26 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 22 có đáp án 2023: Việt Nam - đất nước, con người

Tải xuống 5 1.2 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 22: Bài tập Việt Nam - đất nước, con người chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa lí 8. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 22 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 26 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 22 có đáp án: Bài tập Việt Nam - đất nước, con người:

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 22 có đáp án: Bài tập Việt Nam - đất nước, con người (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 8 
BÀI 22: BÀI TẬP VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 

Câu 1: Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của tổ chức quốc tế:

A. EU

B. OPEC

C. ASEAN

D. NAFTA

Lời giải:

Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt tiếng anh là ASEAN).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí, chúng ta cần:

A. Đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa.

B. Khảo sát thực tế, tham quan.

C. Sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch.

D. Học thật tốt các môn khác.

Lời giải:

Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí, ngoài đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa. Chúng ta cần khảo sát thực tế, tham quan, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch,… làm cho bài học địa lí trở nên thiết thực hơn, hấp dẫn hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nước ta đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ các ngành then chốt:

A. Dầu khí, than, điện, thép, xi măng, giấy, đường.

B. Dầu mỏ, điện, sắt, vật liệu xây dựng, đường, sữa.

C. Dầu khí, sắt, điện, thép, xi măng, giấy, đường.

D. Dầu khí, than, điện, sắt, vật liệu xây dựng, giấy, đường.

Lời giải:

Nước ta đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ các ngành then chốt, đó là dầu khí, than, điện, thép, xi măng, giấy và đường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?

A. Châu Á - Ấn Độ Dương.

B. Châu Á - Thái Bình Dương.

C. Châu Á - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

D. Á – Âu, Thái Bình Dương

Lời giải:

Việt Nam thuộc châu Á và tiếp giáp với biển Thái Bình Dương ở phía Đông.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Việt Nam không chung đường biên giới trên đất liền với nước:

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Thái Lan.

Lời giải:

Việt Nam có chung đường biên giới với 3 nước là: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Cam-pu-chia ở phía Tây. Nước ta không có chung biên giới với Thái Lan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Dựa vào bảng cho biết:  

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 22 có đáp án: Bài tập Việt Nam - đất nước, con người (ảnh 1)

Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp,

C. Dịch vụ.

D. Tất cả các ngành.

Lời giải:

Ngành nông nghiệp giảm 14,44%; ngành công nghiệp tăng 13,94%; ngành dịch vụ tăng 0,5%.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm:

A. Vùng đất, vùng biển, các đảo

B. Các đảo, vùng trời, vùng đất

C. Vùng biển, các đảo, vùng trời

D. Vùng đất, vùng biển, vùng trời

Lời giải:

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng cân đối, hợp lí hơn không theo hướng:

A. Kinh tế thị trường.

B. Định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Tiến dần tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Đời sống được cải thiện, đói nghèo tăng lên.

Lời giải:

Cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng cân đối, hợp lí hơn theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến dần đến mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỉ lệ nghèo đói giảm nhanh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Đâu không phải mục tiêu tổng quát trong chiến lược năm 2001-2010 của nước ta là:

A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

B. Trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

C. Phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.

D. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.

Lời giải:

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược năm 2001-2010 của nước ta là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.

=> C Phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm:

A. 1985

B. 1986

C. 1987

D. 1988

Lời giải:

Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm 1986.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là:

A. thúc đẩy sự chuyển dịch giữa dân tỉ lệ thành thị và nông thôn.

B. đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lí.

C. tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế.

D. xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lời giải:

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối ASEAN là do:

A. Đường lối Đổi mới của Việt Nam.

B. Xu hướng chuyển đổi từ đối đầu sang đối thoại của khu vực.

C. Vị trí địa lí.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Lời giải:

Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối ASEAN là do đường lối Đổi mới của Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Tại sao từ khi đổi mới đến nay, hoạt động nội thương đã phát triển rất nhanh?

A. sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào.

B. thay đổi cơ chế quản lí.

C. nhu cầu của người dân tăng cao.

D. hàng hóa phong phú, đa dạng.

Lời giải:

Sự thay đổi cơ chế quản lí mà cụ thể là chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, tác động đến mạnh hoạt động giao thương ở trong nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:

   A. Phần đất liền

   B. Các đảo và vùng biển

   C. Vùng trời

   D. Cả 3 ý A,B,C.

Đáp án: D. Cả 3 ý A,B,C.

Giải thích: Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn ven lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. (trang 78 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 15: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:

   A. Châu Á và Ấn Độ Dương.

   B. Châu Á và Thái Bình Dương.

   C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.

   D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.

Đáp án: B. Châu Á và Thái Bình Dương.

Giải thích: Việt Nam nằm phía Đông Nam châu Á và phía đông thông qua biển Đông ra Thái Bình Dương.

Câu 16: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào

   A. 1967      B. 1984

   C. 1995      D. 1997

Đáp án: C. 1995

Câu 17: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm:

   A. rất thấp

   B. thấp

   C. cao

   D. rất cao

Đáp án: A. rất thấp

Giải thích: Chiến tranh xuân lược và chế dộ thực dân kéo dài đã tàn phát đất nước, hủy hoại môi trường, để lại những hậu quả nặng nề trên đất nước ta. Nên khi xây dựng lại đất nước, nhân dân ta phải đi lên từ xuất phát điểm rất thấp, nhiều khi phải xây dựng lại từ đầu. (trang 78 SGK Địa lí lớp 8).

Câu 18: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?

   A. 1945      B. 1975

   C. 1986      D. 1995

Đáp án: C.1986

Câu 19: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

   A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.

   B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.

   C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.

   D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.

Đáp án: C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.

Câu 20: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê

   A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.

   B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

   C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.

   D. Tất cả ý trên.

Đáp án: D. Tất cả ý trên.

Câu 21: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:

   A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

   C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

   D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Câu 22: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:

   A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

   B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.

   C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …

   D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Câu 23: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì:

   A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.

   B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập.

   C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập

   D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…

Đáp án: D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…

Câu 24: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:

A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.

B. Khảo sát thực tế.

C. Tham quan, du lịch.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Trong cơ cấu GDP của nước ta (bảng 22.1) năm 1990 và năm 2000, ngành có tỉ trọng tăng dần là:

A. Nông nghiệp, công nghiệp.

B. Công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, dịch vụ

D. Tất cả đều sai.

Câu 26: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?

A. Trung Quốc.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Thái Lan

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống