TOP 10 bài Nguyễn Du là người xưa của ta nay 2024 SIÊU HAY

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nguyễn Du là người xưa của ta nay Ngữ văn 11 ,Cánh Diều gồm 4 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Nguyễn Du là người xưa của ta nay

Đề bài: Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là "người xưa của ta nay". Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu lên suy nghĩ của em về nhận định đó.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay (mẫu 1)

Tố Hữu từng nhận định: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Nhận định này là hoàn toàn đúng bởi trong các sáng tác của Nguyễn Du đều đề cao giá trị con người và có giá trị nhân văn sâu sắc cho đến tận ngày nay. Các tác phẩm của ông đề thể hiện sự cảm thông và niềm tự thương với những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những mảnh đời đau khổ. Đó là những kết quả mà đại thi hào đã quan sát và suy ngẫm trong suốt một cuộc đời thăng trầm mà ông đã đi qua. Các tác phẩm của ông đều có hình ảnh của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bạc mệnh như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ hay nàng Kiều trong Truyện Kiều. Từ đó, ông lên án xã hội phong kiến, đề cao khát vọng sống, khát vọng tình yêu của những người phụ nữ xưa. Đồng thời, tố cáo những bất công, những thế lực đen tối chà đạp con người. Đến cả ngày nay, giá trị đó vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vậy, Tố Hữu từng nhận định: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay” là hoàn toàn đúng.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay (mẫu 2)

Nguyễn Du là “người xưa của ta nay” -  Một lời khẳng định của nhà thơ Tố Hữu về đại thi hào Nguyễn Du. Ông là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay. Điều này được thể hiện trong giá trị nhân đạo của thơ văn Nguyễn Du. Xuyên suốt sự nghiệp văn học, thơ ca của ông đều thể hiện sự cảm thông và niềm tự thương. Đồng thời, đề cao những chân lí, những lẽ phải, những khát vọng sống của người phụ nữ và xã hội phong kiến xưa. Ở thời của Tố Hữu, nước ta đang trong giai đoạn chống Mỹ gian khổ. Khát vọng lúc này là được độc lập, tự do diệt trừ cái ác. Với nhận thức và tình cảm sâu sắc về Nguyễn Du, Tố Hữu đã nâng tầm của đại thi hào của “người xưa” thành thái độ của “ta nay”. “Người xưa” có ước muốn ra sao thì “ta nay” cũng có khát vọng như thế. Từ đó, thể hiện giá trị nhân văn cao cả đó là diệt trừ cái ác, bảo vệ giá trị của con người như những tác phẩm của Nguyễn Du đã khẳng định và khát vọng về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi.

Nguyễn Du là người xưa của ta nay (mẫu 3)

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay. 

Nguyễn Du là người xưa của ta nay (mẫu 4)

Trong một tác phẩm nhà thơ Tố Hữu viết tặng đại thi hào Nguyễn Du nhân ngày kỉ niệm 200 năm sinh của cụ, ông đã từng nhận định cụ là “người xưa của ta nay”. Sở dĩ ông nói vậy bởi Nguyễn Du là con người của thời đại trước, đã cách nhà thơ Tố Hữu hàng hai trăm năm nên mới gọi cụ là “người xưa”. Đồng thời, xuất phát từ nhận thức và tình cảm sâu sắc với cụ, liên hệ giữa quá khứ với thực tại, Tố Hữu muốn khẳng định với thế hệ tương lai rằng những tư tưởng của Nguyễn Du, tài năng của cụ đã vượt thời gian, cụ đã trở thành danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam, và không chỉ là niềm tự hào của nền văn học Việt Nam mà còn vươn ra tầm thế giới, với những tác phẩm để đời thành công.

Video bài giảng Văn 11 Nguyễn Du, cuộc đời và sự nghiệp - Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá