Lý thuyết Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều (mới 2023 + bài tập) - Toán 8

Tải xuống 3 1.9 K 8

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều Toán lớp 8, tài liệu bao gồm 3 trang, tuyển chọn bài tập Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều gồm các nội dung chính sau:

A. Lý thuyết

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Các dạng bài tập

- gồm 3 ví dụ minh họa đa dạng của các dạng bài tập Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều có lời giải chi tiết.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều (ảnh 1)

HÌNH CHÓP ĐỀU – HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU

A. Lý thuyết

1.HÌNH CHÓP

Định nghĩa: Hình chóp là hình có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là các tam giác có chung đỉnh.

Hình bên cho ta hình ảnh của hình chóp S.ABCD, và ở đó:

1. Điểm S được gọi là đỉnh của hình chóp.

2. Các đoạn SA, SB, SC, SD được gọi là các cạnh bên của hình chóp.

3. Các tam giác SAB, SBC, SCD, SAD được gọi là các mặt bên của hình chóp.

 

4. Mặt ABCD là đáy của hình chóp.

5. Hình chóp này có đáy là tứ giác nên gọi là hình chóp tứ giác.

Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều (ảnh 3)

2. HÌNH CHÓP ĐỀU

Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Hình bên cho ta hình ảnh của hình chóp tam giác đều S.ABC, và ở đó:

1. Điểm S được gọi là đỉnh của hình chóp.

2. Các đoạn SA, SB, SC bằng nhau được gọi là các cạnh bên của bên hình chóp.

3. Các tam giác SAB, SBC, SAC là các tam giác cân đỉnh S, chúng được gọi là các mặt bên của hình chóp.

4. ABC là một tam giác đều và nó được gọi là đáy của hình chóp.

 

5. Đoạn SM (với M là trung điểm của AB) được gọi là trung đoạn.

6. Đoạn SO (với O là tâm của đáy ABC) được gọi là đường cao.

7. Hình chóp này có đáy là tam giác đều nên gọi là hình chóp tam giác đều.

Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều (ảnh 4)

3. HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU

Định nghĩa: Cắt một hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy, phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy là một hình chóp cụt đều.

Hình bên cho ta hình ảnh của hình chóp cụt đều ABCDA1B1C1D1 và ở đó mỗi mặt bên của nó đều là những hình thang cân bằng nhau.

 

 Hình chóp đều - Hình chóp cụt đều (ảnh 5)

B. Các dạng bài tập

Ví dụ 1: Hãy xét sự đúng, sau của các phát biểu sau:

a.      Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

b.     Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy.

Hướng dẫn: Dựa vào định nghĩa của hình chóp đều.

  Giải:

a. Phát biểu: Hình chóp đều có đáy là hình thoi và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy là sai:

Vì hình thoi không phải là một đa giác đều nên hình chóp có đáy là hình thoi không phải là hình chóp đều.

b. Phát biểu: Hình chóp đều có đáy là hình chữ nhật và chân đường cao trùng với giao điểm hai đường chéo của đáy là sai.

Vì hình chữ nhật không phải là đa giác đều nên hình chóp có mặt đáy là hình chữ nhật không phải là hình chóp đều.

Ví dụ 2: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, gọi O là giao điểm của AC và BD.

a.      Chứng minh rằng SO(ABCD).

b.     Chứng minh rằng  (SAC)(SBD).

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống