Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16 (Chân trời sáng tạo): Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Tải xuống 6 2.9 K 10

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Mở đầu

Mở đầu trang 81 SGK KHTN lớp 6: Sau đợt lũ tràn về, nguồn nước sinh hoạt của nhiều nhà đã bị nhiễm bẩn. Vậy làm thế nào để có nguồn nước sạch sử dụng an toàn?

Lời giải:

Dùng phèn chua để làm trong nước, đồng thời lọc các bụi bận trong nước cuối cùng khử trùng nước

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 81 SGK KHTN lớp 6: Ở các vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số tạp chất. Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?

Lời giải:

Để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước, người ta phải sử dụng các hệ thống lọc nước hoặc các máy lọc để loại bỏ phèn và các tạp chất khỏi nước trước khi sử dụng.

Hình thành kiến thức mới 2 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?

Lời giải:

Dựa vào tính chất tan hoặc không tan trong chất lỏng, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao của các chất để tách ra khỏi hỗn hợp

Hình thành kiến thức mới 3 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp

Lời giải:

Hỗn hợp A: là hỗn hợp đồng nhất, muối là chất tan trong nước, không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao

Hỗn hợp B: cát là chất không tan trong nước

Hỗn hợp C: là hỗn hợp không đồng nhất, dầu ăn không tan trong nước

Hình thành kiến thức mới 4 trang 82 SGK KHTN lớp 6: Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích V vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1

 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Hình thành kiến thức mới 5 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Bột sulfur không tan trong nước vì khi lọc tách riêng được bột sunfua khỏi nước

Hình thành kiến thức mới 6 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng

Lời giải:

Dùng phương pháp lọc để tách sulfur ra khỏi nước 

Các dụng cụ cần: Đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc

Hình thành kiến thức mới 7 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước

Lời giải:

Dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ra khỏi nước bởi vì muối là chất rắn tan trong nước và nó không bị hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao. Còn phương pháp lọc chỉ áp dụng để tách chất rắn không tan trong nước ra khỏi hỗn hợp. 

Hình thành kiến thức mới 8 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp

Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Lời giải:

Tính chất của hỗn hợp dầu và nước là: hỗn hợp không đồng nhất, dầu không tan trong nước và tách lớp, nổi lên trên bề mặt nước.

Hình thành kiến thức mới 9 trang 83 SGK KHTN lớp 6: Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước

Lời giải:

Dùng phương pháp chiết để tách dầu ăn ra khỏi nước vì dầu ăn không tan trong nước

Dụng cụ cần sử dụng: giá thí nghiệm, phễu chiết có khóa, bình tam giác

Luyện tập

Luyện tập trang 83 SGK KHTN lớp 6: Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó

Lời giải:

Các phương pháp tách chất khỏi hỗn hợp : lọc, cô cạn và chiết

- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan ( không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

Vận dụng

Vận dụng trang 83 SGK KHTN lớp 6: Trong một lần sơ ý, một bạn học sinh đã trộn lẫn chai dầu hỏa và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hỏa lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hỏa ra khỏi nước

Lời giải:

Hỗn hợp dầu hỏa và nước là hỗn hợp không đồng nhất, dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Để tách hỗn hợp này, ta dùng phương pháp chiết. 

Bài tập

Bài 1 trang 84 SGK KHTN lớp 6: Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.

a) Đường và nước.

b) Bột mì và nước.

Lời giải:

a, Phương pháp cô cạn

b, Phương pháp lọc

Bài 2 trang 84 SGK KHTN lớp 6: Kể một vài ứng dụng của phương pháp lọc và phương pháp cô cạn trong thực tế.

Lời giải:

- Ứng dụng của phương pháp lọc: máy lọc nước, máy pha cà phê,…

- Ứng dụng phương pháp cô cạn: làm muối biển, làm mứt, …

Bài 3 trang 84 SGK KHTN lớp 6: Em có biết để làm sạch nước bể bơi, ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp nào khác mà không sử dụng hoá chất?

Lời giải:

Ngoài biện pháp dùng hóa chất người ta còn dùng biện pháp lọc các chất bẩn khỏi nước.

Bài 4 trang 84 SGK KHTN lớp 6Có một hỗn hợp gồm muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Em sử dụng dược cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa chúng?

Lời giải:

Hòa tan hỗn hợp muối ăn và cát vào nước, muối ăn tan trong nước tạo dung dịch muối,cát không tan trong nước ta lọc cát ra khỏi dung dịch được dung dịch nước muối, đem cô cạn nước muối thu được muối.

Sử dụng cách trên dựa vào sự khác nhau giữa tính chất của cát và muối:

+ Cát: không tan trong nước.

+ Muối: tan trong nước, không bị hóa hơi ở nhiệt độ cao.

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp - Chân trời sáng tạo

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống