TOP 10 mẫu Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người 2024 hay, ngắn gọn

Tải xuống 2 3.5 K 3

Tài liệu tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người môn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người 

Bài giảng: Chuyện cổ tích về loài người - Kết nối tri thức

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 1

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 2

Bài thơ kể về nguồn gốc loài người với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Trẻ con là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em. Các sự vật, hiện tượng và con người (mẹ, bà, cha,…) xuất hiện để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 3

Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người hay, ngắn nhất (5 mẫu) | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 4

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên Trái Đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 5

Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ ca ngợi về những gì tươi đẹp nhất trên trái đất này. Trong đó có trẻ thơ. Trẻ thơ đại diện cho những gì tinh anh và tươi đẹp nhất. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn dành những thứ tươi đẹp nhất cho các em. Để các em phát triển tốt nhất. Trẻ em chính là đại diện cho tương lai mai sau của loài người.

Chỉ khi những mầm non thật sự tốt tươi thì rừng cây mới thật sự vững chãi. Với những nội dung trên, chúng ta còn thấy được khát khao mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là mong muốn trẻ thơ luôn được sống và phát triển với những điều tốt đẹp nhất.

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 6

Trong tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người, nhà thơ đã hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:

Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.

Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ.

Trẻ em cần có thêm hiểu biết. Bố đã xuất hiện và là người giúp trẻ em biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn. Nhờ sự dạy dỗ của bố mà trẻ em trở nên trưởng thành hơn. Bố còn là người dạy cho trẻ biết khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống: đâu là mặt bể, đâu là con đường, núi như thế nào và trái đất ra sao…

Khi đã có nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em. Tóm lại, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một cách lí giải thú vị về nguồn gốc của con người. Những hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ hóm hỉnh và ngôn ngữ hồn nhiên đã góp phần làm nên thành công của bài thơ.

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người hay, ngắn gọn (ảnh 1)

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 7

Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay. Cùng với đó là sự tiến bộ và văn minh của loài người. Một vấn đề tưởng chừng như phức tạp và khó khăn nhưng qua tài năng của Xuân Quỳnh đã trở thành một bài học dễ hiểu. Đó cũng chính là lý do bài thơ này được nhiều thế hệ yêu thích. Bên cạnh đó một thông điệp sâu sắc được chuyển tải thông qua bài thơ này chính là hay chăm sóc và yêu thương trẻ em. Để em bé có được một tuổi thơ tốt đẹp và hạnh phúc nhất.

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 8

Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị.

Đầu tiên là sự ra đời của loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.

Người mẹ ra đời đem đến cho trẻ em nhiều tình yêu thương, sự chăm sóc. Trẻ con cần có bàn tay dịu dàng chăm sóc, lời hát ru ngọt ngào của người mẹ. Bởi vậy mà mẹ xuất hiện để đem đến tình yêu thương bao la. Những câu thơ được mở đầu bằng chữ “từ” nhằm khẳng định nguồn gốc ra đời của lời ru. Thế mới thấy được tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

Chúng ta thấy được tình yêu thương, cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người hay, ngắn gọn (ảnh 2)

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 9

 “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người. Khổ thơ đầu tiên đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”.

Đến các khổ thơ tiếp theo, cuộc sống loài người ngày càng tiến bộ, văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Trẻ em cần có sự chăm sóc, tình yêu thương của người mẹ. Vậy nên mẹ đã xuất hiện trong cuộc đời.Sau đó, người bà đã đến với thế giới để giúp trẻ con hiểu hơn về những nét đẹp của đất nước, văn hóa.

Khi trí tuệ của trẻ em ngày càng phát triển. Bởi vậy mà cần có sự dạy dỗ của người bố. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh. Nhà thơ lại tiếp tục lí giải sự ra đời của tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.

Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh: Người đọc đã cảm nhận được lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu.

Tóm tắt bài Chuyện cổ tích về loài người - Mẫu 10

 “Chuyện cổ tích về loài người” đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Khi trái đất chưa có gì vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên – đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế, nhưng được xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho con trẻ.

Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều vì trẻ em. Đôi mắt trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Mọi sự vật của tự nhiên đều được ra đời nhờ có trẻ em.

Tuổi thơ của mỗi người đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… Qua những câu chuyện đó, điều mà bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện. Với “Chuyện cổ tích về loài người”, bộc lộ tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Xuân Quỳnh (1942-1988)

- Quê quán: Hà Nội.

- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em. 

- Tác phẩm chính: Lời ru trên mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố, …  

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru trên mặt đất”, 1978. 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự. 

4. Tóm tắt: 

Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ. 

5. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới thủa sơ khai. 

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Thế giới khi trẻ con ra đời. 

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. 

7. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ 

+ Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng. 

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ... sinh động, hấp dẫn. 

+ Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cấu trúc nói ngược làm cho bài thơ có một diện mạo riêng: ý vị hóm hỉnh, vui tươi, hồn nhiên mà vẫn đầy chất thơ. 

 

 

Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống