹ là giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

- Lãnh đạo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập - Giai cấp lãnh đạo trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp là giai cấp tư sản

Câu 12 trang 7 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành bảng về các cuộc cách mạng tư sản theo mẫu sau vào vở.

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

 

 

 

Kết quả

 

 

 

Ý nghĩa

 

 

 

Lời giải:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác-lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu-i XVI, thiết lập nên thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Kết quả

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.

Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa.

Ý nghĩa

Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh.

- Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

- Tạo điều kiện cho chỗ nghĩa tư bản phát triển.

- Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.

- Mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ.

Câu 13 trang 7 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 4, 5 và trả lời câu hỏi.

Trình bày những nét chính về hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Việt Nam

a) Trình bày những nét chính về hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Việt Nam.

Lời giải:

- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ thể hiện tư tưởng tiến bộ và có ảnh hưởng lớn đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Được G. Oa-sinh-tơn đọc ngày 4-7-1776, tuyên bố nên độc lập của 13 thuộc về bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ: do Thô-mát Giép-phéc-sơn soạn thảo.

- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam: do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội; đánh dấu sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; có ảnh hưởng tư tưởng của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ....

Câu 13 trang 7 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 4, 5 và trả lời câu hỏi.

Cho biết bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ có ảnh hưởng như thế nào

b) Cho biết bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ có ảnh hưởng như thế nào đến bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

Lời giải:

- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo có kế thừa, tiếp thụ tư tưởng tiến bộ từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

- Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam và bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

I. Tiền đề của cách mạng tư sản

- Trong thời kì cận đại, nhiều cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra, tiêu biểu là: Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII), Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII), Cách mạng tư sản Pháp (thế kỉ XVIII),...

- Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ do đã xuất hiện những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

1. Kinh tế

- Trong các thế kỉ XVI - XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở các nước Âu - Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công thương nghiệp.

+ Anh: đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: đến giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày càng phát triển. Ở miền Bắc, các công trường thủ công rất phổ biến. Ở miền Nam, kinh tế đồn điền, trang trại phát triển.

+ Pháp: đến cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoại thương có bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp đầy mạnh buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.

- Trong các quốc gia trên, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh là tiêu biểu nhất. Ở Anh, công nghiệp len, dạ bùng nổ làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi cho giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc. Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, đuổi nông nổ khỏi lãnh địa, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này giàu lên nhanh chóng, trở thành tầng lớp quý tộc mới. Tình trạng rào đất cướp ruộng ở Anh được Thômát Morơ ví là “Hiện tượng cừu ăn thịt người”.

2. Chính trị

- Trước khi cách mạng tư sản bùng nổ, đa số các nước theo chế độ quân chủ chuyên chế hoặc là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

+ Anh: từ năm 1625, Sác-lơ I lên làm vua với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng; luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,...

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

+ Pháp: đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối.

3. Xã hội

- Trong xã hội, bên cạnh giai cấp phong kiến và nông dân đã xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như tư sản, quý tộc mới.... Họ đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến hoặc chủ nghĩa thực dân.

+ Anh: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới, với các thế lực phong kiến chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I.

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ với thực dân Anh. Trong đó, nổi bật là mâu thuẫn giữa tư sản và chủ nô với thực dân Anh vì bị kìm hãm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Pháp: mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

- Trong những mâu thuẫn xã hội trên, mâu thuẫn xã hội ở nước Pháp là tiêu biểu nhất.

+ Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Tăng lữ và Quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2 % dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền.

+ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như tư sản, nông dân, bình dân thành thị.... Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng không có quyền lợi chính trị. Nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội, là những người cực khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản có thể lực kinh tế nhưng lại không có quyền lực chính trị,…

4. Tư tưởng

- Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thômát Giépphécsơn.

+ Pháp: Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Đại diện tiêu biểu là Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

- Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.

II. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng sån

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

* Mục tiêu

- Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là:

+ Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Mục tiêu cụ thể ở một số cuộc cách mạng:

+ Anh: Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác-lơ I, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu-i XVI, thiết lập nên thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nhiệm vụ:

- Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ.

+ Nhiệm vụ dân tộc là: xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung.

+ Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.

2. Giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng

- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:

+ Anh: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới

+ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Pháp: giai cấp tư sản.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

- Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp tiến hành cách mạng, bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, thị dân, nô lệ,…).

III. Kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

1. Kết quả

- Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

- Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau.

+ Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.

+ Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

2. Ý nghĩa

- Ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu:

 Cách mạng tư sản Anh: Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

 Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

+ Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh.

+ Là cuộc cách mạng tư sản nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 Cách mạng tư sản Pháp:

+ Lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

+ Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ,.. tạo điều kiện cho chỗ nghĩa tư bản phát triển.

+ Làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu.

+ Mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu - Mỹ.

- Nhìn chung các cuộc cách mạng tư sản đã: dẫn đến xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ theo nguyên tắc Tam quyền phân lập. Đây là một bước tiến lớn trong sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

 
Đánh giá

0

0 đánh giá