TOP 10 bài Nghị luận về Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt 2024 SIÊU HAY

6.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt Ngữ văn 11 Kết nối tri thức gồm dàn ý và 3 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nghị luận về Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

Dàn ý vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương

1. Mở Bài

- Trong xã hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người.

2. Thân Bài

* Khái niệm:

- Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

* Vai trò:

- Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.

- Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích.

* Biểu hiện của ý thức cộng đồng:

- Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…

- Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ...

- Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.

- Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.

* Thực trạng

- Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.

- Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh.

3. Kết Bài

Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Nghị luận về Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt - Mẫu 1

Ngày nay, khi nhịp sống ngày càng phát triển nhanh chóng, công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, con người càng lại dần xa vào không gian ảo, và quên đi việc cân bằng cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay, lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

Vậy sinh hoạt cộng đồng là gì? Vì sao ngày nay học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống ,... nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

Khi tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các bạn sẽ phát triển được những tố chất và năng lực bản thân. Họ sẽ phải có tổ chức, kỉ luật, trách nhiệm, cũng như phải dành sự nhiệt huyết và tận tâm trong những nhiệm vụ được giao. Bởi hiện nay tình trạng giới trẻ thiếu kĩ năng sống vô cùng phổ biến. Có bạn không biết quét lớp, vụng về lúng túng trong các hoạt động nhóm, không biết giải quyết tình huống bất ngờ: tai nạn giao thông, giao tiếp, …Hiện tượng ấy không chỉ xảy ra đơn lẻ mà đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một căn bệnh âm ỉ, có khả năng đe doạ trực tiếp đến tương lai của xã hội và giới trẻ hiện nay.

Đồng thời, khi tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cộng đồng, chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ việc rời xa nhà trường sách vở và trải nghiệm những gì chân thật đang diễn ra ở thế giới ngoài kia, những kinh nghiệm sống vô cùng bổ ích.

Như vậy, để trở thành một người hoàn thiện hơn, mỗi học sinh chúng ta hãy sống có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng nhiều hơn. Chúng ta hãy cố gắng năng động, phát huy những điểm mạnh của bản thân, mở rộng tấm lòng cống hiến nhiều hơn cho xã hội để trở thành một người thực sự có ích.

Nghị luận về Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt - Mẫu 2

Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” nên việc giáo dục thế hệ trẻ luôn được nước ta coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bên cạnh việc học tập kiến thức văn hóa trong nhà trường thì tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cũng mang lại cho học sinh nhiều giá trị tích cực.

Định nghĩa một cách đơn giản thì sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của cư dân tại một địa phương. Các hoạt động cộng đồng thường nhằm mục đích như vui chơi, giáo dục, giao lưu,… Tùy vào đặc điểm văn hóa, thời điểm tổ chức và mục đích tổ chức mà mỗi vùng đất lại có những hoạt động sinh hoạt cộng đồng riêng. Đó có thể là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền hoặc những hoạt động tình nguyện như hiến máu nhân đạo, bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa,…

Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương cung cấp cho thanh thiếu niên vô vàn lợi ích. Đầu tiên, với mục đích nhân văn và cao đẹp, các hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết dân tộc cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp cho các bạn trẻ. Trong thời đại công nghệ số, khoảng cách giữa người với người ngày càng lùi xa. Đôi khi, nhịp sống gấp gáp khiến người trẻ quên đi những giá trị tinh thần cốt lõi. Mỗi dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp nhắc nhở người trẻ về tinh thần tương thân tương ái, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất lại có những nét đẹp riêng nên giáo dục thế hệ trẻ thông qua hoạt động cộng đồng còn là cách giúp các bạn trẻ hiểu thêm về truyền thống quê hương. Nói như nhà văn Ê – li – a Ê – ren – bua thì “Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Từ đó, các bạn sẽ có ý thức về trách nhiệm công dân, được tiếp thêm động lực để học tập kiến thức và trau dồi bản thân. Tiếp theo, đây còn là dịp để học sinh rèn luyện các kĩ năng mềm. Các hoạt động thực tế luôn chứa đựng những bài học mới lạ và quý báu chờ đợi thanh thiếu niên chủ động khám phá. Có nhiều điều mà gia đình, sách vở hay nhà trường không đề cập đến mà các em phải trực tiếp học tập từ sinh hoạt cộng đồng. Không chỉ vậy, nhờ có những hoạt động sinh hoạt như vậy mà các bạn trẻ có cơ hội được thư giãn, thể hiện sức sáng tạo cùng tinh thần nhiệt huyết thay vì bầu bạn với điện thoại hay tivi.

Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người trẻ, việc khuyến khích lớp trẻ tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cách để quảng bá những nét văn hóa phong phú, đa dạng của mọi miền Tổ quốc. Thanh thiếu niên là lứa tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, có sức khỏe, tuổi trẻ và giàu hoài bão. Đôi chân của họ sẽ đi muôn nơi, gặp muôn người, lan tỏa vẻ đẹp quê hương. Hơn nữa, hoạt động tập thể cũng đem đến cho xã hội một cơ hội để ghi nhận người trẻ. Được sống trong thời kì hòa bình và có điều kiện kinh tế phát triển nhưng không có nghĩa học sinh không phải chịu áp lực. Nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến điểm số của con hoặc than phiền rằng con cái lười nhác bởi những ngày hè chúng chỉ quanh quẩn trong nhà. Gạt bỏ định kiến, áp đặt và ghi nhận sự cố gắng của người trẻ trong những hoạt động cộng đồng chính là cách để xóa nhòa khoảng cách thế hệ.

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ có quan niệm sai lệch về các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần học tập tốt kiến thức trong nhà trường là đủ, không trau dồi các kĩ năng sống khác. Hay một số người ích kỉ, chỉ quan tâm việc của mình, thờ ơ với tập thể. Đây là hiện trạng đáng báo động.

Phát triển ý thức cộng đồng ở học sinh là góp phần đưa đất nước ngày càng vững mạnh và văn minh hơn. Trước xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đây chính là cách phát huy nội lực dân tộc, khiến người trẻ trở thành những công dân ưu tú.

Nghị luận về Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt - Mẫu 3

Tuổi trẻ được ví như mùa xuân của đất nước, và do đó, việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và ưu tiên tại quê hương chúng ta. Ngoài việc chú trọng đến quá trình học tập kiến thức văn hóa trong các ngôi trường, sự tham gia tích cực vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại địa phương cũng mang đến cho các học sinh những giá trị lớn lao.

Để hiểu rõ hơn, có thể định nghĩa sinh hoạt cộng đồng là những hoạt động tập thể của cộng đồng tại một địa phương cụ thể. Những hoạt động này có thể đảm nhận nhiều mục đích khác nhau như giáo dục, vui chơi, giao lưu, và nhiều mục đích khác. Mỗi vùng miền sẽ có những sinh hoạt cộng đồng riêng biệt, phản ánh bản sắc văn hóa và đặc trưng của địa phương. Có thể là những lễ hội truyền thống, hoặc những hoạt động nhân đạo như hiến máu, bảo vệ môi trường, và đền ơn đáp nghĩa.

Việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng mang lại vô số lợi ích cho thanh thiếu niên. Đầu tiên, đó là cơ hội để họ thể hiện lòng yêu quê hương, đoàn kết dân tộc, và phát triển nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trong thời đại số hóa, khi mà sự kết nối giữa con người ngày càng giảm đi, các hoạt động cộng đồng là cơ hội để nhắc nhở về tình thân tương ái và giữ gìn những giá trị cốt lõi. Mỗi sinh hoạt văn hóa cộng đồng là một dịp để nhắc nhở về lòng tự tôn dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống quê hương. Như đã nói bởi nhà văn Ê-li-a Ê-ren-bua, "Lòng yêu nhà, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc." Các bạn trẻ thông qua các hoạt động cộng đồng sẽ phát triển ý thức về trách nhiệm công dân và được khích lệ học tập kiến thức, trau dồi bản thân.

Không chỉ là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng mềm, mà còn là dịp để họ trải nghiệm những bài học mới và quý báu mà sách vở hay nhà trường không thể đề cập đến. Các hoạt động cộng đồng mang lại không gian cho sự sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết thay vì bị cuốn vào thế giới điện thoại và tivi.

Không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, việc khuyến khích thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động cộng đồng còn giúp quảng bá những nét văn hóa đa dạng và phong phú của Tổ quốc. Thanh thiếu niên, với sức khỏe, tuổi trẻ, và hoài bão, có thể lan tỏa vẻ đẹp của quê hương đến mọi ngóc ngách của đất nước. Hơn nữa, các hoạt động tập thể giúp xã hội ghi nhận đúng giá trị của người trẻ. Trong môi trường hòa bình và phồn thịnh kinh tế, học sinh vẫn phải đối mặt với áp lực học tập. Đối diện với sự quan tâm chỉ đến điểm số và sự than phiền về sự lười biếng của học sinh trong mùa hè, việc công nhận nỗ lực trong các hoạt động cộng đồng là cách để làm mờ đi những khoảng cách thế hệ.

Ngày nay, một số thanh niên hiểu lầm về ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng. Một số người cho rằng chỉ cần học tốt trong nhà trường là đủ, không cần trau dồi kỹ năng sống khác. Hoặc có người tự ái, chỉ quan tâm đến việc cá nhân mà không để ý đến lợi ích của tập thể. Điều này làm báo động cho tình trạng hiện tại.

Phát triển ý thức cộng đồng trong học sinh không chỉ góp phần làm cho đất nước mạnh mẽ và văn minh hơn, mà còn giúp họ trở thành những công dân ưu tú trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đây là cách để kích thích sức mạnh nội lực dân tộc và biến thanh thiếu niên thành những nhân vật quan trọng.

Đánh giá

0

0 đánh giá