Bộ 10 đề thi học kì 1 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Vật lí 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Vật Lí 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Đề thi học kì 1 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Vật Lí lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Câu 1. Chọn phương án đúng nhất. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào

A. gốc thời gian.

B. trục tọa độ.

C. biên độ dao động.

D. gốc thời gian và trục tọa độ.

Câu 2. Một vật dao động điều hòa với biên độ A thì cơ năng của vật

A. bằng 0,5 lần thế năng của vật ở li độ \(x =  \pm \frac{A}{2}\).

B. bằng 2 lần thế năng của vật ở li độ \(x =  \pm \frac{A}{2}\).

C. bằng \(\frac{4}{3}\) lần thế năng của vật ở li độ \(x =  \pm A\frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

D. bằng \(\frac{3}{4}\) lần thế năng của vật ở li độ \(x =  \pm A\frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Câu 3. Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

A. Trong dao động điều hòa li độ và vận tốc luôn trái dấu.

B. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.

C. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.

D. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.

Câu 4. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước ta quan sát được một hệ vân giao thoa. Khi dịch chuyển một trong hai nguồn một đoạn ngắn nhất 5 cm thì vị trí điểm O trên đoạn thẳng nối 2 nguồn đang có biên độ cực đại chuyển thành biên độ cực tiểu. Bước sóng là

A. 8 cm.

B. 9 cm.

C. 10 cm.

D. 11 cm.

Câu 5. Hai nguồn phát sóng S1, S2 trên mặt chất lỏng dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số 50 Hz và cùng pha ban đầu, coi biên độ sóng không đổi. Trên đoạn thẳng S1S2, ta thấy hai điểm cách nhau 9 cm dao động với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị \[1,5{\rm{ }}m/s < v < 2,25{\rm{ }}m/s\]. Tốc độ truyền sóng là

A. 1,5 m/s.

B. 1,6 m/s.

C. 1,7 m/s.

D. 1,8 m/s.

Câu 16. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là

A. 10 cm.

B. 5 cm.

C. 2,5 cm.

D. 1,125 cm.

Câu 7. Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 5 cm, tốc độ của nó bằng

A. 27,21 cm.

B. 30,22 cm.

C. 55,13 cm.

D. 62,05 cm.

Câu 8. Hai nguồn phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ, đặt cách nhau 2,5λ. Số vân giao thoa cực đại và cực tiểu trên AB lần lượt là

A. 2 và 3.

B. 4 và 3.

C. 5 và 4.

D. 6 và 5.

Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn AB cách nhau 16 cm dao động ngược pha với bước sóng lan truyền 2 cm. Hai điểm M, N trên đoạn AB sao cho MA = 2 cm; NA = 12,5 cm. Số điểm dao động cực tiểu trên đoạn thẳng MN là

A. 11 điểm.

B. 17 điểm.

C. 13 điểm.

D. 15 điểm.

Câu 10. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với biên độ dao động.

B. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động.

C. Cơ năng của con lắc được bảo toàn nếu bỏ qua mọi ma sát.

D. Động năng của con lắc biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 11. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn với một lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc này có tần số dao động riêng là

A. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \).

B. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \).

C. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \).

D. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \).

Câu 12. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

A. 10 g.

B. 20 g.

C. 35 g.

D. 50 g.

Câu 13. Bản chất của sóng dừng là hiện tượng

A. giao thoa sóng.

B. sợi dây bị tách làm đôi.

C. sợi dây đang dao động thì dừng lại.

D. nhiễu xạ sóng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sóng dừng?

A. Các điểm nằm trên một bụng thì dao động cùng pha.

B. Trong sóng dừng có sự truyền pha từ điểm này sang điểm khác.

C. Điểm bụng là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ cùng pha.

D. Điểm nút là điểm mà sóng tới và sóng phản xạ ngược pha.

Câu 15. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng \[0,2{\rm{ }}kg\] dao động điều hòa. Tại thời điểm t, vận tốc, gia tốc của viên bi lần lượt là \[20{\rm{ }}cm/s\] và \[2\sqrt 3 \;m/{s^2}\]. Biên độ dao động của viên bi là

A. 2 cm.

B. 4 cm.

C. 5 cm.

D. 7 cm.

Câu 16. Một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định và rung với hai bó sóng thì bước sóng của dao động là

A. 0,5 m.

B. 1,0 m.

C. 1,2 m.

D. 1,5 m.

Câu 17. Một con lắc lò xo gồm vật nặng 0,2 kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 20 N/m. Kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả nhẹ cho nó dao động, tốc độ trung bình trong 1 chu kỳ là \[\frac{{160}}{\pi }{\rm{ }}cm/s\]. Cơ năng dao dao động của con lắc là

A. 0,025 J.

B. 0,064 J.

C. 0,072 J.

D. 0,095 J.

Câu 18. Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

C. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

D. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

Câu 19. Một dây đàn dài 0,6 m hai đầu cố định dao động với một bụng độc nhất (ở giữa dây). Nếu dây dao động với ba bụng thì bước sóng có giá trị là

A. 0,2 m.

B. 0,4 m.

C. 0,6 m.

D. 0,8 m.

Câu 20. Ứng dụng quan trọng nhất của con lắc đơn là

A. xác định chiều dài con lắc.

B. xác định gia tốc trong trường.

C. xác định khối lượng của một vật.

D. xác định tần số dao động.

Câu 21. Một con lắc đơn gồm quả cầu có khối lượng 400 (g) và sợi dây treo không dãn có trọng lượng không đáng kể, chiều dài 0,1 (m) được treo thẳng đứng ở điểm A. Biết con lắc đơn dao động điều hoà, tại vị trí có li độ góc 0,075 (rad) thì có vận tốc \(0,075\sqrt 3 \) (m/s). Cho gia tốc trọng trường 10 (m/s2). Cơ năng của dao động là

A. 3,5 mJ.

B. 4,5 mJ.

C. 5,7 mJ.

D. 9,1 mJ.

Câu 22. Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ không đổi trong quá trình dao động.

Câu 23. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Li độ và gia tốc.

B. Li độ và cơ năng.

C. Biên độ và cơ năng.

D. Vận tốc và gia tốc.

Câu 24. Hạ âm có tần số

A. nhỏ hơn 16 Hz.

B. lớn hơn 20 000 Hz.

C. nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

D. lớn hơn 16 Hz.

Câu 25. Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi – ô đã dùng một ống bằng gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là

A. 31,708 m/s.

B. 3170,8 m/s.

C. 3,1708 m/s.

D. 0,3708 m/s.

Câu 26. Một âm có cường độ \(10W/{m^2}\) sẽ gây ra nhức tai. Giả sử một nguồn âm kích thước nhỏ S đặt cách tại một khoảng d = 1m. Công suất P của nguồn bằng

A. \(\pi ({\rm{W}})\).

B. \(20\pi ({\rm{W}})\).

C. \(40\pi ({\rm{W}})\).

D. \(80\pi ({\rm{W}})\).

Câu 27. Một âm sóng âm có chu kì 100 ms. Sóng âm này

A. là siêu âm

B. là hạ âm

C. là âm nghe được

D. truyền được trong chân không.

Câu 28. Một vật đang dao động cơ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ

A. tiếp tục dao động với tần số nhỏ hơn tần số riêng.

B. tiếp tục dao động với tần số bằng tần số riêng.

C. tiếp tục dao động với tần số lớn hơn tần số riêng.

D. đột ngột dừng lại.

Câu 29. Một hành khách dùng dây cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng của ba lô 16 (kg), hệ số cứng của dây cao su 900 (N/m), chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 (m), ở chỗ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Hỏi tàu chạy với tốc độ bao nhiêu thì ba lô dao động mạnh nhất?

A. 10 m/s.

B. 15 m/s.

C. 27 m/s.

D. 32 m/s.

Câu 30. Sóng cơ học là

A. dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

B. sự lan truyền vật chất theo thời gian.

C. sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.

D. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.

HẾT

ĐÁP ÁN

(Để xem lời giải chi tiết mời bạn đọc ấn mua tài liệu!) 

Câu 1. Đáp án đúng là D

Câu 2. Đáp án đúng là C

Câu 3. Đáp án đúng là B

Câu 4. Đáp án đúng là C

Câu 5. Đáp án đúng là D

Câu 6. Đáp án đúng là B

Câu 7. Đáp án đúng là A

Câu 8. Đáp án đúng là C

Câu 9. Đáp án đúng là A

Câu 10. Đáp án đúng là A

Câu 11. Đáp án đúng là B

Câu 12. Đáp án đúng là D

Câu 13. Đáp án đúng là A

Câu 14. Đáp án đúng là B

Câu 15. Đáp án đúng là B

Câu 16. Đáp án đúng là B

Câu 17. Đáp án đúng là B

Câu 18. Đáp án đúng là A

Câu 19. Đáp án đúng là B

Câu 20. Đáp án đúng là B

Câu 21. Đáp án đúng là B

Câu 22. Đáp án đúng là D

Câu 23. Đáp án đúng là C

Câu 24. Đáp án đúng là A

Câu 25. Đáp án đúng là B

Câu 26. Đáp án đúng là C

Câu 27. Đáp án đúng là B

Câu 28. Đáp án đúng là B

Câu 29. Đáp án đúng là B

Câu 30. Đáp án đúng là A

Đề thi học kì 1 Vật lí 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá