Giải SBT Vật Lí 10 trang 24 Kết nối tri thức

1 K

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 24 chi tiết trong Bài tập cuối chương 2 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài tập cuối chương 2

Câu hỏi II.8 trang 24 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Hình II.4 vẽ quỹ đạo của một quả cầu lông được đánh lên với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s ở độ cao 2 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 9,8 m/s2

Hình II.4 vẽ quỹ đạo của một quả cầu lông được đánh lên với vận tốc ban đầu

a) Xác định độ lớn của góc α.

b) Xác định vận tốc của quả cầu ở vị trí B.

c) Tính khoảng cách giữa vị trí rơi chạm đất của quả cầu và vị trí đứng của người đánh cầu.

Lời giải:

Hình II.4 vẽ quỹ đạo của một quả cầu lông được đánh lên với vận tốc ban đầu

a) Khi đạt độ cao cực đại thì vyB = 0.

vyB2v0y2=2gh1v02sin2α=2gh1

sinα=2.9,8.4102=0,885α62o

b) Vận tốc của cầu ở điểm B: vB=vxB+vyB

vB=v0cosα+0=10.cos6204,7m/s

c) Tầm xa: L=L1+L2=vxt1+vxt2=vxt1t2

Thời gian t1 bằng thời gian để quả cầu chuyển động từ A tới B bằng thời gian để quả cầu rơi từ độ cao B tới độ cao A. Do đó:

t1=2h1g=2.49,8=0,9s

Thời gian t2 bằng thời gian để quả cầu rơi từ độ cao B tới mặt đất:

t2=2h2g=2.4+29,8=1,1s

Do đó: L = 4,7.(0,9 + 1,1) = 9,4 m.

Câu hỏi II.9 trang 24 sách bài tập Vật Lí lớp 10: Một con tàu chiến ở bên này ngọn núi trên một hòn đảo, bắn một viên đạn với vận tốc ban đầu 250 m/s theo phương nghiêng góc 75° so với mặt nước biển tới đích là một con tàu khác nằm ở phía bên kia ngọn núi. Biết vị trí của hai con tàu và độ cao của ngọn núi được mô tả như Hình II.5. Hỏi viên đạn có qua được đỉnh núi không và có rơi trúng con tàu kia không?

<![if !vml]>Một con tàu chiến ở bên này ngọn núi trên một hòn đảo, bắn một viên đạn<![endif]>

Lời giải:

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình dưới.

Một con tàu chiến ở bên này ngọn núi trên một hòn đảo, bắn một viên đạn

Phương trình chuyển động của viên đạn:

Theo phương Ox:

x=v0tcosα=250.cos75ot

Theo phương Oy:

y=v0tsinα12gt2=250.sin75ot12.10.t2

Để xác định xem viên đạn có bay qua được đỉnh núi hay không, ta thay x = 2500 m rồi so sánh y với độ cao của núi 1 800 m:

x=2500=250.cos75°tt38,64s.

y=250.sin75ot12.10.t21865,6m>1800m

Viên đạn bay qua được đỉnh núi.

Tầm bay xa của viên đạn:

L=v02sin2αg=2502sin2.75o10=3125m2500+600= 3100 m

Viên đạn không bắn trúng tàu.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật Lí 10 trang 22

Giải SBT Vật Lí 10 trang 23

Đánh giá

0

0 đánh giá