Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Lịch sử 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2023 - 2024
Môn: Lịch Sử lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.
Câu 2: Trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách
A. thải hồi những binh sĩ già yếu, lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào quân ngũ.
B. xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
C. bổ nhiệm vương hầu, quý tộc nhà Hồ nắm giữ vị trí chỉ huy trong quân đội.
D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: Cổ Loa (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Chấn chỉnh Phật giáo.
B. Đề cao Nho giáo thực dụng.
C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Câu 5: Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc
A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.
B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.
C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.
Câu 6: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
B. 24 lộ, phủ, châu.
C. 12 lộ, phủ, châu.
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, quân đội được chia làm 2 loại là:
A. cấm binh và ngoại binh.
B. quân chính quy và dân quân du kích.
C. hương binh và ngoại binh.
D. quân chủ lực và dân quân du kích.
Câu 8: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân được gọi là
A. quân điền.
B. lộc điền.
C. phúc điền.
D. thọ điền.
Câu 9: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm
A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 10: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là
A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…).
D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.
Câu 11: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để
A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
D. ca ngợi công lao của các vị vua.
Câu 12: Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí
A. Bắc thành.
B. Gia Định thành.
C. 4 doanh và 7 trấn.
D. phủ Thừa Thiên.
Câu 12: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?
A. Nội các.
B. Đô sát viện.
C. Cơ mật viện.
D. Thái y viện.
Câu 13: Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:
A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.
B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.
C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.
D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?
A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.
C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.
D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Đọc những nhận định sau và thực hiện yêu cầu:
Yêu cầu:
a) Xác định tính đúng/ sai của những nhận định trên.
b) Sửa lại những nhận định sai.
Câu 2 (1,0 điểm): Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
II. Tự luận (3,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
♦ Yêu cầu a) xác định được tính đúng/ sai - được 0,25 điểm/ nhận định
- Những nhận định đúng là: a), b), g)
- Những nhận định sai là: c), d), e)
♦ Yêu cầu b) Sửa lại các nhận định sai - được 0,5 điểm/ nhận định
- Nhận định c) => sửa: Dưới thời Minh Mạng, phép Hồi tị được thực hiện chặt chẽ. Trong đó có quy định: người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quan, quê mẹ, quê vợ,…
- Nhận định d) => sửa: Sau cải cách hành chính thời Minh Mạng, cả nước Việt Nam được chia thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
- Nhận định e) => sửa: Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng lần lượt xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành cùng chức Tổng trấn.
Lưu ý: HS có thể linh hoạt trong việc diễn đạt/ sửa lại, nhưng cần đảm bảo tính chính xác của thông tin. GV linh hoạt trong quá trình chấm
Câu 2 (1,0 điểm):
- Một số điểm nổi bật trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ:
+ Cuộc cải cách táo bạo, tiến bộ.
+ Tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực (mang tính toàn diện).
+ Nội dung cải cách hướng đến lợi ích của số đông.
+ Một số chính sách cải cách còn hạn chế, chưa triệt để, ví dụ như: phát hành tiền giấy; chính sách hạn nô,…
Lưu ý:
- HS có thể linh hoạt trong việc diễn đạt, trình bày quan điểm cá nhân, tuy nhiên cần đảm bảo tính chính xác của thông tin. GV linh hoạt trong quá trình chấm.
- HS phân tích được từ 2 ý trở lên có thể cho điểm tối đa.
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Đang cập nhật ...