Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7

Tải xuống 6 5.2 K 29

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7, tài liệu bao gồm 6 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SỬ HKI LỚP 7

Sử thế giới:

1/ Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào?

-   Thế kỉ V, các bộ tộc Giec man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây

Các tướng lĩnh quân sự và quí tộc chiếm ruộng đất của chủ nô, trở nên quyền thế và giàu có, gọi là lãnh chúa

-   Nô lệ và nông dân thành nông nô

-> Hình thành xã hội phong kiến châu Âu

Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền

2/ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã hình thành và phát triển như thế nào? Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong 1 tổ chức gì?

Thế kỉ X -> VIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như: Mô giô pa hít, Campuchia, Đại Việt, Pagan…

Thế kỉ XIII, người Thái lập nên vương quốc Su khô thay và Lạn Xạng

Thế kỉ XVIII các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu suy yếu

Thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của phương Tây

Hiện nay các nước Đông Nam Á đều đứng chung trong tổ chức ASEAN

3.  Nguyên nhân, kết quả của những cuộc phát kiến địa lí (2đ)?

*Nguyên nhân (1 điểm ) :

-Sản xuất phát triển

-Cần nguyên liệu

- Cần thị trường .

*Kết quả (1 điểm ) :

-Tìm ra được những con đường mới .

-Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu

-Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước Châu Âu

4.   Nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường (1đ)

* Chính sách đối nội (0.5 đ)

Cử người cai quản các địa phương

-   Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài

-   Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân

* Chính sách đối ngoại (0.5 đ)

-   Tiến hành gây chiến tranh xâm lược để mở rộng bờ cõi

5.  Những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc thời phong kiến (3 đ)?

Đáp án:

a.   Về văn hóa: (2đ)

+ Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo

+ Văn học, sử học:

Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. ..) và tiểu thuyết Minh-Thanh (Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân, Thủy Hử - Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa – La Quán Trung

-   Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên

+ Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ

b.   Khoa học – Kỷ thuật (1đ)

+ Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, kỷ thuật in và nghề làm giấy

Bên cạnh đó các kỷ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kim…đều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc

6.  So sánh sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Phương Đông và Phương Tây (2 đ)?

Đáp án:

Giống nhau (0,5đ) - Cơ sở kinh tế chủ yếu: nông nghiệp

-   xã hội có hai giai cấp: Thống trị - bị trị

-   Giai cấp thống trị có cuộc sống sung sướng dựa vào bóc lột địa tô

Khác nhau: (1,5đ)

 

 

XHPK Phương đông

XHPK Châu Âu

Thời gian hình

thành

Hình thành sớm (TCN)

- Hình thành muộn (TK V)

Giai cấp

Hai giai cấp: Địa chủ - nông dân

lĩnh canh

- Hai giai cấp: Lãnh chúa – nông nô


Quá trình   phát

triển

Phát triển chậm, suy vong kéo dài

- Phát triển nhanh, suy vong nhanh

Bản chất nền KT

- Nông nghiệp mở rộng

- Nông nghiệp khép kín

 

Sử Việt Nam:

1/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước như thế nào? Các em đã học tập được gì về thời niên thiếu của Đinh Bộ Lĩnh?

Đinh Bộ Lĩnh là con ông Đinh Công Trứ, ở Hoa Lư (Ninh Bình)

Nhờ nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, lần lược tiến đánh các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy , được nhân dân tôn là Vạn Thắng Vương

Năm 967 đất nước thống nhất ,yên bình

Em đã học được từ Đinh Bộ Lĩnh lòng yêu nước , trí thông minh, anh dũng, tuổi nhỏ nhưng có ý chí lớn, muốn làm nhiều việc giúp ích cho đất nước

2/ Em hãy tường thuật và nêu ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt vào thế kĩ XI? Tại sao Lý Thường Kiệt lại “ giảng hòa với Tống “?

Quân Tống tấn công phòng tuyến, ta phản công mãnh liệt, mưu trí, đ슸y l쳌i chúng

Quách Qu࿷ chuyển sang phòng ngự. Quân Tống chán nản, mệt mỏi, hao mòn dần

Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh vào trại giặc, chúng thua to.

Lý Thường Kiệt chủ động “giảng hòa”

Đây là trận đánh tuyệt vời, Lý Thường Kiệt là niềm tự hào dân tộc, độc lập được giữ vững

Lý Thường Kiệt chủ động “ giảng hòa” với Tống vì ông không muốn chiến tranh tiếp diễn, chỉ tăng nổi thống khổ cho nhân dân, 2 nước sẽ gánh chịu hy sinh về người và của thật vô ích. Ông muốn thể hiện thiện chí hòa bình và lòng nhân đạo, từ đó nhà Tống từ bỏ hẳn ý định xâm lược nước ta

3.   Hãy nêu tình hình văn hóa và giáo dục thời Lý ? Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 nói lên điều gì?

1070 xây dựng Văn miếu

1075 mở khoa thi đầu tiên

1076 mở Quốc tử giám

Thi cử chưa nề nếp

Văn học chữ Hán bước đầu phát triển

Đạo Phật phát triển rộng khắp

Hội xuân có hát chèo, múa rối nước, đá cầu, đua thuyền...

Kiến trúc độc đáo, qui mô tương đối lớn: ch쳌a Một Cột, tháp Báo Thiên...

Điêu khắc tinh vi, thanh thoát: tượng Phật, hình rồng

--> Thời Lý ra đời nền văn hóa Thăng Long

Các sự kiện năm 1070, 1075,1076 cho thấy giáo dục nước ta thời Lý bước đầu phát triển

4.  Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao?

Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập

Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc

Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam

Củng cố khối đoàn kết toàn dân

Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á

Tác giả bài Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) . Tác dụng của bài thơ này là các chiến sĩ đã căm th쳌 giặc và thích trên cánh tay 2 chữ “ Sát Thát”

5.   Em hãy trình bày về luật pháp và quân đội thời Lý (1đ)?

Đáp án+ Luật pháp, quân đội thời Lý.(1đ)

Luật pháp: Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ hình thư.

Quân đội: Gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách ngụ binh ư nông.

Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.

7.   Em hiểu như thế nào về chính sách “ngụ binh ư nông” (1đ)?

Đáp án:

Chính sách “Ngụ binh ư nông” – Gửi binh ở nhà nông: là chính sách quân sự cho quân lính luân phiên nhau giữa sản xuất và luyện tập trong thời bình. lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.

8.   Vì sao nhà Tống lại có âm mưu xâm lược nước ta (2 đ)?

Giữa thế kỷ XI, tình hình nhà Tống gặp nhiều khó khăn: nội bộ triều đình mâu thu슸n, ngân khố tài chính cạn kiệt, nông dân nổi dậy nhiều nơi, biên cương bị quấy nhiễu

Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết những khó khăn trong nước do đó đã xúi giục Chăm-Pa đánh Đại Việt từ phía Nam, ngăn cản việc buôn bán, đi lại giữa hai nước.

9.   Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt (2đ) ?

Đáp án:

Kết quả: Quân giặc 10 phần chết hết năm sáu phần. Quách Qu࿷ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.(1đ)

Ý nghĩa(1đ)-Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

-   Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

-   Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .

10.     Nêu cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt (2đ)?

-   Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rỏ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ

Chu슸n bị bố phòng vững chắc, biết lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến kiên cố

-   Sáng tác bài thơ “Nam quốc Sơn hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ

-   Biết chờ đợi thời cơ ph쳌 hợp đê phản công

Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể diện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta.

11.   Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly ? Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cải cách đó (3đ)?

Các biện pháp cải cách của Hồ Qúy Ly :

-Về chính trị : cải tổ hàng tổ võ quan , thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần

-Về kinh tế : phát hành tiền giấy , ban hành chính sách hạn điền, quy định ,thuế ruộng.

-Về xã hội : thực hiện chính cách hạn nô .

-Về văn hóa giáo dục : dịch sách chữ hán chữ nôm. Sửa đổi qui chế thi cử học tập .

-Về quốc phòng : làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu ,xây thành kiên cố .

*Tác dụng :

-Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ.

-Làm suy yếu thế lực nhà Trần ,tăng nguồn thu nhập cho đất nước.

Sử địa phương:

1.  Hãy nêu tình hình vùng đất Sài Gòn từ buổi bình minh của lịch sử đến thế kĩ XV? Tại sao phần đất Sài Gòn được gọi là Thủy Chân Lạp?

Nhiều di vật khảo cổ đã khẳng định: khoảng thiên niên kỉ II TCN, con người đã có mặt ở vùng đất

thuộc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

Đầu Công nguyên, Sài Gòn thuộc vương quốc cổ Ph쳌 Nam, 1 đế quốc hùng mạnh thời cổ đại

Thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính, Sài Gòn thuộc Thủy Chân Lạp, gồm 2 khu vực là Bến Nghé và Sài Gòn – Chợ Lớn

-   V쳌ng đất Sài Gòn được gọi là Thủy Chân Lạp vì là v쳌ng đất ph쳌 sa mới bồi ,lầy lội, nhiều sông rạch

2.  Người Việt đã “mang gươm đi mỡ cõi” ỡ vùng đất phương Nam như thế nào? Vì sao chúa Nguyen lại có thể đưa người vào khai phá vùng đất của Chân Lạp?

-   Thế kỉ XV-XVI, 1 bộ phận người Việt từ miền Trung đi về phương Nam, đến Nam bộ, trong đó có Sài Gòn. Khi ấy chỉ là v쳌ng đất lầy lội , rừng rậm hoang vu, đầy thú dữ

Thế kỉ XVII,các chúa Nguyễn đưa người vào khai phá

Người Việt phá rừng, vỡ đất, đánh đuổi thú dữ, trồng tỉa, cày cấy

-   Ban đầu, những người đi khai hoang chết rất nhiều nhưng họ van không lùi bước, hợp sức với nhau để chống chọi với thiên nhiên

Chúa Nguyễn có thể đưa người vào khai phá vùng đất của Chân Lạp vì công chúa Ngọc Vạn, con của chúa Nguyễn là hoàng hậu của Chân Lạp là hậu thuan cho việc này

Xem thêm
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 5)
Trang 5
Đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 7 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống