Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

Tải xuống 8 1.5 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 8 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập môn Lịch Sử lớp 7 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập Lịch Sử lớp 7.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập 

LỊCH SỬ 7 BÀI 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP 

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập 

1.1. Ngô quyền dựng nền độc lập

- Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi hoàng vua, lập kinh đô ở Cổ Loa.

→ Chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

   + Bỏ chức Tiết độ sứ.

   + Ở trung ương: thiết lập triều đình mới theo chế độ quân chủ.

   + Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

- Tình hình đất nước ổn định.

1.2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi → Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuận nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

1.3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập hay, chi tiết

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm và Phạm Bạch Hổ tiến đánh các sứ quân khác.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập hay, chi tiết

- Kết quả:

   + Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng.

   + Tình trạng cát cứ chấm dứt.

   + Cuối năm 967, đất nước được thống nhất.

- Nguyên nhân:

   + Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

   + Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

   + Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập 

Câu 1: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?  

A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hiếu với Trung Hoa

Lời giải:

Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là đã dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế  

A. Dân chủ chủ nô

B. Quân chủ chuyên chế

C. Quân chủ lập hiến

D. Cộng hòa quý tộc

Lời giải:

Mô hình nhà nước được Ngô Quyền xây dựng sau khi lên ngôi theo thể chế quân chủ chuyên chế: đứng đầu triều đình là vua, quyết định mọi công việc chính trị, quân sự, ngoại giao; dưới vua có các quan văn, quan võ; ơ địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời nhà Ngô?  

A. Thể hiện ý thức độc lập tự chủ

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai

C. Đặt cơ sở cho sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau

D. Tổ chức bộ máy nhà nước đã cơ bản được tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện

Lời giải:

Tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Ngô

 + Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (chính trị, ngoại giao, quân sự).

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương, các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sử.

=> Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng bước đầu thể hiện ý thức tự chủ, độc lập của dân tộc, đặt cơ sở cho sự phát triển, hoàn thiện ở các giai đoạn sau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Hành động nào sau đây của Ngô Quyền không thể hiện được ý thức xây dựng quốc gia độc lập tự chủ?

A. Lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô

B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương

C. Quy định lại các lễ nghi trong triều, trang phục của quan lại cao cấp

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán

Lời giải:

- Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, kết thúc hơn 1000 đô hộ của phong kiến phương Bắc, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Nền độc lập tự chủ của dân tộc được tái thiết

- Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình trung ương mới.

- Ông cũng quy định lại các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp

=> Những hành động trên của Ngô Quyền phản ánh ý thức xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào phong kiến Trung Hoa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử.” Đoạn trích trên gợi cho anh(chị) nhớ đến nhân vật lịch sử nào?  

A. Ngô Quyền

B. Đinh Bộ Lĩnh

C. Đinh Liễn

D. Lê Hoàn

Lời giải:

Đoạn trích trên muốn nhắc đến nhân vật Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Tiên Hoàng. Đinh Bộ Lĩnh là người Hoa Lư- Ninh Bình. Thuở nhỏ, ông hay cùng với lũ trẻ chăn trâu trong làng tổ chức đánh trận giả bằng cờ lau. Vì vậy ông còn được mệnh danh là ông vua cờ lau. Đến khi lớn lên, Đinh Bộ Lĩnh nhờ vào sự ủng hộ của nhân dân đã liên kết với sứ quân của Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp yên loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?  

A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán

B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.

C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa

D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư

Lời giải:

Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, Ngô Quyền xưng vương năm 939, chọn Cổ Loa làm kinh đô.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào  

A. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước

B. Rơi vào tình trạng hỗn loạn “Loạn 12 sứ quân “

C. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha

Lời giải:

Sau khi Ngô Quyền mất, các cuộc tranh đoạt ngôi báu diễn ra liên miên, đất nước rơi vào tình trạn chia cắt, hỗn loạn. Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là  

A. Vạn Thắng vương.

B. Bắc Bình vương.

C. Bình Định vương.

D. Bố Cái Đại vương.

Lời giải:

Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Căn cứ của nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh được xây dựng ở vùng nào?  

A. Cổ Loa (Hà Nội)

B. Hoa Lư (Ninh Bình)

C. Phong Châu (Phú Thọ)

D. Thuận Thành (Bắc Ninh)

Lời giải:

Trước tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên tập hợp lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình), chờ thời cơ dẹp loạn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là  

A. Hệ thống chính quyền trung ương và địa phương mục nát

B. Các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

C. Nội bộ triều đình bị phân hóa do việc chọn người kế vị

D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn

Lời giải:

Sau khi Ngô Quyền mất, hai con trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Nhân cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Đến năm 950 nhà Ngô đã giành lại được ngai vàng nhưng uy tín đã giảm sút rất nhiều. Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương tiếp tục nổi lên. Đất nước rơi vào tình trạnh chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ mỗi vùng riêng biệt, liện tục xảy ra xung đột, Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

= > Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là do các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

Đáp án cần chọn là: B

 

Xem thêm
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 1)
Trang 1
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 2)
Trang 2
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 3)
Trang 3
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 4)
Trang 4
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 5)
Trang 5
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 6)
Trang 6
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 7)
Trang 7
Lịch Sử 7 Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống