Bộ 10 đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2025

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên Tiểu học dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án năm 2025

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?

A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá

B. Làm bằng khung sắt, tôn.

C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói.

D. Nhà được làm bằng nhựa.

Câu 2. Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?

A. Ba Na.

B. Ê Đê.

C. Cơ Ho.

D. Mnông.

Câu 3. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn các tỉnh nào?

A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

B. Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

C. Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông.

D. Lâm Đồng, Kon Tum.

Câu 4. Một hoạt động không thể thiếu trong các lễ hội ở Tây Nguyên?

A. Thi nấu cơm.

B. Đánh cồng chiêng.

C. Kéo co.

D. Múa Xoè.

Câu 5. Đối với các dân tộc Tây Nguyên, Cồng chiêng có vai trò rất quan trọng. Loại nhạc cụ này

A. được sử dụng để thúc giục người dân lao động.

B. được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, vui chơi, giải trí, đón tiếp khách.

C. chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tổ chức vào mùa đông.

D. chỉ được sử dụng bởi các già làng, trong các dịp tiếp đón khách quý.

Câu 6. Các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ là

A. Khơ-me, Hoa, Chăm, Xơ Đăng,...

B. Kinh, Thái, Mường, Chăm,

C. Dao, Mông, Tày, Hoa,...

D. Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,...

Câu 7. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu ở

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Tháp Mười.

C. đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tứ giác Long Xuyên.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng Nam Bộ?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Nguồn nguyên liệu dồi dào.

C. Khí hậu nắng nóng quanh năm.

D. Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.

Câu 9. Nhà ở truyền thống của nhân dân vùng sông nước Nam Bộ phổ biến là kiểu nhà nào?

A. Nhà lợp bằng lá.

B. Nhà Rông

C. Nhà lợp ngói.

D. Nhà sàn, nhà nổi.

Câu 10. Một trong những câu nói nổi tiếng của anh hùng Nguyễn Trung Trực là

A. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.

B. “Nếu bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước đã”.

C. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo gì”.

D. “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương phương Bắc”.

Câu 11. Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu từ năm nào?

A. Năm 1945.

B. Năm 1954.

C. Năm 1975.

D. Năm 1976.

Câu 12. Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở những xã nào hiện nay?

A. Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức.

B. Nhuận Đức và An Phú.

C. An Phú và An Nhơn Tây.

D. Nhuận Đức và Phước Hiệp.

Câu 13. Địa đạo Củ Chi rất khó bị địch phát hiện vì

A. được xây dựng kiên cố và bảo vệ chặt chẽ.

B. được nguỵ trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.

C. thường xuyên được thay đổi địa điểm.

D. có cấu tạo phức tạp, kiên cố.

Câu 14. Ý nào không đúng về tác dụng của hệ thống Địa đạo Củ Chi?

A. Nơi cất giấu tài liệu, vũ khí, lương thực.

B. Để tránh các cuộc càn quét của quân địch và làm nơi trú ẩn cho quân ta.

C. Nơi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí sinh học.

D. Nơi nghỉ ngơi, cứu thương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về địa hình và khí hậu của vùng Nam Bộ.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu những biểu hiện chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh là trung kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục kinh tế, chính trị, quan trọng của đất nước.

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

A

A

A

B

B

D

A

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

C

D

A

D

A

B

C

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình:

+ Vùng Nam Bộ chủ yếu có địa hình đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng.

+ Độ cao chủ yếu của vùng Nam Bộ là khoảng 50 m so với mực nước biển.

- Khí hậu: Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu 2 (1,0 điểm):

- Về kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước. Nơi đây tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng và trung tâm tài chính lớn,…

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của đất nước với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu,...

+ Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng và các khu vui chơi giải trí lớn,....

 

Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá