Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12

Tải xuống 11 1.4 K 19

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12, tài liệu bao gồm 11 trang. Đề thi được tổng hợp từ các tài liệu ôn thi hay nhất  giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

                                    Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12

Câu 1: Choṇ phát biểu đúng khi nói vềsóng vô tuyến? 

  1. Bước sóng càng dài thìnăng lươṇ g sóng càng lớn. 
  2. Sóng dài bi ̣nước hấp thu ̣rất maṇ h. 
  3. Sóng ngắn có năng lươṇ g nhỏ hơn sóng trung. 
  4. Ban đêm sóng trung truyền xa hơn ban ngày. 

Đáp án: D. 

Câu 2: Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai: 

  1. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là tần số và biên độ.
  2.  Độ cao là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là tần số và năng  lượng âm. 
  3. Độ to là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào các đặc tính vật lý là mức cường độ âm  và tần số âm. 
  4. Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm không có tần số xác định. Đáp án: B. Độ cao là một đặc tính sinh lý của âm chỉ phụ thuộc vào đặc tính vật lý là tần số âm. 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của

  1. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ. 
  2. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không  đổi. 
  3. hai dao động cùng chiều, cùng pha. 
  4. hai sóng chuyển động ngược chiều nhau. 

Đáp án: B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng kết hợp, đó là 2 sóng  xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. 

Câu 4: Âm do một chiếc đàn bầu phát ra 

  1. nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn. 
  2. có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng. 
  3. nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn. 
  4. có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm. 

Đáp án: D. Độ cao phụ thuộc tần số của âm. 

Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thì dao động của âm. 

Câu 5: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do chúng. 

  1. khác nhau về tần số và biên độ của các họa âm. 
  2. khác nhau về đồ thị dao động âm. 
  3. khác nhau về tần số. 
  4. khác nhau về chu kỳ của sóng âm. 

Đáp án: B. Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động âm.

Tài liệu KYS Nuôi dưỡng những ước mơ

TÀI LIỆU DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KYS 

Câu 6: Sóng dọc 

  1. chỉ truyền được trong chất rắn. 
  2. là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất trong môi trường luôn hướng theo  phương thẳng đứng. 
  3. không truyền được trong chất rắn.‘. 
  4. Truyền được trong chất rắn, lỏng, khí. 

Đáp án: D. sóng dọc truyền được trong chất rắn, lỏng và khí ( môi trường vật chất). trừ môi trường  chân không. 

Câu 7: Chọn phát biểu sai về sóng âm: 

  1. Sóng âm trong không khí là sóng dọc cơ học. 
  2. Thiết bị tạo ra âm sắc trong các nhạc cụ là hộp cộng hưởng. 
  3. Độ cao của âm là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm. 
  4. Đồ thị âm do đàn Ghi ta phát ra có dạng đường sin. 

Đáp án: D. Đồ thị âm do đàn Ghi ta phát ra có dạng là đường khó xác định được dạng đồ thị. 

Câu 8: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây là đúng?.

A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới. 

B. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới. 

C. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 

D. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 

Đáp án: D. Tần số của sóng phản xạ luôn bằng tần số của sóng tới. 

Vì vật cản cố định nên sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ. Còn nếu vật cản tự do thì sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ. 

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với nhạc âm?. 

  1. Tần số luôn thay đổi theo thời gian. 
  2. Đồ thị dao động âm luôn là hình sin. 
  3. Biên độ dao động âm không đổi theo thời gian. 
  4. Đồ thị dao động âm là những đường tuần hoàn có tần số xác định. 

Đáp án: D. Nhạc âm có đồ thị dao động âm là những đường tuần hoàn có tần số xác định. 

Câu 10: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?. 

  1. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. 
  2. Sóng âm trong không khí là sóng ngang. 
  3. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm  trong nước. 
  4. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. 

Đáp án: B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

 ĐĂNG KÍ THÀNH VIÊN Nhận toàn bộ tài liệu ôn thi THPT 2018 mới nhất

Câu 11: Sóng dọc truyền được trong các môi trường 

A. rắn, lỏng và chân không.

B. khí, rắn và chân không. 

C. rắn, lỏng và khí.

D. rắn và trên bề mặt chất lỏng.

Đáp án: C. Sóng dọc có bản chất là sóng cơ nên chỉ truyền được trong môi trường rắn, lỏng và khí. 

Câu 12: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng  phương trình u = Acos(ωt). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước  dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

A. một số lẻ lần nửa bước sóng. 

B. một số lẻ lần bước sóng. 

C. một số nguyên lần nửa bước sóng. 

D. một số nguyên lần bước sóng. 

Đáp án: D. Do 2 nguồn cùng pha nên tại điểm cực đại thì d1 – d2 = kλ, k là số nguyên nên D. đúng. 

Câu 13: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?. 

  1. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. 
  2. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. 
  3. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm  trong nước. 
  4. Sóng âm trong không khí là sóng ngang. 

Đáp án: D. Sóng âm trong không khí là sóng dọc. 

Câu 14: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

A. tần số của sóng không thay đổi.

B. chu kì của nó tăng. 

C. bước sóng của nó giảm.

D. bước sóng của nó không thay đổi. 

Đáp án: A. Khi truyền sóng từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số luôn không đổi nên  chu kì sóng cũng không đổi còn bước sóng thay đổi, tăng hay giảm còn tùy thuộc chiết suất của môi  trường đối với sóng đó. 

Câu 15: Đối với sóng âm, hiệu ứng Đốp-ple là hiện tượng 

  1. giao thoa của hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
  2. sóng dừng xảy ra trong một ống hình trụ khi sóng tới gặp sóng phản xạ. 
  3. tần số sóng của máy thu được khác tần số nguồn phát sóng khi có sự chuyển động tương đối  giữa nguồn sóng và máy thu. 
  4. cộng hưởng xảy ra trongg hộp cộng hưởng của một nhạc cụ. 

Đáp án: C. Hiệu ứng Đốp-ple là hiện tượng tần số sóng mà máy thu được khác tấn số nguồn sóng khi  có sự chuyển động tương đối giữa nguồn sóng và máy thu. 

Câu 16: Tại một điểm, đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích  đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. cường độ âm.

B. độ cao của âm. 

C. độ to của âm.

D. mức cường độ âm.

Tài liệu KYS Nuôi dưỡng những ước mơ

TÀI LIỆU DÀNH RIÊNG CHO THÀNH VIÊN KYS 

Đáp án: A. Đại lượng vật lí đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại  điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là cường độ âm. 

Câu 17: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai? 

  1. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng  mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau. 
  2. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền  sóng gọi là sóng dọc. 
  3. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương  truyền sóng gọi là sóng ngang. 
  4. Tại một điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của  phần tử môi trường. 

Đáp án: A. Theo định nghĩa: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một  phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha nhau. Vậy A. cho ngược pha nên sai. Các  nhận xét khác đều đúng. 

Câu 18: Tại điểm A. có một nguồn âm phát ra âm thanh có tần số xác định, tại điểm B. có một nguồn  quan sát đứng yên. Nếu nguồn âm chuyển động thẳng đều từ A. về B. thì người này nghe được âm  thanh với tần số 

  1. lớn hơn tần số âm do nguồn phát ra. 
  2. bằng tần số âm do nguồn phát ra. 
  3. càng tăng khi khoảng cách từ người quan sát đến nguồn âm càng giảm. 
  4. nhỏ hơn tần số âm do nguồn phát ra. 
Xem thêm
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Bộ Đề 60 Câu Lý Thuyết Sóng Cơ Và Sóng Âm Môn Vật Lý Lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống