Bộ 10 đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 sách Kết nối tri thức năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 - MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC

STT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

1

Phong trào nông dân Tây Sơn

2

 

2

   

1/2

 

1/2

2

Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

1

 

1

         

3

Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mĩ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

2

 

2

         

4

Phong trào Công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1

 

1

         

Tổng số câu hỏi

6

0

6

0

0

1/2

0

1/2

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Phân môn Địa lí

1

Khí hậu Việt Nam

3

 

3

         

2

Thủy văn Việt Nam 

2

 

3

   

1/2

 

1/2

3

Vai trò của tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước đối với đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta  

1

             

Tổng số câu hỏi

6

0

6

0

0

1/2

0

1/2

Tỉ lệ

15%

15%

10%

10%

Tỉ lệ chung

30%

30%

20%

20%

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dưới đây?

“Vua nào đại phá quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?”

A. Quang Trung. B. Gia Long. C. Minh Mệnh. D. Duy Tân.

Câu 2. Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng, đồng thời gấp rút xây dựng phòng tuyến chống giặc ở

A. sông Như Nguyệt. B. Tam Điệp - Biện Sơn.

C. sông Bạch Đằng. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 3. Quân Xiêm dựa vào duyên cớ vào để tiến quân xâm lược Đại Việt vào năm 1784?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

B. Quân Tây Sơn quấy nhiễu, xâm phạm lãnh thổ của Xiêm.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm để chống lại quân Tây Sơn.

D. Chính quyền chúa Nguyễn lấn chiếm lãnh thổ của Xiêm.

Câu 4. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào? 

A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.

D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 5. Đầu thế kỉ XVI, tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?

A. Thiên Chúa giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Nho giáo.

Câu 6. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.

B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.

C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.

D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.

Câu 7. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ. B. Moóc-gân. C. Pho. D. Clin-tơn.

Câu 8. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”. D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.

Câu 9. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của

A. tầng lớp tư bản ngân hàng. B. tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. các công trường thủ công. D. các công ty độc quyền.

Câu 10. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Câu 11. Trên lĩnh vực chính trị - quân sự, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

A. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.

B. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.

C. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.

D. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 12. Việc công bố văn kiện Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự ra đời của

A. chủ nghĩa xã hội không tưởng. B. trào lưu Triết học Ánh sáng.

C. chủ nghĩa xã hội khoa học. D. chủ nghĩa duy vật biện chứng.

II. Tự luận (2,0 điểm)

a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

b) Đánh giá vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong phong tào Tây Sơn và lịch sử dân tộc.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.

B. Nhiệt độ không khí cao, trên 80%.

C. Nhiệt độ trung bình năm lớn, số giờ nắng đạt 1400-3000 giờ/năm, cán cân bức xạ luôn dương.

D. Lượng mưa trung bình năm dao động 1500-2000 mm/năm.

Câu 2. Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho những khu vực nào ở nước ta?

A. Vùng biển Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc.

D. Cả nước.

Câu 3. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn cho những khu vực nào ở nước ta?

A. Vùng biển Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc.

D. Cả nước.

Câu 4. Ở miền khí hậu phía Bắc vào mùa hạ, khí hậu có đặc điểm gì?

A. lạnh và khô. B. lạnh và ẩm ướt.

C. nóng, ẩm và mưa nhiều. D. khô, nóng.

Câu 5. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta không  biểu hiện qua đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính chất nhiệt đới. B. Phân hóa theo độ cao.

C. Tính chất ẩm. D. Tính chất gió mùa.

Câu 6. Tại sao vào mùa đông miền Bắc nước ta có 2-3 tháng lạnh và nhiệt độ trung bình tháng dưới 18 ℃?

A. Ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. B. Ảnh hưởng gió mùa Tây Nam.

C. Ảnh hưởng gió Tây khô nóng. D. Ảnh hưởng dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 7. Mạng lưới sông có dạng nan quạt khi mưa lớn sẽ xảy ra hiện tượng gì?

A. Nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt. B. Lũ lên rất nhanh và đột ngột.

C. Nước tập trung chậm, không gây ngập úng. D. Lũ lên nhanh và rút nhanh

Câu 8. Tại sao hệ thống sông Mê Công vào mùa lũ nước lên và xuống chậm?

A. Do địa hình dốc, nhiều sông.

B. Mạng lưới sông có dạng nan quạt.

C. Mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết và được điều tiết bởi hồ Tôn lê Sáp.

D. Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng chưa đảm bảo vào mùa mưa. 

Câu 9. Mùa cạn sông Hồng diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 1 đến tháng 8. B. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. D. Từ tháng 6 đến tháng 10.

Câu 10. Mùa cạn sông Thu Bồn diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 1 đến tháng 8. B. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. D. Từ tháng 6 đến tháng 10.

Câu 11. Mùa cạn sông Mê Công diễn ra trong ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 1 đến tháng 8. B. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

C. Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. D. Từ tháng 6 đến tháng 10.

Câu 12. Thị xã Sa Pa (Lào Cai) có thế mạnh gì về phát triển kinh tế?

A. Du lịch tham quan nghỉ dưỡng. B. Du lịch biển.

C. Phát triển thủy điện. D. Nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản. 

II. Tự luận (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A - PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- A

2- B

3- C

4- D

5- A

6- A

7- C

8- A

9- D

10- B

11- C 

12- C

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

♦ Yêu cầu a) Ý nghĩa lịch sử

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.

♦ Yêu cầu b) 

- Vai trò của Quang Trung - Nguyễn Huệ:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông.

B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1- C

2- B

3- D

4- C

5- B

6- A

7- A

8- C

9- B

10- A

11- C

12- A

               

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Đặc điểm chung sông ngòi nước ta: 

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài trên 10km.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Trung bình mùa lũ chiếm 70-80% lưu lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m3/ năm) và  hàm lượng phù sa lớn ( khoảng 200 triệu tấn/năm).

Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá