Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc

Tải xuống 16 1.1 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc môn Hóa học lớp, tài liệu bao gồm 16 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ôn tập giữa học kì 2

A. Bài tập

Bài 1: Viết phương trình hóa học để chứng tỏ rằng:

a)     Cacbon (C)có tính khử?

b)    Cacbon oxit (CO) có tính khử?

c)     Cacbon đioxit (CO2) là một oxit axit?

d)    Silic đioxit (SiO2) là một oxit axit?

Bài 2: Giải thích vì sao nói :

a)     CO là một oxit trung tính?

b)    CO2 là một oxit axit?

Bài 3: Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?

Bài 4: Trong một nhóm, đi từ trên xuống, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?

Bài 5: Cho một luồng khí clo dư tác dụng hết vời 9,2g kim loại hóa trị (I),sinh ra 23,4 g muối clorua. Xác định tên kim loại?

Bài 6: 10,8 g kim loại hóa trị (III) tác dụng với clo dư thu được 53,4 g muối. xác định tên kim loại?

Bài 7: Khi cho 10,2g oxit kim loại (III) tác dụng vừa đủ 150 ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định tên kim loại?

Bài 8: Cho m (g) kim loại (II) tác dụng với khí clo dư thu được 13,6 g muối. Mặt khác cũng m (g) tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1 M. Tìm tên kim loại?

Bài 9: 4,8 g kim loại (II) tác dụng vừa đủ 4,48 lít Cl2(đktc).

a. Xác định tên kim loại?

b. Tính khối lượng muối tạo thành?

Bài 10: Hòa tan 2,4 g oxit kim loại (II) cần dùng 10g dung dịch HCl 21,9%. Xác định CTHH của oxit?

Bài 11:  6,5 g muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 g kết tủa. Xác định CTHH của muối sắt?

 Bài 12: Cho khí clo tác dụng với bột sắt thu được 16,25 g muối A, cho muối A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 43,05 g kết tủa.Xác định CTHH của muối A?

 Bài 13: Hòa tan hết 5,1 g oxit kim loại (III) cần dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Tìm tên kim loại?

 Bài 14: Viết PTHH thực hiên những chuyển đổi sau:

C → CO→CO2→CaCO3→ CaO→ Ca(OH)2→  Ca(HCO3)2→CaCO3

Bài 15: Dẫn 22,4 l CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 20%. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam?

Bài 16: Dẫn 6.72 l CO2 (đktc) vào 400ml dd NaOH 2M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam?

Bài 17: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng?

Bài 18: khử hoàn toàn 80 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phải dùng vừa đủ  31,36 lít CO(đktc). Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?

Bài 19: Nhiệt phân hoàn toàn 142 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hỗn hợp hai oxit.Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu?

Bài 20: Nhiệt phân 200 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 thu được 138 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

CHƯƠNG IV- HÓA 9 -HKII

Bài 1:  Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.

Bài 2 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố thu được 11 gam CO2và 6,75 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết PTK của A là 30 ?

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.

 a) Trong chất hữu cơ A chứa những nguyên tố nào?

 b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A?

c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không?

 d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng.

Bài 4: Hợp chất hữu cơ A có tỷ khối đối với hiđro là 14. Đốt cháy 1,4 gam A thu được sản phẩm gồm 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A?

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 , và 4,5 gam H2O.Ởđktc 2,24 lít khí A có khối lượng 5,8 gam. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A?

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn (m) gam chất hữu cơ A  cần dùng 11,2 gam oxi và thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A biết 25g < MA < 35g.

 Bài 7: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C,H,O. Trong đó % C= 60 %, %H =13,33 %. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 60 gam.

Bài 8: Hợp chất hữu cơ X có % về khối lượng các nguyên tố như sau: 53,33%C, 15,55%H, 31,12%N,.Xác định công thức phân tử của X, biết phân tử A có một nguyên tử nitơ?

Bài 9: Khi đốt hoàn toàn 9 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O.phân tử khối của X là 180. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X?

 Bài 10: Một hidrocacbon chứa 92,3% C, 7,7% H. 1 lít khí này ở đktc có khối lượng 1,16gam. Xác định công thức phân tử của hợp chất?

Bài 11: Viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: 

  a)  C3H8 ( ankan)        b)  C4H6 (anken )       c)   C5H4  (ankyl) .

Bài 12: Viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau:  

a) C3H6                          b)  C4H          c)  C5H10

Bài 13: Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:

a) CH3─ CH3                                       b) CH2 = CH2

 c)    CH2 = CH – CH = CH2               d) CH2 ≡ CH – CH3

Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn11,2 lít khí metan (CH4 ).

a)Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng metan ở trên.

b) Tính khối lượng CO2 và H2O sinh ra sau phản ứng?

c) Dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra ở trên vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, cho biết dung dịch thu được sau phản ứng sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu gam? thể tích các khí đo ởđktc

Bài 15: Cho các chất sau: CH3-CH3 ; CH2 =CH2 ; CH3-CH=CH2 Chất nào tham gia:

a)Phản ứng cháy?  b)Phản ứng cộng? c)Phản ứng trùng hợp?  d)Chất nào chỉ tham gia phản ứng thế?

Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí etilen C2H4 (đktc).

 a)Viết PTHH.

 b)Tính thể tích không khí cần dùng đểđốt cháy hết lượng etilen ở trên( oxi chiếm 1/5 thểtích không khí).

c)Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 1M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? thể tích các khí đo ởđktc.

Bài 17:Nhận biết 2 khí không màu metan và etilen?

Bài 18: Đốt cháy hết 2,8 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 cần dùng 7,28 lít O2

a)Tính % về thể tích  mỗi khí trong hỗn hợp ?

b) Dẫn toàn bộ sản phẩm tạo thành ở trên vào dung dịch nước vôi trong lấy dư .Tính khối lượng muối tạo thành ?( Thể tích các khí đo ởđktc )

Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí axetilen. Hãy tính:

 a)Thể tích không khí cần dùng , biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí

b)Thể tích CO2 sinh ra.

c)Nếu dùng  dung dịch NaOH 0,5 M lấy dư hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra ở trên. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? thể tích các khí đo ởđktc

 Bài  20: Đốt cháy hoàn toàn 56 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 ml khí oxi.

a)Viết các phương trình hóa học xảy ra ?

b)Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ?

c) Tính thể tích khí CO2 sinh ra  sau phản ứng . ( thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất )

Bài 21: Một hỗn hợp gồm metan và etilen có khối lượng 3 gam, ởđktc chiếm  thể tích 3,36 lít.

 a)Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ?     

b) Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí trên qua bình chứa dung dịch brom.Thấy dung dịch brom bị mất mất màu  và khối lượng tăng lên m gam. Tính m, biết  rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn

Bài 22: Khi có mặt bột sắt làm xúc tác, benzen phản ứng với clo tương tự như phản ứng với brom. Hãy tính khối lượng clo benzen thu được khi cho 15,6 gam benzen tác dụng với clo .Biết hiệu suất phản ứng đạt 80 %.

Bài 23: Cho 45 ml benzen, khối lượng riêng 0,9 g/ml .Tác dụng với brom có bột sắt làm xúc tác

 a)Tính khối lượng brom đã phản ứng.

b)Sau phản ứng chỉ thu được 65,22 gam brombenzen. Tính hiệu suất của phản ứng.

Bài 24: Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi sau:

 a)CH4  →      CH3Cl  (2) → CH2Cl2  (3) → CHCl3 (4) → CCl4

b)  CaC2  (1)→  C2H2  (2)→   C2H4    →  (3)↑CH4

c) CaC2     →C2H2  → C2H4    →C2H6    →  C2H5Cl  →  C2H4Br2                                d)C2H2  →    C2H2Br2→ C2H2Br4                      

Bài 25: Có các lọ đựng riêng biệt các khí sau

 a)Metan, etilen.                 b)Metan, etilen và Hiđro          c)CO2 , CH4 , H2

Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các khí trên?

B.Trắc nghiệm

Câu 1: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CH4, C2H6, CO2.

B. C6H6, CH4, C2H5OH.

C. CH4, C2H2 , CO.

D. C2H2 , C2H6O, CaCO3.

Câu2: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? 

A. C2H6, C4H10, C2H4.

B. CH4, C2H2 , C3H7Cl.

C. C2H4, CH4, C2H5Cl.

D. C2H6O, C3H8, C2H2 .

Câu 3: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? 

A. C2H6O, CH4, C2H2 .

B. C2H4, C3H7Cl, CH4.

C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl.

D. C2H6O, C3H8, C2H2 .

Câu 4: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có 

A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.

B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.

C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.

D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.

Câu 5: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là

 A. 52,2%; 13%; 34,8%.

 B. 52,2%; 34,8%; 13%.

C. 13%; 34,8%; 52,2%.

 D. 34,8%; 13%; 52,2%

Câu 6: Hoá trị của cacbon, oxi,  hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là 

A. IV, II, II.

B. IV, III, I.

C. II, IV, I.

 D. IV, II, I.

Câu 7: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là 

A.   I.                      B. IV.               C. III.                     D. II.

Câu 8: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là 

A. mạch vòng.                                                           B. mạch thẳng, mạch nhánh.

C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.                D. mạch nhánh.

Câu 9: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết 

A. thành phần phân tử.  

B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

 D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.

Câu 10: Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?

A.   C6H6.                     B. C2H4.                   C. CH4.             D. C2H2.

Câu 11: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là 

A.   10.                           B. 13.                        C. 14.                 D. 12.

Câu 12: Số liên kết đơn trong phân tử C4H8 là

A.   10.                          B. 12.                         C. 8.                   D. 13.

Câu 13: Hợp chất C3H6 có bao nhiêu công thức cấu tạo dạng mạch vòng ?

A.   1                            B. 2                              C. 3                   D. 4

Câu 14: Trong công thức nào sau đây có chứa liên kết ba ? 

A.  C2H4 (etilen).  B. CH4 (metan).    C. C2H2 (axetilen).    D. C6H6 (benzen).

Câu 15: Dãy các chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ?

 A. CH4 , C2H2 .                                B. C2H4 , C3H6.

C. CH4 , C2H6.                                  D. C2H2 , CH4 .

Câu 16: Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl có số công thức cấu tạo là

 A. 4.                      B. 3.                    C. 1.                    D. 2.

Câu 17: các công thức sau biểu diễn mấy chất?

 

A.   1                                B. 2                             C. 3                           D. 4

Câu 18: Khi phân tích một  hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là

A.   C3H8.                    B. C3H6.                  C. C2H4 .                  D. C4H10.

Câu 19: Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khối trung bình của không khí. Công thức phân tử của (X) là

A.  C4H10.                B. C4H8.                    C. C4H6.                 D. C5H10.

Câu 20: Chất có phần trăm khối lượng cacbon lớn nhất là:

A.  CH4 .                    B. CH3Cl.                  C. CH2Cl2.              D. CHCl3.

Câu 21: Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là

A.  CH4 .                          B. C2H6.                    C. C3H8.                    D. C2H4 .

Câu 22: Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là  A. 20 đvC.                       B. 24 đvC.                  C. 29 đvC.                  D. 28 đvC.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hiđrocacbon (A) thu được H2O và 13,2 gam CO2. Công thức phân tử của (A) là 

A.CH4 .                            B. C2H6.                     C. C3H6.                        D. C3H8.

Câu 24: Tính chất vật lí cơ bản của metan là 

A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.

B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.

C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

Câu 25: Trong phân tử metan có

A. 4 liên kết đơn C – H.

B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.

C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H. 

D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.

Câu 26: Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo? 

A. C6H6                  B. C2H2                C. C2H               D. CH4

Câu 27: Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là 

A.khí nitơ và hơi nước.                                 B. khí cacbonic và khí hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.                           D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 28: Hợp chất hữu cơkhông có khả năng tham gia phản ứng cộng là:

A. metan.        B. benzen.                C. etilen.              D. axetilen.

Câu 29: Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới đây để được hỗn hợp nổ ?

A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi.

B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.

C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi.

D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.

Câu 30: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với:

A. H2O, HCl.                 B. Cl2, O2.          C. HCl, Cl2.          D. O2, CO2.

Câu 31: Phản ứng đặc trưng của metan là:

A. phản ứng cộng.

B. phản ứng thế.

C. phản ứng trùng hợp.

D. phản ứng cháy.

Câu 32: Phản ứng biểu diễn đúng giữa metan và clo là 

A. CH4 + Cl2 CH2Cl2 + H2.

B. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl.

C. CH4 + Cl2 CH2 + 2HCl.

D. 2CH4 + Cl2 2CH3Cl + H2.

Câu 33: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau: Tổng hệ số trong phương trình hoá học là

A.   5.                    B. 6.                          C. 7.                                    D. 8.

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử hiđrocacbon đó là

A.   C2H4.              B. C2H6.                     C. CH4 .                          D. C2H2.

Câu 35: Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng

 A. dung dịch nước brom dư.

 B. dung dịch NaOH dư.

C. dung dịch AgNO3/NH3 dư.

D. dung dịch nước vôi trong dư.

Xem thêm
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 1)
Trang 1
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 2)
Trang 2
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 3)
Trang 3
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 4)
Trang 4
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 5)
Trang 5
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 6)
Trang 6
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 7)
Trang 7
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 8)
Trang 8
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 9)
Trang 9
Bài tập ôn tập Hóa học 9 học kì 2 chọn lọc (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống