Bộ 10 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Lịch sử 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

(HÌNH THỨC: 100% TRẮC NGHIỆM)

STT

Nội dung kiến thức

Mức độ đánh giá

NB

TH

VD

VDC

1

Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

1

3

2

2

2

Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay

1

2

1

2

3

Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á

4

3

2

1

4

Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

6

4

3

3

Tổng số câu hỏi

12

12

8

8

Tỉ lệ %

40%

40%

20%

20%

 

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1: Các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền và rthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tự nhiên.

B. Xóa bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C. Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

D. Duy trì, bảo vệ và củng cố nền cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế.

Câu 2: Vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đời sống kinh tế - xã hội của các nước Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ có sự chuyển biến to lớn, do tác động của

A. cách mạng 4.0.

B. cách mạng nhung.

C. cách mạng công nghiệp.

D. cách mạng công nghệ.

Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm

A. tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.

B. giúp đỡ kinh tế và khai hóa văn minh cho các nước chậm phát triển.

C. di dân sang các nước chậm phát triển, giải quyết khủng hoảng dân số.

D. thúc đẩy sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc.

Câu 4: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.

B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.

C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.

D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.

B. Tạo cơ sở cho bước chuyển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.

C. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.

D. Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt,…

Câu 6: . Bức tranh biếm họa “Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ” cho anh/ chị biết điều gì?

Bộ 10 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

A. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền kinh tế.

B. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ chỉ có khả năng lũng đoạn nền chính trị.

C. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ không có vai trò gì trong đời sống kinh tế.

D. Các tổ chức độc quyền ở Mỹ câu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.

Câu 7: Phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước tư bản đã cho thấy chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Gia tăng tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.

C. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.

D. Thiếu  kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

Câu 8: Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920).       

B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862).

D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789)

Câu 9: Trước năm 1945, quốc gia duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là

A. Liên Xô.  

B. Trung Quốc.

C. Việt Nam.  

D. Cu-ba.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.

B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

D. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.

Câu 11: Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu đã đánh dấu

A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.

B. chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống thế giới.

C. chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.

D. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu.

Câu 12: Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba từ năm 1991 đã chứng minh

A. sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.

B. chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.

C. chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển và mở rộng về không gian địa lí.

D. chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên phạm vi thế giới.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa cuộc cải cách -mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) và công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986)?

A. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

D. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm; thực hiện đa nguyên, đa đảng.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự sụp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Cảnh giác trước âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.

B. Coi trọng việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ.

C. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Thực hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước và thế giới.

Câu 15: Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan?

A. Mi-an-ma.  

B. Phi-líp-pin. 

C. In-đô-nê-xi-a.    

D. Cam-pu-chia.

Câu 16: Những lực lượng xã hội nào mới xuất hiện ở các nước Đông Nam Á do tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

A. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

B. Nho sĩ phong kiến, tư sản dân tộc, trí thức mới.

C. Tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân.

D. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, trí thức nho học.

Câu 17: Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của

A. vua Ra-ma I và Ra-ma II. 

B. vua Ra-ma II và Ra-ma III.

C. vua Ra-ma III và Ra-ma IV.  

D. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.

Câu 18: Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của

A. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô. 

B. Hoàng thân Si-vô-tha.

C. Đa-ga-hô.  

D. A-cha-xoa.

Câu 19: Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này

A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.

C. là địa điểm bắt đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.

Câu 20: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Câu 21: Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

A. Phong trào theo khuynh hướng tư sản thay thế phong trào theo ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào theo ý thức hệ phong kiến thay thế phong trào theo khuynh hướng tư sản.

C. Tồn tại song song hai khuynh hướng tư sản và vô sản trong phong trào yêu nước.

D. Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 22: Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến.

B. Phong trào đấu tranh diễn ra theo khuynh hướng tư sản.

C. Thắng lợi hoàn toàn, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp.

D. Diễn ra quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Câu 23: Chính sách cai trị nào của thực dân phương Tây được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á?

A. “Đồng hóa văn hóa”.   

B. “Cưỡng ép trồng trọt”.                  

C. “Chia để trị”.  

D. “Ngu dân”.

Câu 24: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?

A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. 

B. Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.

C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.  

D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.

Câu 25: Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?

A. Đông Bắc Á.  

B. Đông Nam Á.   

C. Tây Nam Á.   

D. Nam Á.

Câu 26: Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.   

B. Lê Hoàn.

C. Ngô Quyền.

D. Lý Công Uẩn.

Câu 27: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự chống Tống ở đâu?

A. Sông Bạch Đằng.  

B. Sông Như Nguyệt.

C. Sông Mã.   

D. Sông Hồng.

Câu 28: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã

A. lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.

B. duy trì chính sách cai trị của nhà Hán.

C. lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Cổ Loa.  

D. xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. 

Câu 29: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”?

A. Lê Chân.  

B. Bùi Thị Xuân.   

C. Triệu Thị Trinh.

D. Nguyễn Thị Định.

Câu 30: Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước

A. Vạn An.

B. Đại Nam.   

C. Đại Việt.   

D. Vạn Xuân.

Câu 31: Do có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là

A. một cường quốc thương mại đường biển, có vai trò chi phối kinh tế thế giới.

B. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc trong khu vực và thế giới.

C. “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.

D. một đế quốc hùng mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.

Câu 32: Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với

A. sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.

B. chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước.

C. chiều hướng phát triển kinh tế của đất nước.

D. tình hình văn hóa - xã hội của quốc gia.

Câu 33: Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ cho người Việt (vào năm 905)?

A. Nhà Đường không bố trí quân đồn trú tại thành Đại La.

B. Nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát tình hình An Nam.

C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.

D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.

Câu 34: Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì

A. thiếu tướng tài, tinh thần chiến đấu của quân sĩ sa sút.

B. nghĩa quân ánh mãi không thắng nên chấp nhận cầu hoà.

C. quân sĩ khiếp sợ trước sức mạnh của giặc, tinh thần sa sút.

D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

Câu 35: Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Trần kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Nguyên xâm lược (1288)?

A. Tiên phát chế nhân.     

B. Đánh thành diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 36: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) là gì?

A. Chống lại ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Lương.

B. Bùng nổ ở Hoan Châu, sau đó tiến về giải phóng Tống Bình.

C. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong một thời gian.

D. Thắng lợi, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Câu 37: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn là một trong những

A. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Minh ở Đại Việt.

B. trận thủy chiến lớn trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

C. trận đánh lớn, thể hiện rõ nghệ thuật “công thành, diệt viện” của nhân dân Việt Nam.

D. chiến thắng quan trọng, làm lung lay ách thống trị của nhà Mãn Thanh ở Đại Việt.

Câu 38: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?

A. Tiến công giặc một cách thần tốc, bất ngờ.

B. Tập trung vào việc xây dựng thành lũy kiên cố.

C. Bồi dưỡng sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc.

D. Chủ động tấn công để chặn trước thế mạnh của giặc.

Câu 39: Từ sự thất bại của Nhà nước Âu Lạc trước quân xâm lược, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân; cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù.

B. Cầu viện sự giúp đỡ, viện trợ của các lược lượng bên ngoài khi có chiến tranh.

C. Xây dựng nhiều thành lũy kiên cố; nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí hiện đại.

D. Luôn hòa hoãn, nhân nhượng với các nước để giữ môi trường hòa bình, ổn định.

Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Luôn nhân nhượng kẻ thù xâm lược để giữ môi trường hòa bình.

B. Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

C. Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.

D. Phát động khẩu hiệu đấu tranh phù hợp để tập hợp lực lượng.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-A

5-C

6-D

7-A

8-D

9-A

10-D

11-C

12-A

13-D

14-C

15-C

16-C

17-D

18-A

19-C

20-A

21-A

22-A

23-C

24-B

25-B

26-B

27-B

28-D

29-C

30-D

31-B

32-A

33-B

34-D

35-D

36-C

37-B

38-C

39-A

40-A

 

Đề thi học kì 1 Lịch sử 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá