Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải

Tải xuống 22 2.3 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác Toán lớp 8, tài liệu bao gồm 22 trang, tổng hợp 5 phương pháp giải đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và 19 bài tập có lời giải, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác gồm các nội dung sau:

I. Phương pháp giải

- Tóm tắt lý thuyết ngắn gọn

II. Một số ví dụ

- Gồm 11 ví dụ minh họa đa dạng cho 5 dạng bài Phân tích đa thức thành nhân tử có lời giải chi tiết

III. Bài tập vận dụng

- Gồm 19 bài tập vận dụng có lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KHÁC

I. Phương pháp giải

1. Chúng ta đã biết ba phương pháp để phân tích một đa thức thành nhân tử là đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm các hạng tử và phối hợp ba phương pháp đó. Tuy nhiên có những đa thức mặc dù rất đơn giản, nếu chỉ biết dùng ba phương pháp đó thôi thì không thể phân tích thành nhân tử được. Do đó trong chuyên đề này chúng ta sẽ xét thêm một số phương pháp khác để phân tích đa thức thành nhân tử.

Phương pháp tách một hạng tử thành nhiều hạng tử.

Phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử

Phương pháp đổi biến

Phương pháp đồng nhất hệ số

Phương pháp xét giá trị riêng của các biến.

II. Một số ví dụ

1. Phương pháp tách một hạng tử thành nhiều hạng tử

Ví dụ 1: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: (x)=2x2-3x+1

Giải

Cách 1: Tách hạng tử thứ hai: - 3x =- 2x- x

Ta có: (x)=(2x2-2x)-(x-1)=2x(x-1)-(x-1)=(x-1)(2x-1)

Cách 2: Tách hạng tử thứ nhất và hạng tử thứ hai: x2=x2+x2

Ta có: (x)=(x2-2x+1)+(x2-x)=(x-1)2+x(x-1)=(x-1)[(x-1)+x]

=(x-1)(2x-1)

Nhận xét. Để phân tích tam thức bậc hai (x)=ax2+bx+c ra nhân tử, ta tách hạng tử bx thành x+b2x sao cho b2=ac và b1+b2=b.

Ví dụ 2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \(f\left( x \right) = {x^3} - {x^2} - 4\)

Giải

Tìm cách giải. Ta lần lượt kiểm tra với \(x =  \pm 1;x =  \pm 2;x =  \pm 4\), ta thấy \(f\left( 2 \right) = 0\).

Đa thức \(f\left( x \right)\) có nghiệm \(x = 2\), do đó khi phân tích thành nhân tử, \(f\left( x \right)\) chứa nhân tử \(x - 2\).

Trình bày lời giải

Ta có:

 \(\begin{array}{l}f\left( x \right) = {x^3} - {x^2} - 4\\ = \left( {{x^3} - 2{x^2}} \right) + \left( {{x^2} - 2x} \right) + \left( {2x - 4} \right)\end{array}\)

\( = {x^2}\left( {x - 2} \right) + x\left( {x - 2} \right) + 2\left( {x - 2} \right)\)

\( = \left( {x - 2} \right)\left( {{x^2} + x + 2} \right)\)

Nhận xét. Nếu đa thức \(f\left( x \right) = {a_n}{x^n} + {a_{n - 1}}{x^{n - 1}} + ... + {a_1}x + {a_0}\) có nghiệm nguyên là \(x = {x_0}\) thì \({x_0}\) là một ước của hệ số tự do \({a_0}\) khi phân tích \(f\left( x \right)\) ra nhân tử thì \(f\left( x \right)\) có chứa nhân tử \(x - {x_0}\). Vì vậy đối với những đa thức một biến bậc cao, ta nên nhẩm lấy một nghiệm của nó để định hướng việc phân tích thành nhân tử.

2. Phương pháp thêm bớt cùng một hạng tử

Ví dụ 3: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \({x^4} + 324\)

Giải

\({x^4} + 324 = {x^4} + 36{x^2} + 324 - 36{x^2}\)

\(\begin{array}{l} = {\left( {{x^2} + 18} \right)^2} - {\left( {6x} \right)^2}\\ = \left( {{x^2} + 18 - 6x} \right)\left( {{x^2} + 18 - 6x} \right)\end{array}\)

Ví dụ 4: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \({x^5} + {x^4} + 1\)

Giải

\({x^5} + {x^4} + 1 = {x^5} + {x^4} + {x^3} - {x^3} + 1\)

\( = {x^3}\left( {{x^2} + x + 1} \right) - \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)\)

\( = \left( {{x^2} + x + 1} \right)\left( {{x^3} - x + 1} \right)\)

Nhận xét. Với kỹ thuật trên chúng ta phân tích thành nhân tử được: \({x^{3k + 2}} + {x^{3n + 1}} + 1\)

3. Phương pháp đổi biến

Một số đa thức có bậc cao, nhờ đặt biến phụ đưa về đa thức có bậc thấp hơn để thuận tiện cho việc phân tích thành nhân tử, sau khi phân tích thành nhân tử đối với đa thức mới, thay trở lại biến cũ để được đa thức với biến cũ.

Ví dụ 5: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

\(f\left( x \right) = x\left( {x + 4} \right)\left( {x + 6} \right)\left( {x + 10} \right) + 128\)

Giải

Ta có: \(f\left( x \right) = \left( {{x^2} + 10x} \right)\left( {{x^2} + 10x + 24} \right) + 128\)

Đặt \({x^2} + 10x + 12 = y\), đa thức trở thành:

\[f\left( y \right) = \left( {y - 12} \right)\left( {y + 12} \right) + 128 = {y^2} - 16 = \left( {y - 4} \right)\left( {y + 4} \right)\]

Suy ra:

\(\begin{array}{l}f\left( x \right) = \left( {{x^2} + 10x + 8} \right)\left( {{x^2} + 10x + 16} \right)\\ = \left( {x + 2} \right)\left( {x + 8} \right)\left( {{x^2} + 10x + 8} \right)\end{array}\)

Ví dụ 6: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

\(\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right)\left( {x + 4} \right) - 15\)

Giải

Tìm cách giải. Bài toán có dạng \(\left( {x + a} \right)\left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\left( {x + d} \right) + m\) với \(a + d = b + c\). Ta có thể đặt \(y = \left( {x + a} \right)\left( {x + d} \right)\) hoặc \(y = \left( {x + b} \right)\left( {x + c} \right)\) hoặc \(y = {x^2} + \left( {a + d} \right)x\). Khi đó ta phân tích với đa thức biến y.

Trình bày lời giải

Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( {x + 1} \right)\left( {x + 4} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) - 15\\ = \left( {{x^2} + 5x + 4} \right)\left( {{x^2} + 5x + 6} \right) - 15\end{array}\)

Đặt \(y = {x^2} + 5x + 9\).

Khi đó đa thức có dạng:

 \(y\left( {y + 2} \right) - 15 = {y^2} + 2y - 15 = \left( {y + 5} \right)\left( {y - 3} \right)\)

Từ đó suy ra:

\(\begin{array}{l}\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right)\left( {x + 4} \right) - 15\\ = \left( {{x^2} + 5x + 9} \right)\left( {{x^2} + 5x + 1} \right)\end{array}\)

Ví dụ 7: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

\(A = \left( {3x + 2} \right)\left( {3x - 5} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {9x + 10} \right) + 24{x^2}\)

Giải

Tìm cách giải. Nếu khai triển ngoặc thì bài toán trở lên khá phức tạp và có thể dẫn đển sai lầm. Quan sát kĩ đề bài chúng ta nhận thấy hệ số của bốn ngoặc có đặc điểm: \(3.3 = 1.9\) và \(2.\left( { - 5} \right) = \left( { - 1} \right).10\), do vậy chúng ta nghĩ đển việc nhóm hai ngoặc lại và đặt biến phụ nhằm đưa về bài toán đơn giản hơn.

Trình bày lời giải

Ta có:

\(A = \left( {3x + 2} \right)\left( {3x - 5} \right)\left( {x - 1} \right)\left( {9x + 10} \right) + 24{x^2}\)

\( = \left( {9{x^2} - 9x - 10} \right)\left( {9{x^2} + x - 10} \right) + 24{x^2}\)

Đặt \(y = 9{x^2} - 9x - 10\). Đa thức có dạng:

\(A = y\left( {y + 10x} \right) + 24{x^2}\)

\(\begin{array}{l} = {y^2} + 10xy + 24{y^2}\\ = {y^2} + 4xy + 6xy + 24{y^2}\\ = \left( {y + 4x} \right)\left( {y + 6x} \right)\end{array}\)

Từ đó suy ra:

\(A = \left( {9{x^2} - 3x - 10} \right)\left( {9{x^2} - 5x - 10} \right)\)

Nhận xét. Cách giải trên có thể dùng cho các đa thức có dạng:

\(P\left( x \right) = \left( {{a_1}x + {b_1}} \right)\left( {{a_2}x + {b_2}} \right)\left( {{a_3}x + {b_3}} \right)\left( {{a_4}x + {b_4}} \right) + m{x^2}\)

trong đó \({a_1}{a_2} = {a_3}{a_4};{b_1}{b_2} = {b_3}{b_4}\)

Ví dụ 8: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \(B = 2{x^4} + 3{x^3} - 9{x^2} - 3x + 2\)

Giải

Tìm cách giải. Những bài toán có dạng: \(a{x^4} + b{x^3} + c{x^2} + kax + {k^2}{b^2}\) với \(k = 1\) hoặc \(k =  - 1\).

Ta đặt \(y = {x^2} + k\), rồi biến đổi biểu thức về dạng \(a{x^2} + bxy + m{y^2}\)

Trình bày lời giải

Đặt \(y = {x^2} - 1 \Rightarrow {y^2} = {x^4} - 2{x^2} + 1\). Biến đổi biểu thức, ta có:

\(\begin{array}{l}B = 2\left( {{x^4} - 2{x^2} + 1} \right) + 3{x^3} - 3x - 5{x^2}\\ = 2{\left( {{x^2} - 1} \right)^2} + 3x\left( {{x^2} - 1} \right) - 5{x^2}\end{array}\)

Từ đó, biểu thức có dạng:

\(\begin{array}{l}B = 2{y^2} + 3xy - 5{x^2}\\ = 2{y^2} - 2xy + 5xy - 5{x^2}\\ = \left( {y - x} \right)\left( {2y + 5x} \right)\end{array}\)

Từ đó suy ra:

\(B = \left( {{x^2} - x - 1} \right)\left( {2{x^2} + 5x - 2} \right)\).

4. Phương pháp đồng nhất hệ số

Ví dụ 9: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \(f\left( x \right) = {x^4} - 6{x^3} + 12{x^2} - 14x + 3\)

Giải

Tìm cách giải. Các số \( \pm 1; \pm 3\) không phải là nghiệm của đa thức \(f\left( x \right)\) nên \(f\left( x \right)\) không có nghiệm nguyên, \(f\left( x \right)\) cũng không có nghiệm hữu tỷ. Như vậy nếu \(f\left( x \right)\) phân tích được thành nhân tử thì phải có dạng:

\(\left( {{x^2} + ax + b} \right)\left( {{x^2} + cx + d} \right)\), với \(a,b,c,d \in \mathbb{Z}\).

Khai triển dạng này ra, ta được đa thức:

\({x^4} + \left( {a + c} \right){x^3} + \left( {ac + b + d} \right){x^2} + \left( {ad + bc} \right)x + bd\).

Đồng nhất đa thức này với \(f\left( x \right)\) ta được hệ điều kiện:

\(\left\{ \begin{array}{l}a + c =  - 6\\ac + b + d = 12\\ad + bc =  - 14\\bd = 3\end{array} \right.\) .

Xét \(bd = 3\), với \(b,d \in \mathbb{Z},b \in \left\{ { \pm 1; \pm 3} \right\}\) .

