Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 (Cánh diều 2024): Nước Âu Lạc

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

1. Sự ra đời và tổ chức Nhà nước Âu Lạc

a. Sự ra đời

- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).

- Thời gian ra đời: 208 TCN.

- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).

- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô:Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc | Cánh diều

b. Tổ chức Nhà nước

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước. 

- Lãnh thổ mở rộng hơn và chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

- Lực lượng quân đội khá đông, vũ khí đã có nhiều cải tiến.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc | Cánh diều

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

a. Đời sống vật chất

- Kinh tế: nông nghiệp và thủ công nghiệp tiếp tục phát triển.

- Trang phục: cư dân Âu Lạc mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm...

- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình phong phú hơn.

b. Đời sống tinh thần

- Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán cũ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Nhiều lễ hội như hội ngày mùa, hội đấu vật, hội đua thuyền... được tổ chức hằng năm.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 13 : Nước Âu Lạc | Cánh diều

                        

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc

Câu 1. Quân Tần tiến hành xâm lược nhà nước Văn Lang vào khoảng thời gian nào?

A. Cuổi thế kỉ I TCN.

B. Cuổi thế kỉ II TCN.

C. Cuổi thế kỉ III TCN.

D. Cuổi thế kỉ IV TCN.

Đáp án: C

Lời giải: Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang (trang 62/SGK).

Câu 2. Tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần

B. Tổ chức thị tộc, bộ lạc của người Âu Lạc

C. Tổ chức thị tộc, bộ lạc của người Lạc Việt 

D. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang

Đáp án: D

Lời giải: Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương được xây dựng trên cơ sở bộ máy thời Văn Lang, không có nhiều thay đổi so với tổ chức nhà nước Văn Lang. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Các làng, chạ vẫn do bồ chính cai quản.

Câu 3. Có nhiều nguyên nhân khiến An Dương Vương quyết định rời đô từ Phong Châu (Phú Thọ) về Phong Khê (Hà Nội), ngoại trừ việc Phong Khê là vùng đất

A. có dân cư đông đúc.

B. nằm ở trung tâm đất nước.

C. thuận lợi cho việc đi lại.

D. địa thế hiểm trở, nhiều cạm bẫy.

Đáp án: D

Lời giải: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương dời kinh đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Đây là vùng đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, thuận lợi cho việc đi lại.

Câu 4. Vũ khí đặc sắc của người Việt cổ thời Âu Lạc là

A. nỏ Liên Châu.

B. súng thần cơ.

C. ngư lôi.

D. súng trường.

Đáp án: A

Lời giải: Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc. Tương truyền nỏ Liên Châu do Cao Lỗ chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn. Theo sách Lĩnh Nam chích quái: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần”.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân phát triển kinh tế của nước Âu Lạc?

A. Tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân dân.

B. Đất nước được độc lập để phát triển ổn định.

C. Kết thừa những thành tựu đã đạt được từ thời Văn Lang. 

D. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc.

Đáp án: D

Lời giải:

- Nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của nhà nước Âu Lạc:

 + Tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đã đạt được từ thời Văn Lang...

 + Sau kháng chiến chống xâm lược, đất nước giành lại độc lập, ổn định để phát triển kinh tế.

 + Tinh thần cần cù lao động và sáng tạo không ngừng của nhân dân.

- Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị với nhân dân chưa sâu sắc là nội dung thuộc đặc điểm về mặt xã hội của nước ta thời kì Âu Lạc => Đáp án D sai.

Câu 6. Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là

A. Đại Việt.

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.

D. Đại Cồ Việt.

Đáp án: B

Lời giải: Sau khi đánh thắng quân Tần, hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc (trang 63/SGK).

Câu 7. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng

A. thế kỉ III TCN.

B. thế kỉ VII TCN.

C. thế kỉ X TCN.

D. thế kỉ V TCN.

Đáp án: A

Lời giải: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần, vào năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương.

Câu 8. Sau khi lên ngôi, An Dương Vương đã rời đô từ Phong Châu (Phú Thọ) về

A. Phú Xuân (Huế).

B. Hoa Lư (Ninh Bình). 

C. Vạn An (Nghệ An).

D. Phong Khê (Hà Nội).

Đáp án: D

Lời giải: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương dời kinh đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

Câu 9. Ai là người lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đánh thắng quân Tần xâm lược?

A. Thục Phán.

B. Hùng Vương.

C. Lạc hầu.

D. Lạc tướng.

Đáp án: A

Lời giải: Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành thắng lợi, đánh tan quân xâm lược nhà Tần.

Câu 10. Dưới thời Âu Lạc, người đứng đầu các chiềng, chạ được gọi 

A. Lạc hầu.

B. Lạc tướng.

C. Bồ chính.

D. Quan Lang.

Đáp án: C

Lời giải: Tổ chức nhà nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với tổ chức nhà nước Văn Lang. Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

Câu 11. Ai là người lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Tần xâm lược?

A. Thục Phán.

B. Hùng Vương.

C. Lạc hầu.

D. Lạc tướng.

Đáp án: A

Lời giải: Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành thắng lợi, đánh tan quân xâm lược nhà Tần.

Câu 12. Thời kì An Dương Vương gắn liền với sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?

A. Thánh Gióng.

B. Bánh chưng - bánh giầy.

C. Mị Châu - Trọng Thủy.

D. Âu Cơ - Lạc Long Quân.

Đáp án: C

Lời giải: Mị Châu là con gái của An Dương Vương. Thông qua sự tích Mị Châu – Trọng Thuỷ đã phần nào lí giải được nguyên nhân mất nước của An Dương Vương.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia?

A. Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố.

B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

C. Trang bị vũ khí đã có nhiều cải tiến.

D. Không đồng ý với đề nghị cầu hòa của Triệu Đà.

Đáp án: D

Lời giải:

- Để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia, An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa, xây dựng lực lượng quân đội mạnh vũ khí đã có nhiều cải tiến.

- Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Do mất cảnh giác, An Dương Vương đã bị Trọng Thủy lấy mất nỏ thần và thất bại trước cuộc xâm lược lần thứ hai của Triệu Đà => Đáp án D không phải là biện pháp của An Dương Vương để củng cố an ninh quốc phòng quốc gia.

Câu 14. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?

A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

B. Cả nước chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

C. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.

D. Quyền lực của vua được tăng cường hơn.

Đáp án: D

Lời giải: Bộ máy nhà nước thời Âu Lạc cơ bản giống với thời Văn Lang nhưng quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.

Câu 15. Bài học kinh nghiệm lớn nhất cần rút ra sau thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà xâm lược là gì?

A. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.

B. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.

C. Luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù. 

D. Phát huy tinh thần đoàn kết trong toàn dân.

Đáp án: C

Lời giải: Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất, Triệu Đà đã chủ động giảng hòa và kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất, Triệu Đà muốn dùng Trọng Thủy để làm nội gián, tìm hiểu bí mật quốc gia của Âu Lạc. Sự thiếu cảnh giác của An Dương Vương là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nước Âu Lạc sụp đổ => bài học kinh nghiệm: phải luôn đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 13: Nước Âu Lạc - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Nước Văn Lang

Lý thuyết Bài 13: Nước Âu Lạc

Lý thuyết Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương bắc và chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời bắc thuộc

Lý thuyết Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Lý thuyết Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Đánh giá

0

0 đánh giá