Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử và Địa Lí 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Phát minh nào dưới đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?

A. Máy hơi nước.

B. Động cơ đốt trong.

C. Pin Mặt Trời.   

D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 2. Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại

A. văn minh nông nghiệp.     

B. văn minh công nghiệp.

C. văn minh hậu công nghiệp.   

D. văn minh thông tin.

Câu 3. Bản Hiệp ước nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa?

A. Hiệp ước Tân Sửu.

B. Hiệp ước Nam Kinh.

C. Hiệp ước Hoàng Phố.  

D. Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 4. Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A. thành lập được nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

B. lật đổ sự thống trị của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

C. cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước châu Á.

D. đưa Trung Quốc phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?

A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.  

B. Cho phép mua bán ruộng đất.

C. Xây dựng đường xá, cầu cống.    

D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 6. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.

Câu 7. Trong những năm 1905 - 1911, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ thực hiện cuộc đấu tranh nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Xi-pay.

B. Phong trào bất bạo động.

C. Đấu tranh chống chia cắt xứ Ben-gan.

D. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

Câu 8. Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo.

B. “Ngu dân”, khuyến khích những tập quán lạc hậu.

C. Vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công.

D. Áp đặt và củng cố quyền cai trị gián tiếp ở Ấn Độ.

Câu 9. Cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Lào trong những năm 1901 - 1937 là

A. khởi nghĩa của Ong Kẹo.  

B. khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

C. khởi nghĩa của A-cha-xoa.

D. khởi nghĩa của Si-vô-tha.

Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không đúng về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

A. Diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.  

B. Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

C. Lật đổ ách cai trị của thực dân phương Tây.  

D. Diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 11. Bộ “Hoàng Việt luật lệ” được ban hành dưới thời Nguyễn còn được gọi là

A. Luật Gia Long.    

B. Quốc triều hình luật.

C. Hình thư.   

D. Luật Hồng Đức.

Câu 12. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo?

A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Nho giáo.

B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.

C. Độc tôn Nho giáo, hạn chế hoạt động của các tôn giáo khác.

D. Phát triển đồng thời Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

a) Hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn.

b) Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây của nhóm đất mùn núi cao?

A. giàu mùn, thường có màu đen hoặc nâu đen.  

B. tầng đất dày, ít chua, giàu mùn và có độ phì cao.

C. tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. 

D. độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây của nhóm đất Feralit?

A. giàu mùn, thường có màu đen hoặc nâu đen.  

B. tầng đất dày, ít chua, giàu mùn và có độ phì cao.

C. tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. 

D. độ phì cao, khả năng giữ nước tốt.

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây làm đất ở vùng đồng bằng bạc màu?

A. Quá trình rửa trôi và hoạt động canh tác không hợp lí.

B. Sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng thường xuyên.

D. Hiện tượng thời tiết cực đoan: mưa, lũ lụt ngập úng sâu.

Câu 4. Quá trình nào sau đây làm đất suy thoái, tầng đất mỏng, mất khả năng canh tác?

A. Quá trình xói mòn – rửa trôi.  

B. Quá trình đá ong hóa.

C. Quá trình tích tụ ô-xít sắt, ô - xít nhôm.  

D. Quá trình rửa trôi và canh tác không hợp lí.

Câu 5. Đất mùn núi cao được hình thành trong điều kiện nào?

A. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn quanh năm.

B. Lượng mưa lớn quanh năm.

C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm nhỏ lớn quanh năm.  

D. Nhiệt độ cao.

Câu 6. Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hóa đất ở nướ ta?

A. Xói mòn đất ở vùng đồi núi.

B. Hoang mạc hóa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng sông Cửu Long.

D. Nước biển dâng ở các tỉnh ven biển phía Nam.

Câu 7. Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là gì?

A. tương đối nhiều loài.  

B. khá nghèo nàn về loài.

C. nhiều loài, ít về gen. 

D. phong phú và đa dạng.

Câu 8. Loài động vật nào dưới đây có nguy cơ tuyệt chủng ở miền núi phía Bắc Việt Nam?

A. Hổ.

B. Tê giác.

C. Voi.

D. Voọc mũi hếch.

Câu 9. Tỉnh nào nước ta có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất?

A. Cà Mau.    

B. Bạc Liêu.   

C. Sóc Trăng. 

D. Trà Vinh.

Câu 10. Hệ sinh thái biển bao gồm:

A. rạn san hô, cỏ biển.   

B. rừng ngập mặn.

C. vũng, vịnh, bãi triều.  

D. đầm lầy than bùn.

Câu 11: Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế năm 2020, ở Việt Nam có bao nhiêu loài lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng?

A. 75 loài.      

B. 136 loài.     

C. 42 loài.       

D. 53 loài.

Câu 12. Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế năm 2020, ở Việt Nam có bao nhiêu loài thú tuyệt chủng?

A. 75 loài.      

B. 136 loài.     

C. 42 loài.       

D. 53 loài.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm, phân bố và phân tích giá trị sử dụng của đất feralit ở nước ta.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-A

4-C

5-D

6-B

7-C

8-D

9-A

10-C

11-A

12-C

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

♦ Yêu cầu a) Mô tả quá trình thực thi chủ quyền….

- Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua những hoạt động cụ thể, như:

+ Đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam.

+ Năm 1803, vua Gia Long cho tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này.

+ Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc thuỷ trình và cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Dưới thời vua Minh Mạng: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được nhà nước quan tâm thực hiện, nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa,...

+ Năm 1838, Quốc sử quán triều Nguyễn đã cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa: Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn đã góp phần tạo cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- A

2- B

3- A

4- B

5- C

6- D

7- D

8- D

9- A

10- A

11- D

12- A

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

- Đặc điểm: 

+ Nhóm đất Feralit chưa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.

+ Đất có tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.

- Phân bố: Phân bố chủ yếu trên địa hình thấp ở nước ta; chiếm 65% diện tích đất cả nước.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi: Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: trồng cay công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây lương thực (ngô, sắn) và trồng hoa.

+ Trong lâm nghiệp: Đất sử dụng để trồng rừng lấy gỗ, trồng các loại cây dược liệu

+ Trên các vùng đồi núi thấp, mô hình nông – lâm kết hợp => Phát triển sự đan xen của các loại cây nông nghiệp và rừng.

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá