Bộ 10 đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa Lí 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.

B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

Câu 2. Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?

A. Bãi Sậy.

B. Ba Đình.

C. Ba Đình.

D. Hương Khê.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 4. Nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.

B. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

C. Pháp phế truất vua Hàm Nghi, tiêu diệt các nhân vật cốt cán của phái chủ chiến.

D. Phái chủ chiến xây dựng được lực lượng đông đảo, đủ sức đương đầu với Pháp.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) đã

A. Buộc Pháp từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam.

B. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp.

C. Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.

D. Làm thất bại kế hoạch bình định Việt Nam của Pháp.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Dâng vua những bản điều trần

Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu

Triều đình thủ cựu hay đâu

Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Đinh Gia Quế.

Câu 7. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?

A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.

B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.

Câu 8. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương dùng bạo lực đánh Pháp để giành lại độc lập là

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Tôn Thất Thuyết.

C. Phan Châu Trinh.

D. Phan Bội Châu.

Câu 9. Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.

B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

C. Tập trung khai thác than và kim loại.

D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.

Câu 10. Mâu thuẫn hàng đầu cần phải giải quyết trong xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa

A. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cai trị.

B. Nông dân với giai cấp địa chủ và tay sai của Pháp.

C. Công nhân với địa chủ người Việt và thực dân Pháp.

D. Các thế lực tay sai của Pháp với nhân dân lao động.

Câu 11. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 12. Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với Hoàng Sa - Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập những hải đội nào?

A. Hải đội Hoàng Sa và Trường Sa.

B. Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

C. Hải đội Tư Nghĩa và Bắc Hải.

D. Hải đội Trường Sa và Côn Lôn.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích những nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) thất bại.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Nam Đại Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 2. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?

A. Thái Lan và Đà Nẵng.

B. Bắc Bộ và Thái Lan.

C. Vân Phong và Thái Lan.

D.  Cam Ranh và Bắc Bộ.

Câu 3. Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.

B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Phi-lip-pin.

D. Xin-ga-po.

Câu 5. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?

A. Nội thủy.

B. Thềm lục địa.

C. Lãnh hải.

D. Các đảo.

Câu 6. Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?

A. Lãnh hải.

B. Tiếp giáp lãnh hải.

C. Nội thủy.

D. Thềm lục địa.

Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây của môi trường biển đảo khác với môi trường trong đất liền?

A. Môi trường biển không thể chia cắt.

B. Môi trường biển bị chia cắt.

C. Môi trường đảo không chịu tác động của con người.

D. Môi trường biển ít bị ô nhiễm hơn môi trường trong đất liền.

Câu 8. Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển?

A. 25.

B. 26.

C. 27.

D. 28.

Câu 9. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy.

B. Dầu mỏ.

C. Muối biển.

D. Sa khoáng.

Câu 10. Khoáng sản nào dưới đây ở ven biển Việt Nam là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệt, công nghiệp và xây dựng?

A. Dầu mỏ và khí tự nhiên.

B. Ti-tan, cát.

C. Muối.

D. Than bùn, than nâu.

Câu 11. Đặc điểm nào chính xác nhất về tài nguyên sinh vật ở nước ta?

A. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

B. Phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

C. Rất phong phú, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

D. Rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm.

Câu 12. Tài nguyên sinh vật nào dưới đây phân bố chủ yếu ở các đảo đá ven bờ đem lại giá trị kinh tế cao?

A. Rong biển.

B. Cua.

C. Hải sâm.

D. Chim yến.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo. Nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-A

3-D

4-B

5-B

6-B

7-B

8-D

9-A

10-A

11-A

12-B

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- B

2- B

3- B

4- B

5- D

6- C

7- A

8- D

9- B

10- B

11- A

12- D

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

* Đặc điểm môi trường biển đảo:

- Môi trường không thể chia cắt.

Ví dụ: Các sự cố làm ô nhiễm nước biển rất khó để xử lí, chỉ cần một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.

- Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.

Ví dụ: Ở các đảo nếu mất đi lớp phủ thực vật sẽ dẫn đến suy giảm tài nguyên đất, mất nguồn nước ngọt, từ đó mất đi môi trường sống.

* Biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo:

- Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.

- Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.

- Trồng và bảo vệ rừng ven biển, rừng ngập mặn.

- Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển đảo nói riêng.

- Đẩy mạnh các hoạt động thu gom rác, dọn rác, xử lí rác để làm sạch bờ biển.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai.

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Câu 1: Khối liên minh gồm những nước nào?

A. Nga, Đức, Nhật.          

B. Anh, Pháp, Nga.          

C. Đức, Áo, I-ta-li-a.        

D. Đức, Áo, Anh.

Câu 2: Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau.

B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau.

C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau.

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước.

Câu 3: Tại sao nói: “Cách mạng tháng 10 Nga còn mang tính chất của cách mạng giải phóng dân tộc?”

A. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn dân tộc.

B. Cách mạng đánh đuổi giặc ngoại xâm.

C. Cách mạng giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị.

D. Cách mạng giành độc lập cho giai cấp nông dân.

Câu 4: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam.

B. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng.

C. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam.

D. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX?

A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.                                             

B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

C. Học thuyết tiến hóa.                                                    

D. Tiên đề Ơ-clít.

Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ trong thế kỉ XVIII- XIX là

A. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội.

B. Cuộc đấu tranh giữa quan hệ sản xuất phong kiến và tư bản chủ nghĩa.

C. Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển.

D. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.

Câu 7: Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện

A. nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

B. nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng hoạt động sôi nổi.

C. trào lưu cải cách, duy tân ở nhiều địa phương trên cả nước.

D. các tổ chức chính trị bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Câu 8: Vào giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?

A. Cầu cứu sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

B. Thiết lập chế độ Mạc phủ với những chính sách mới.

C. Tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ.

D. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.

Câu 9: Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là

A. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Bắc Ấn Độ.

B. cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Trung Ấn Độ.

C. cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

D. cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Câu 10: Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là

A. Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc Đại).                

B. Đảng Dân chủ.

C. Quốc dân đảng.                                                           

D. Đảng Cộng hòa.

Câu 11: Mạng lưới sông Mê Công có hình dạng gì?

A. Nan quạt.                     

B. Lông chim.                   

C. Xương cá.                    

D. Vòng cung.

Câu 12: Hai chi lưu chính của sông Mê Công là gì?

A. Sông Đà, sông Lô.                                                      

B. Sông Đà, sông Cả.

C. Sông Tiền, Sông Hậu.                                                 

D. Sông Mã, sông Chu.

Câu 13: Ở nước ta, nơi nào có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu?

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.                              

B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.                                

D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 14: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm gì?

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.

C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D. Liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit?

A. Thường được dùng để trồng lúa.                                

B. Hình thành trực tiếp tại các vùng đồi núi thấp.

C. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.                                

D. Đất có màu đỏ vàng đặc trưng.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng về hồ, đầm nước ta?

A. Hồ tự nhiên hình thành do lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng.

B. Các hồ, đầm nước ta hoàn toàn do tự nhiên.

C. Nước ta có nhiều hồ nhân tạo.

D. Có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.

Câu 17: Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra với tốc độ

A. rất chậm.                      

B. chậm.                           

C. nhanh.                          

D. rất nhanh.

Câu 18: Biện pháp sử dụng đất hợp lí ở vùng đồng bằng là gì?

A. Làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá.

B. Phát triển nông lâm kết hợp.

C. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

D. Phát triển thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp.

Câu 19: Có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do

A. các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

B. các nguyên nhân tự nhiên là chủ yếu.

C. tác động của con người tới môi trường.

D. ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Câu 20: Đất phèn ở nước ta có đặc điểm gì?

A. Là loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

B. Là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

C. Là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển.

D. Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

Câu 21: Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 22: Hãy nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.

----- HẾT -----

ĐÁP ÁN

1.C

2.C

3.C

4.A

5.D

6.A

7.A

8.C

9.C

10.A

11.B

12.C

13.C

14.C

15.A

16.B

17.A

18.D

19.A

20.B

Câu 1 (NB):

Phe Liên minh gồm Đức, Italy, Áo – Hung (1882).

Chọn C.

Câu 2 (TH):

Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng.

Chọn C.

Câu 3 (VD):

Trước cách mạng tháng Hai, có 100 dân tộc nằm dưới sự thống trị của đế quốc Nga, với cách mạng tháng Hai, đế quốc Nga bị lật đổ, chính phủ lâm thời được giai cấp tư sản thành lập, nước Nga trở thành nước Cộng hòa. Đến cách mạng tháng Mười (1917) thắng lợi, đã lật đổ hoàn toàn chính phủ lâm thời, đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga. Chính quyền Xo viết đươc thành lập. Như vậy, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ lật đổ chế độ Nga hoàng mà còn giải phóng các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị. Chính vì thế, nó còn mang tính chất như một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Chọn C.

Câu 4 (VD):

-  Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bởi đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thoát khỏi ách thống trị của Nga hoàng.

-  Đầu thế kỉ XX, Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước khi các con đường theo hệ tư tưởng phong kiến, dân chủ tư sản đều không thành công. Yêu cầu lịch sử đặt ra là phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới.

=> Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một con đường mới - con đường cách mạng vô sản, giải quyết sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

Chọn A.

Câu 5 (TH):

Những thành tựu về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII-XIX: Thuyết tiến hóa (Đác-uyn), các nghiên cứu về di truyền (Men-đen), bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Men-đê-lê-ép), tìm ra năng lượng phóng xạ (Pi-e Quy-ri) ... => Tiên đề Ơ-clít không phải thành tựu về khoa học tự nhiên. => Chọn D.

Chọn D.

Câu 6 (TH):

Cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp thành công ở nhiều nước trên thế giới đã đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội, một hệ thống bao trùm thế giới. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà tư tưởng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất của nó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự nở rộ của các trào lưu tư tưởng tiến bộ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Chọn A.

Câu 7 (NB):

Một trong những biểu hiện về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản là đã xuất hiện nhiều công ty độc quyền và mở rộng xâm lược thuộc địa.

Chọn A.

Câu 8 (NB):

Vào giữa thế kỉ XIX, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện, chính quyền Nhật Bản đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ.

Chọn C.

Câu 9 (NB):

Cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất của nhân dân Ấn Độ chống ách thống trị thực dân nửa cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

Chọn C.

Câu 10 (NB):

Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi là Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc Đại).

Chọn A.

Câu 11 (NB):

Mạng lưới sông Mê Công có hình lông chim.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Hai chi lưu chính của sông Mê Công là sông Tiền, Sông Hậu.

Chọn C.

Câu 13 (NB):

Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là miền khí hậu phía Bắc vĩ tuyến 160B.

Chọn C.

Câu 14 (NB):

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô (nửa đầu mùa đông) hoặc lạnh ẩm (nửa cuối mùa đông).

Chọn C.

Câu 15 (NB):

Đất feralit có màu đỏ vàng đặc trưng, được hình thành ở vùng đồi núi thấp, có đặc tính chua, nghèo mùn và nhiều sét, thích hợp cho canh tác cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

Cây lúa thích hợp nhất để trồng trên đất phù sa, không phải trên đất feralit.

=> Nhận xét A không đúng

Chọn A.

Câu 16 (TH):

Do có lượng mưa lớn và nhiều vùng trũng có khả năng chứa nước nên Việt Nam có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Ngoài ra, nước ta còn có nhiều hồ nhân tạo (hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện, hồ điều hoà,...). Hồ, đầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.

Chọn B.

Câu 17 (TH):

Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra rất chậm trong một khoảng thời gian dài, nhưng có xu hướng tăng lên nhanh hơn trong những thập kỉ gần đây.

Chọn A.

Câu 18 (VD):

Biện pháp sử dụng hợp lí đất vùng đồng bằng là phát triển thủy lợi và đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp.Phát triển thủy lợi (các hệ thống kênh rạch, mương dẫn nước, hồ chứa) góp phần cung cấp đủ nước tưới, hạn chế tình trạng hạn hán; đồng thời điều tiết nước vào mùa lũ tránh ngập úng; ở vùng đất nhiễm phèn nhiễm mặn thủy lợi (nước ngọt) đóng vai trò quan trọng để thau chua rửa mặn cải tạo đất nông nghiệp.

-   Nguồn nước phong phú cũng là điều kiện thuận lợi cho tiến hành thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật cho năng suất cao…. Chọn D.

Câu 19 (VD):

Có nhiều khái niệm khác nhau về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có thể hiểu, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

Chọn A.

Câu 20 (VD):

Đất phèn ở nước ta là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày; đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

Chọn B.

Câu 21 (TH):

Gợi ý:

Em không đồng ý với ý kiến đó, vì

-  Mục đích các nước phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để xâm lược và mở rộng thị trường

-  Các chính sách cai trị, bóc lột và hành động xâm lược của các nước thực dân đã tạo nên các phong trào đấu tranh ở các nước.

Câu 22 (VD):

*Gợi ý:

Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:

-  Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức

-  Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

-  Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

-  Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

-  Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,…

-  Sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá