TOP 10 Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề

7.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, gồm 1 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi sắp tới. 

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 1

Lời độc thoại của Hăm-lét trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề đã thể hiện được nội tâm sâu sắc của chàng. Lời thoại này đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”. Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”. 

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 2

Theo em, Hăm-lét là một người chuẩn mực, tài giỏi, đặc biệt chàng là một người có trách nhiệm. Dù cuộc sống của chàng có đầy rẫy khổ đau, bất hạnh, chàng vẫn mạnh mẽ, mưu trí để vượt qua nó một cách hoàn hảo và ít thương tổn nhất. Chàng cũng muốn có cuộc sống của riêng mình và đã từng có suy nghĩ từ bỏ. Nhưng nhìn ngoài kia, những người đang đau khổ vì cái ác, sự bất công của xã hội, sự đàn áp của kẻ xấu xa khiến chàng không thể sống cuộc sống cho riêng mình. Chàng đặt trách nhiệm cho mình, phải giải phóng bản thân, con người ra khỏi bể khổ này, đó cũng chính là cách chàng tự giải phóng cho chính mình. Đó là tính cách của một con người quật cường, luôn kiếm tìm ánh sáng cho chính mình và chúng ta nên học tập tính cách, tinh thần lạc quan và quật cường của Hăm-lét. 

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 3

Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” đã khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ đặc trưng. Nhân vật Hăm – lét hiện lên chủ yếu qua những lời độc thoại. Hăm – lét trước hết là một con người có tấm lòng nhân hậu cùng khát vọng lớn lao. Đứng trước sự nhiễu loạn của triều đình, sự gian dối và tàn ác của những người xung quanh, Hăm – let muốn chống lại tất cả: “Bởi vì, là người có thể chịu đựng những roi vọt và khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, (…) sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục”. Tiếp theo, Hăm – let có ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình đối với xã hội, không chịu a dua theo những kẻ xấu xa nên anh ta hiểu rằng dù có chết đi nghĩa là thua cuộc, nỗi đau vẫn sẽ giày vò tâm can Hăm – let. Tuy nhiên, Hăm – let cũng là người thiếu đi sự tỉnh táo, để hận thù và nỗi sợ xâm lấn: “ngọn lửa của quyết tâm vừa bùng lên đã mờ nhạt ốm yếu đi”. Các đoạn độc thoại của Hăm – let cho thấy anh ta có cái nhìn trung thực về hiện thực đang diễn ra cũng như ước mơ lật đổ kẻ thủ ác để lập lại hòa bình và công lí. Thế nhưng, Hăm – let cũng phải giả điên để được thốt ra những lời nói ấy. Từ những lời độc thoại của nhân vật, ta thấy được sự tuyệt vọng và giằng xé nội tâm của nhân vật khi sống trong cung điện toàn những kẻ giả dối. Bi kịch của Hăm – lét chính là bi kịch của những người tài năng giữa xã hội mục nát.

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 4

Thông qua những mâu thuẫn xung đột của các nhân vật trong vở kịch, tác giả đã phản ánh chế độ xã hội thời trung cổ mục nát, thực dụng và tàn ác, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để đạt được lợi ích cho mình.  Thông qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp: Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình. Điều đẹp nhất sẽ luôn chờ bạn ở phía trước, hãy sống chứ đừng tồn tại. Phải hiểu được chính mình trước khi thấu hiểu được thế gian. Bởi vì tất cả chúng ta đều xứng đáng được sống và hạnh phúc.

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 5

Những mâu thuẫn giữa tư tưởng và hành động của mỗi người đều do hoàn cảnh mà ra. Nhưng dù hoàn cảnh gì thì con người cũng phải giữ lấy lý trí, niềm tin và bản chất con người của mình. Đừng vì hoàn cảnh mà thay đổi con người. Không sống không có nghĩa là chết, mà nghĩa là tồn tại (exist). Tồn tại và sống hoàn toàn khác nhau vì tồn tại chỉ đơn giản là bạn có mặt trên cõi đời này mà thôi, còn sống có nghĩa là bạn phải làm cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa bằng cách cống hiến hết mình cho đời. Sống có nghĩa là bạn phải có nhiệt huyết, phải có ước mơ và cố gắng hết mình để hoàn thành ước mơ đó. Đừng chỉ tồn tại trên cõi đời này, mà hãy sống, sống thật ý nghĩa và trọn vẹn. Ranh giới giữa sống và tồn tại vô cùng mong manh. Nếu chỉ tồn tại trên cõi đời này mà chẳng làm gì có ý nghĩa, thì ta đang phí phạm cuộc đời, phí phạm hành trình - chuyến đi đến nhân gian này. Hãy cố gắng sống và đặt niềm tin vào hành động. Thay đổi tư duy và bắt đầu cái nhìn mới về cuộc sống, suy nghĩ tích cực và tự mình quyết định cho tương lai của bản thân, đừng mãi sống dưới bóng tối do bản thân tạo ra.

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 6

Ở đây có ai từng đặt câu hỏi rằng, mình là ai? Và mình được sinh ra để làm gì? Giống em không? Có một truyện cười kể rằng một người vào trong quán rượu chán nản kêu lên: “I can not find the meaning of my life.” (Tôi không thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống). Một người khác nói: “Try on Google!” Đó chỉ là một câu chuyện vui cười thôi nhưng thực tế trong cuộc sống đã bao nhiêu lần trong đời chúng ta thắc mắc xem liệu ý nghĩa của cuộc sống này là gì và cũng bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy chán nản như người trong quán rượu kia vì không biết mình sống trên đời này làm gì? Và em cũng như thế cũng từng như người đàn ông ở trong quan rượu kia. Từng là người chẳng biết lí do mình tồn tại là gì? Và tiếp theo mình sẽ làm gì trong tương lai nữa. Cứ thế cuộc sống bấp bênh, rồi từ từ trôi qua một cách vô nghĩa như vậy đó. Chúng ta chỉ sống một lần trong đời mà thôi, vì vậy, sống làm sao cho có ý nghĩa là một điều quan trọng và là điều mà mọi người đều quan tâm.  “Sống hay không sống” có nghĩa là chịu đựng hay vùng lên đấu tranh để giành được tự do và có được cuộc sống đích thực. Không sống không có nghĩa là chết, mà nghĩa là tồn tại (exist). Tồn tại và sống hoàn toàn khác nhau vì tồn tại chỉ đơn giản là bạn có mặt trên cõi đời này mà thôi, còn sống có nghĩa là bạn phải làm cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa bằng cách cống hiến hết mình cho đời. Sống có nghĩa là bạn phải có nhiệt huyết, phải có ước mơ và cố gắng hết mình để hoàn thành ước mơ đó.

Đoạn văn cảm nhận về con người Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề - Mẫu 7

Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt khác nhau, hoàn cảnh riêng, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt của người đó. Nếu xã hội này ai cũng phấn đấu đến một hình tượng chung, một tính cách chung mà không là chính mình sẽ khiến cho xã hội trở nên một màu, khó có thể phát triển bản thân và xã hội. Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn. Mỗi ngày hãy thêm yêu cuộc sống, trân trọng cuộc sống, trân trọng bản thân hơn một chút ta sẽ thấy mình tốt hơn. Không ai có thể sống thay chúng ta, hãy luôn vì bản thân mình mà nỗ lực, mà cố gắng hơn từng ngày. Cuộc sống của con người là một hành trình dài vượt qua những khó khăn thử thách. Chúng ta sẽ có những lúc gặp phải khó khăn, thử thách khiến bản thân mình thất bại, vấp ngã. Nhưng chúng ta cần phải biết giá trị của bản thân mình, sống là chính mình, đứng dậy, vượt qua thất bại đó và rút ra bài học để đi tiếp con đường mình đã chọn. 

Đánh giá

0

0 đánh giá