Trong bài thơ “Ánh trăng”, em hãy giải thích nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
● Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.
● Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.
● Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.
Trình bày ý hiểu của em về “cái giật mình” ở khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Ý nghĩa “cái giật mình”).
Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ trong bài thơ “Ánh trăng”.
Bài thơ "Ánh trăng" mang bóng dáng câu chuyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ?
Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ánh trăng” có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
Trong bài thơ “Ánh trăng”, vì sao 2 dòng thơ cuối tác giả dùng “ánh trăng” mà không phải “vầng trăng”?