Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 sách Cánh diều năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều có đáp án năm 2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
(Đề 1)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Bài 1 (6,0 điểm). Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:
Câu hỏi 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với các quốc gia nào?
A. Lào và Cam-pu-chia.
B. Trung Quốc và Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc và Lào.
D. Lào và Thái Lan.
Câu hỏi 2. Đặc điểm của khu vực trung du Bắc Bộ là địa hình
A. núi với đỉnh nhọn, sườn thoải.
B. núi với đỉnh tròn, sườn thoải.
C. đồi với đỉnh nhọn, sườn thoải.
D. đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
Câu hỏi 3. Phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.
B. Không đồng đều giữa các tỉnh, các khu vực.
C. Mật độ dân số ở mức rất cao.
D. Khu vực miền núi có mật độ dân số cao hơn khu vực trung du.
Câu hỏi 4. Hát Then là loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của những dân tộc nào?
A. Tày, Nùng, Lô Lô.
B. Tày, Mông, Nùng.
C. Tày, Nùng, Thái.
D. Tày, Thái, Dao.
Câu hỏi 5. Hiện nay, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
A. Mồng Năm tháng Năm âm lịch.
B. Mồng Hai tháng Chín âm lịch.
C. Mồng Mười tháng Ba âm lịch.
D. Rằm tháng Tám âm lịch.
Câu hỏi 6. Dân tộc chủ yếu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là
A. dân tộc Kinh.
B. dân tộc Mông.
C. dân tộc Thái.
D. dân tộc Chăm.
Câu hỏi 7. Làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường có
A. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.
B. lũy tre, cổng làng, cây đa, giếng nước,…
C. nhà cao tầng, các trung tâm thương mại lớn.
D. nhà tường trình được đắp bằng đất.
Câu hỏi 8. Một trong những lễ hội truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ là
A. lễ hội chùa Thầy.
B. lễ hội Gầu Tào.
C. lễ hội cồng chiêng.
D. lễ hội Đền Hùng.
Câu hỏi 9. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bắt đầu xây dựng vào thời nào?
A. Thời Lý.
B. Thời Trần.
C. Thời Lê.
D. Thời Nguyễn.
Câu hỏi 10. Công trình nào ở khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chọn là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội?
A. Cổng Văn Miếu.
B. Khuê Văn Các.
C. Nhà bia Tiến sĩ.
D. Khu Đại Thành.
Câu hỏi 11. Sự kiện nào dưới đây gắn với lịch sử Thăng Long - Hà Nội?
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
B. Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
C. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (1945).
D. Vua Bảo Đại tuyên bố Thoái vị (1945).
Câu hỏi 12. Một trong những làng nghề thủ công truyền thống của cư dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ là
A. làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).
B. làng tranh dân gian Sình (Huế).
C. làng muối An Hòa (Nghệ An).
D. làng bún Phương Giai (Hà Tĩnh).
Bài 2 (1,0 điểm). Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) cho những thông tin dưới đây về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
STT |
Nội dung |
Đúng (Đ) |
Sai (S) |
1 |
a) Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. |
|
|
2 |
b) Lý Thánh Tông đổi tên Đại La thành Thăng Long. |
|
|
3 |
c) Ý nghĩa của tên gọi Thăng Long thời Lý là “rồng bay lên” |
|
|
4 |
d) Năm 2010, Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. |
|
|
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Bài 1 (2,0 điểm): Phân tích đặc điểm, ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất (theo mẫu sau):
Yếu tố tự nhiên |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
Địa hình |
? |
? |
Khí hậu |
? |
? |
Sông ngòi |
? |
? |
Bài 2 (1,0 điểm): Đề xuất 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Bài 1 (6,0 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1-C |
2-B |
3-B |
4-C |
5-C |
6-A |
7-B |
8-A |
9-A |
10-B |
11-C |
12-A |
Bài 2 (1,0 điểm). Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
- Những câu đúng là: 1, 3, 4
- Câu sai là: 2
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Yếu tố tự nhiên |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng |
Địa hình |
- Tương đối bằng phẳng; địa hình có dạng hình tam giác và vẫn tiếp tục mở rộng về phía biển. |
- Thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân. |
Khí hậu |
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 23°C; lượng mưa trung bình năm từ 1600 mm đến 1800 mm. - Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. |
- Mùa hạ mưa nhiều, nước sông dâng cao, gây ngập lụt. - Mùa đông lạnh giá, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người. |
Sông ngòi |
- Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn. |
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thuỷ. |
Câu 2 (1,0 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm.
HS trình bày theo sự hiểu biết của bản thân, GV linh hoạt khi chấm điểm
Gợi ý:
- Những việc nên làm:
+ Khai thác hợp lí, bảo vệ môi trường;
+ Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ nguồn nước sông Hồng.
+ Bảo vệ hệ thống đê sông Hồng.
- Những việc không nên làm
+ Xả nước thải chưa qua xử lí ra sông.
+ Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
+ Phá hoại hệ thống đê sông Hồng.
Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Đang cập nhật ...