Bộ 10 đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 2 môn Vật lí lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 2 Vật lí 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 2 Vật Lí 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Câu 1. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

A. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.       

B. Hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.

C. Hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau

D. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 2. Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:

A. A = qE

B. A = qEd

C. A = qd

D. A = Fd

Câu 3. Chọn phát biểu sai?

A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.

B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.

Câu 4. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của các điện tích.

B. Dấu của các điện tích.

C. Bản chất của điện môi.

D. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 5. Tìm phát biểu sai

A. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường WM = q.VM.

B. Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

C. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường không phụ thuộc điện tích q.

D. Thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường tại điểm đó.

Câu 6. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không tăng lên 2 lần, đồng thời tăng độ lớn mỗi điện tích lên 2 lần thì lực điện giữa chúng:

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. không thay đổi.

Câu 7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

C. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

D. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

Câu 8. Khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu giữ nguyên lực tác dụng lên điện tích và quãng đường dịch chuyển tăng 3 lần thì công của lực điện trường

A. tăng 2 lần.                 

B. tăng 3 lần.                 

C. không đổi.                 

D. giảm 3 lần.

Câu 9. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.                

B. 30 m.               

C. 300 m.             

D. 3000 m.

Câu 10. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

A. 25.10-3 J. 

B. 5.10-3 J. 

C. 2,5.10-3 J. 

D. 5.10-4 J. 

Câu 11. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.

B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.

C. hút nhau một lực bằng 20 N.

D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.

Câu 12. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C.

B. 4,2.10-4 C.

C. 4,2.10-5 C .

D. 4,2.10-6 C.

Câu 13. Cho điện tích q1 = 5μC dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu một điện tích q2 = 10μC dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó là

A. 200 mJ.           

B. 20 mJ.             

C. 500 mJ.                     

D. 100 mJ.

Câu 14. Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Câu 15. Biểu thức nào sau đây là sai?

A. UMN = VM - VN.

B. U = E.d.

C. A = qEd.

D. UMN = AMN.q.

Câu 16. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa về điện đặt cách nhau 15 cm trong không khí. Giả sử có 2.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 0,04 N.

B. 0,4.10-2 N.

C. 4.10-3 N.

D. 4 N.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.

B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.

D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Câu 18. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu

A. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.

B. hiệu điện thế UMN càng lớn.

C. đường đi từ M đến N càng dài.

D. đường đi từ M đến N càng ngắn.

Câu 19. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. V.          

B. V.m.                

C. V/m.                

D. N

Câu 20. Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng ra xa nó.

B. hướng về phía nó.     

C. phụ thuộc độ lớn của nó.     

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 21. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:

A. 3,2.10-18 J.

B. -3,2.10-18 J.

C. 1,6.1020 J.

D. -1,6.1020 J.

Câu 22. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương

A. trùng với đường nối của AB.

B. trùng với đường trung trực của AB.

C. tạo với đường nối AB góc 450.

D. vuông góc với đường trung trực của AB.

Câu 23. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là

A. 15 V.                       

B. 7,5 V.                       

C. 20 V.                       

D. 40 V.

Câu 24. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là

A. 5000 V/m.                

B. 1250 V/m.                 

C. 2500 V/m.                 

D. 1000 V/m.

Câu 25. Tụ điện là

A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.

B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.

D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.

Câu 26. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

Câu 27. Đơn vị điện dung là:

A. N.

B. C.

C. F.

D. V.

Câu 28. Cho 2 điện tích điểm q1 = 5.10-9 C; q2 =  5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. bằng 0.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

C. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 29. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 16 lần thì phải tăng điện tích của tụ

A. tăng 16 lần.               

B. tăng 4 lần.                 

C. tăng 2 lần.                 

D. không đổi.

Câu 30. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng 10-5 C. Điện dung của tụ là

A. 2 μF.               

B. 2 mF.              

C. 2 F.                           

D. 2 nF.

---------------------------------HẾT-------------------------------------

ĐÁP ÁN

(Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!)

Câu 1. Đáp án đúng là A.

Câu 2. Đáp án đúng là B.

Câu 3. Đáp án đúng là D.

Câu 4. Đáp án đúng là B.

Câu 5. Đáp án đúng là C.

Câu 6. Đáp án đúng là D.

Câu 7. Đáp án đúng là A.

Câu 8. Đáp án đúng là B.

Câu 9. Đáp án đúng là C.

Câu 10. Đáp án đúng là C.

Câu 11. Đáp án đúng là C.

Câu 12. Đáp án đúng là C

Câu 13. Đáp án đúng là D.

Câu 14. Đáp án đúng là B

Câu 15. Đáp án đúng là D

Câu 16. Đáp án đúng là A.

Câu 17. Đáp án đúng là D.

Câu 18. Đáp án đúng là A.

Câu 19. Đáp án đúng là C.

Câu 20. Đáp án đúng là B.

Câu 21. Đáp án đúng là B.

Câu 22. Đáp án đúng là B.

Câu 23. Đáp án đúng là A

Câu 24. Đáp án đúng là B.

Câu 25. Đáp án đúng là C.

Câu 26. Đáp án đúng là C

Câu 27. Đáp án đúng là C.

Câu 28. Đáp án đúng là A.

Câu 29. Đáp án đúng là B.

Câu 30. Đáp án đúng là A.

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá