Bộ 10 đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Hà Nội.

D. Thuận An.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Tấm gương trung liệt sáng ngời

Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng

Xé đồ băng bó vết thương

Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là gì?

A. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực,...

B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Gia-tô và giết giáo sĩ.

C. Nhiều nước phương Tây ráo riết chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam.

D. Phong trào đấu tranh chống Triều Nguyễn nổ ra rầm rộ.

Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.                     

B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.

C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.                       

D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 5. Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. Đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. Mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.

Câu 7. Một trong những sĩ phu yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ trương cứu nước bằng cải cách, canh tân là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.

C. Phan Đình Phùng.

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 8. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. Tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. Tư sản, công nhân và địa chủ.

C. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

D. Tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Câu 9. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành nước

A. Phong kiến nửa thuộc địa.

B. Tư bản chủ nghĩa lệ thuộc.

C. Phong kiến có tính chất dân chủ.

D. Thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 10. Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ

A. Mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

B. Nước Pháp là nơi hoạt động cứu nước duy nhất.

C. Phương pháp hoạt động cứu nước là cải cách.

D. Phải học tập nước Pháp làm cách mạng vô sản.

Câu 11. Cảng biển nào của Đại Việt đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng ở thời Lý - Trần?

A. Vân Đồn (Quảng Ninh).

B. Óc Eo (An Giang).

C. Phú Quốc (Kiên Giang).

D. Tân Châu (Bình Định).

Câu 12. Điều nào sau đây chứng minh cho việc cư dân Việt cổ đã sớm có những hoạt động khai phá, xác lập chủ quyền biển đảo?

A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.

B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.

C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.

D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vươngở Việt Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao?

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Câu 2. Ý nào sau đây đúng về đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam?

A. Tương đối nhiều loài.

B. Khá nghèo nàn về loài.

C. Nhiều loài, ít về gen.

D. Phong phú và đa dạng.

Câu 3. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tre nứa.

C. Hệ sinh thái nguyên sinh.

D. Hệ sinh thái ngập mặn.

Câu 4. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Cao nguyên.

B. Trung du.

C. Đồng bằng.

D. Miền núi.

Câu 5. Biển Đông có diện tích khoảng bao nhiêu km2 ?

A. 3,24 triệu km2.

B. 3,43 triệu km2.

C. 3,34 triệu km2.

D. 3,44 triệu km2.

Câu 6.  Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?

A. Nội thủy.

B. Thềm lục địa.

C. Lãnh hải.

D. Các đảo.

Câu 7. Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4.

B. Tháng 10 đến tháng 4.

C. Tháng 4 đến tháng 10.

D. Tháng 11 đến tháng 5.

Câu 8. Địa hình thềm lục địa ở miền Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Hẹp và sâu.

B. Bằng phẳng.

C. Rộng, nông.

D. Nông và hẹp.

Câu 9.  Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với quốc phòng an ninh nước ta?

A. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng.

B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.

C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.

Câu 10.  Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.

C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.

D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Câu 11.Bãi biển Mỹ Khê là địa điểm du lịch thuộc thành phố nào của Việt Nam?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Câu 12. Vai trò nào của biển đảo đóng góp đáng kể và GDP của nước ta?

A. Giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, du lịch.

B. Nơi ở của nhiều loài động thực vật.

C. Nơi cư trú của nhiều dân cư nước ta.

D. Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-A

4-D

5-A

6-D

7-B

8-C

9-D

10-A

11-A

12-B

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Đồng ý với nhận định

- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

+ Về thời gian: Đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian diễn ra lâu nhất (11 năm).

+ Về không gian - địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra cả bốn tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).

+ Về sự chuẩn bị và nghệ thuật, cách đánh: Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba, tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. Trong quá trình khởi nghĩa, nhiều lần nghĩa quân chủ động tổ chức các cuộc tập kích, tấn công tiêu diệt quân Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp,...

+ Về ý nghĩa, tác động: Làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp mới tiến hành được cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô cả nước.

B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1- A

2- D

3- A

4- C

5- C

6- D

7- B

8- B

9- A

10- B

11- D

12- A

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình 23 0C - 28 0C. Biên độ nhiệt độ tb năm ở biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.

- Chế dộ gió

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng Đông Bắc chiếm ưu thế.

+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng Đông Nam chiếm ưu thế.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.

- Lượng mưa nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.

- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,...

* Hải văn

- Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 32‰ - 33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.

- Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.

+ Vào mùa đông, dòng biển có hướng Đông Bắc - Tây Nam.

+ Vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là Tây Nam - Đông Bắc.

+ Dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.

- Chế độ triều dọc bờ biển Việt Nam rất đa dạng gồm nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Câu 1: Khối Hiệp ước gồm những nước nào?

A. Đức, Áo - Hung.                                                         

B. Anh, Pháp, Nga.

C. Đức, Pháp, Nga.                                                         

D. Áo - Hung, Nga, Anh.

Câu 2: Nhân tố nào không khiến các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

C. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản tháng Mười Nga.

D. Hai khối quân sự đối lập nhau được thành lập.

Câu 3: Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là ai?

A. Lô-mô-nô-xốp.             

B. Niu- tơn.                      

C. Đác-uyn.                      

D. Rơn-ghen.

Câu 4: Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình là của tác giả nào?

A. Lỗ Tấn (Trung Quốc).                                                

B. Lép Tôn-xtôi (Nga).

C. Mác-Tuên (Mỹ).                                                         

D. Vích-to Huy-gô (Pháp).

Câu 5: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.                        

B. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

C. Nhiều máy chế tạo công cụ kĩ thuật ra đời.                

D. Phát triển ngành nghề khai thác mỏ.

Câu 6: (ID: 650075) Năm 1807, nước Mỹ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

A. Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

B. Phát minh ra máy điện tín.

C. Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

D. Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Câu 7: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước

A. tư bản hiếu chiến        

B. tư bản công nghiệp.    

C. công nghiệp phát triển.

D. lớn nhất thế giới

Câu 8: Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là

A. gây chiến với các nước tư bản phương Tây.1

B. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu nguồn lợi nhuận khổng lồ.

C. tiến hành ngoại giao hòa bình, hợp tác với các nước láng giềng.

D. đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.

Câu 9: Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp.

B. Điều hành trực tiếp là phó vương và một hội đồng gồm 5 ủy viên.

C. Biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời vừa là Nữ hoàng Ấn Độ.

Câu 10: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do

A. tác động từ các cuộc phát kiến địa lí của người châu Âu.

B. chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.

C. những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu.

D. chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ của Nhật Bản.

Câu 11: Mạng lưới sông Mê Công có hình dạng gì?

A. Nan quạt.                     

B. Lông chim.                   

C. Xương cá.                    

D. Vòng cung.

Câu 12: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?

A. Tây Nguyên.                

B. Nam Bộ.                      

C. Bắc Bộ.                        

D. Cả nước.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh vật Việt Nam?

A. Chủ yếu là các loài cận nhiệt, ôn đới.                         

B. Đa dạng và phong phú.

C. Đa dạng các hệ sinh thái khác nhau.                           

D. Đang bị biến đổi và suy giảm nhanh chóng.

Câu 14: Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam không biểu hiện qua

A. thành phần loài.           

B. kiểu gen di truyền.       

C. kiểu hệ sinh thái.         

D. môi trường sống.

Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là thực trạng rừng ở nước ta hiện nay?

A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

C. Chất lượng rừng bị suy giảm.

D. Rừng trồng tăng nhanh chóng, chất lượng rừng tự nhiên tăng cao.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.

B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc.

C. Càng về phía Nam cường độ càng giảm.

D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc.

Câu 17: Khí hậu nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

A. Đa dạng.                                                                     

B. Thất thường.

C. Tương đối ổn định.                                                     

D. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 18: Đặc điểm chung của hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn là gì?

A. Chế độ nước chia làm hai mùa.                                  

B. Có hơn 50 phụ lưu.

C. Mùa lũ diễn ra vào tháng 2.                                        

D. Mạng lưới hình lông chim.

Câu 19: Lũ trên hệ thống sông Mê Công có đặc điểm gì?

A. Lên rất nhanh, đột ngột.                                             

B. Lên chậm, xuống chậm.

C. Khá nhanh trong mỗi tháng.                                       

D. Nước sông nhiều phù sa.

Câu 20: Ứng phó với biến đổi khí hậu không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.                                        

B. Thích ứng biến đổi khí hậu.

C. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 21: Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa?

Câu 22: Nêu ví dụ ảnh hưởng của một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

----- HẾT -----

ĐÁP ÁN

1.B

2.C

3.C

4.B

5.A

6.D

7.B

8.D

9.C

10.B

11.B

12.D

13.A

14.D

15.D

16.A

17.C

18.A

19.B

20.D

Câu 1 (NB):

Khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga ra đời năm 1907.

Chọn B.

Câu 2 (TH):

Các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị cho Chiến tranh thế giới thứ nhất do:

-   Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

-  Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau:

+ khối Liên minh gồm Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882;

+ khối Hiệp ước của ba nước Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

-   Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

Chú ý khi giải:

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười là hệ quả không mong muốn của các nước đế quốc khi tiến hành chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Chọn C.

Câu 3 (NB):

Người khám phá ra bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật là Đác-uyn.

Chọn C.

Câu 4 (NB):

Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình là của tác giả Lép Tôn-xtôi (Nga).

Chọn B.

Câu 5 (NB):

Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

Chọn A.

Câu 6 (NB):

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Chọn D.

Câu 7 (NB):

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

Chọn B.

Câu 8 (NB):

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng.

Chọn D.

Câu 9 (TH):

Ý không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đó là biến Ấn Độ thành một tỉnh của Anh.

Chọn C.

Câu 10 (TH):

Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX có những chuyển biến sâu sắc là do chính sách xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây.

Chọn B.

Câu 11 (NB):

Mạng lưới sông Mê Công có hình lông chim.

Chọn B.

Câu 12 (NB):

Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho cả nước.

Chọn D.

Câu 13 (NB):

Sinh vật Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc nhiệt đới và một phần cận nhiệt và ôn đới (ở miền Bắc). Nhận xét sinh vật nước ta chủ yếu là loài cận nhiệt, ôn đới là không đúng.

Chọn A.

Câu 14 (NB):

Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam biểu hiện qua thành phần loài, kiểu gen và kiểu hệ sinh thái; không biểu hiện qua môi trường sống.

Chọn D.

Câu 15 (NB):

Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:

-  Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

-  Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

-  Chất lượng rừng bị suy giảm.

Chọn D.

Câu 16 (NB):

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau, xen kẽ là những đợt gió Đông Nam. Do đó, nhận xét gió mùa Đông Bắc thổi liên tục trong suốt mùa đông là không đúng.

Chọn A.

Câu 17 (TH):

Khí hậu nước ta có đặc điểm:

-  Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

-  Đa dạng và thất thường.

-> C không đúng.

Chọn C.

Câu 18 (TH):

Đặc điểm chung của hệ thống sông Hồng, sông Thu Bồn là chế độ nước chia làm hai mùa.

Chọn A.

Câu 19 (TH):

Nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia) nên vào mùa lũ nước lên và xuống chậm.

Chọn B.

Câu 20 (TH):

Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu:

-  Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

-  Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi, để ứng phó với tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu, do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những mặt có lợi.

Chọn D.

Câu 21 (TH):

-  Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì:

+ Lực lượng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đều là các nước đế quốc (tập hợp trong hai khối quân sự là Liên minh và Hiệp ước).

+ Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. Bên cạnh đó, các nước đế quốc còn muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, thị trường và thuộc địa cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Vécxai và Oasinhtơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

Câu 22 (VD):

* Gợi ý: Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

-   Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100 ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38 ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.

Đánh giá

0

0 đánh giá