Với \(b = 3\) thì \(d = 1\), hệ điều kiện trở thành:

 \(\left\{ \begin{array}{l}a + c =  - 6\\ac = 8\\a + 3c =  - 14\end{array} \right.\)

Từ đó tìm được: \(a =  - 2;c =  - 4\).

Vậy \(f\left( x \right) = \left( {{x^2} - 2x + 3} \right)\left( {{x^2} - 4x + 1} \right)\) .

Trình bày lời giải

\(f\left( x \right) = {x^4} - 6{x^3} + 12{x^2} - 14x + 3\)

\( = \left( {{x^4} - 4{x^3} + {x^2}} \right) - \left( {2{x^3} + 8{x^2} - 2x} \right) + \left( {3{x^2} - 12x + 3} \right)\)

\( = {x^2}\left( {{x^2} - 4x + 1} \right) - 2x\left( {{x^2} - 4x + 1} \right) + 3\left( {{x^2} - 4x + 1} \right)\)

\( = \left( {{x^2} - 4x + 1} \right)\left( {{x^2} - 2x + 3} \right)\)

5. Phương pháp xét giá trị riêng của các biến

Ví dụ 10: Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \(P = {x^2}\left( {y - z} \right) + {y^2}\left( {z - x} \right) + {z^2}\left( {x - y} \right)\)

Giải

Nhận xét. Nếu thay \[x\] bởi y thì \(P = 0\), nên P chia hết cho \(x - y\).

Hon nữa nếu thay x bởi y, y bởi z, z bởi x thì P không thay đổi (ta nói đa thức P có dạng hoán vị vòng quanh). Do đó: P chia hết cho \(x - y\) thì P cũng chia hết cho \(y - z,z - x\).

Từ đó: \(P = a\left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {z - x} \right)\); trong đó a là hằng số, không chứa biến vì P có bậc 3 đối với tập hợp các biến, còn tích \(\left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {z - x} \right)\) cũng có bậc 3 đối với tập hợp các biến.

Ta có:

 \(\begin{array}{l}P = {x^2}\left( {y - z} \right) + {y^2}\left( {z - x} \right) + {z^2}\left( {x - y} \right)\\ = a\left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {z - x} \right)\end{array}\)

(*) đúng với mọi \(x,y,z \in \mathbb{R}\) nên ta chọn các giá trị riêng cho x, y, z để tìm hằng số a là xong.

Chú ý. Các giá trị của x, y, z ta có thể chọn tùy ý, chỉ cần chúng đôi một khác nhau để tránh \(P = 0\) là được.

Chẳng hạn, chọn \(x = 2;y = 1;z = 0\) thay vào đắng thức (*),ta tìm được \(a =  - 1\)

Vậy:

 \(\begin{array}{l}P = {x^2}\left( {y - z} \right) + {y^2}\left( {z - x} \right) + {z^2}\left( {x - y} \right)\\ =  - \left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {z - x} \right)\end{array}\)

\( = \left( {x - y} \right)\left( {y - z} \right)\left( {x - z} \right)\)

Ví dụ 11: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:

\(Q = a{\left( {b + c - a} \right)^2} + b{\left( {c + a - b} \right)^2} + c{\left( {a + b - c} \right)^2} + \left( {a + b - c} \right)\left( {b + c - a} \right)\left( {c + a - b} \right)\)

Giải

Nhận xét. Với \(a = 0\) thì \(Q = 0\), cho nên a là một nhân tử của Q. Do vai trò bình đẳng của a, b, c nên b và c cũng là nhân tử của Q, mà Q có bậc 3 đối với tập hợp các biến nên \(Q = k.abc\).

Chọn \(a = b = c = 1\) được \(k = 4\).

Vậy \(Q = 4abc\).

 


Xem thêm
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 1)
Trang 1
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 2)
Trang 2
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 3)
Trang 3
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 4)
Trang 4
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 5)
Trang 5
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 6)
Trang 6
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 7)
Trang 7
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 8)
Trang 8
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 9)
Trang 9
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác và Phương pháp giải (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 22 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống