Lý thuyết Tính chất hóa học của axit (mới 2023 + 30 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết – Hóa học 9

Tải xuống 10 2.6 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về tính chất hóa học của axit và 1 số axit quan trọng có đáp án môn Hóa học lớp 9, tài liệu bao gồm 10 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit

A. Lý thuyết Tính chất hóa học của axit 

I. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

Dd axit làm quỳ tìm chuyển màu đỏ.

2. Axit + kim loại à muối + H2

3H2SO4 +2Al Al2(SO4)3 + 3H2

Zn +2HCl ZnCl2 +H2

Cu + HCl k pư

Cu + H2SO4 k pư

3. Axit + bazo à muối + nước

 H2SO4 + 2 NaOH Na2SO4 + H2O

H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + H2O

                              (Dd màu xanh lam)

HCl + NaOH NaCl + H2O

Chú ý: pư giữa axit và bazo là pư trung hòa.

4. Axit + oxit bazo à muối  + nước

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

                     ( dd màu vàng nâu)

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O

5. Axit + muối à axit mới  + muối mới

BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl

II. Phân loại  axit

- axit mạnh : HCl, HNO3, H2SO4,

- axit yếu : H2S, H2CO3,..

III. Một số axit quan trọng.

 

HCl

H2SO4 loãng

Giống nhau

- làm đổi màu quỳ tím

- tác dụng với KL tạo muối và giải phóng H2

 Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 ZnSO4 +H2

- tác dụng với bazo tạo muối + nước

2HCl + Cu(OH)2 CuCl2 +2H2O

H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O

- tác dụng với oxit bazo tạo muối + nước

2HCL + CuO CuCl2 + H2O

H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O

- tác dụng với muối tạo ra axit mới và muối mới.

 

 

Khác nhau

 

Tính chất của H2SO4 đặc.

- tác dụng với kim loại tạo muối sunfat và không giải phóng H2.

Cu + 2H2SO4đặc, nóng CuSO4 +2H2O + SO2

- tính háo nước:

                  H2SO4 đ

C12H22O11  --------- > 11H2O + 12C

C + 2H2SO4 đ CO2 + 2H2O + 2SO2

Htg: đường từ màu trắng chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang nâu và cuối cùng thành khối đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc.

 

 

 

Ứng dụng

- điều chế muối clorua.

- làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.

- tẩy rủ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại.

- chế biến thực phẩm, dược phẩm,..

 
    Lý thuyết, bài tập về tính chất hóa học của axit và 1 số axit quan trọng có đáp án (ảnh 1)  

 

IV. Nhận biết nhóm sunfat và axit sunfuric

- thuốc thử : muối Bari như BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(OH)2,…

- hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng ( BaSO4)

H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl

Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2 NaCl

V. Điều chế axit sunfuric.

 

Lý thuyết, bài tập về tính chất hóa học của axit và 1 số axit quan trọng có đáp án (ảnh 2)

A. Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit 

Câu 1. Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphatalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:

A. Màu đỏ mất dần

B. Không có sự thay đổi màu

C. Màu hồng từ từ xuất hiện

D. Màu xanh từ từ xuất hiện

Câu 2. Cho một mẫu giấy quì tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến khi dư ta thấy màu giấy quì:

A. Màu đỏ không thay đổi

B. Màu đỏ chuyển sang dần màu xanh

C. Màu xanh không đổi

D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ

Câu 3. Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang:

A. Màu xanh

B. Không đổi màu

C. Màu đỏ

D. Màu vàng nhạt

Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Không màu

D. Màu tím

Câu 5. Cho phản ứng:

BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2

X và Y lần lượt là:

A. H2SO4 và BaSO4

B. HCl và BaCl2

C. H3PO4 và Ba3(PO4)2

D. H2SO4 và BaCl2

Câu 6. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng 200 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch sau phản ứng làm quì tím chuyển sang:

A. Đỏ

B. Vàng nhạt

C. Xanh

D. Không màu

Câu 7. Dung dịch A có pH < 7 vào tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch bari nitrat Ba(NO3)2. Chất A là:

A. HCl

B. Na2SO4

C. H2SO4

D. Ca(OH)2

Câu 8. Thuốc thử dùng để nhận biết: HNO3; Ba(OH)2; NaCl; NaNO3đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:

A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2

B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3

C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3

D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2

Câu 9. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl; KOH; NaNO3; Na2SO4

A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4

B. Dùng dung dịch phenolphatalein và dung dịch BaCl2

C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2

D. Dung dung dịch phenolphatalein và dung dịch H2SO4

Câu 10. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 11. Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là:

A. 13,6 g

B. 1,36 g

C. 20,4 g

D. 27,2 g

Câu 12. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 2, 5 lít

B. 0,25 lít

C. 3,5 lít

D. 1,5 lít

Câu 13. Cho 0,2 mol CaO tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là:

A. 2,22 g

B. 22,2 g

C. 23,2 g

D. 22,3 g

Câu 14. Hòa tan 16 gam SO3 trong nước thu được 250 ml dung dịch axit. Nồng độ của dung dịch thu được là:

A. 0,2M

B. 0,4M

C. 0,6M

D. 0,8M

Câu 15. Khi cho 500 ml dung dịch NaOH 1 M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO42M là:

A. 250 ml

B. 400 ml

C. 500 ml

D. 125 ml

Câu 16. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 61,9% và 38,1%

B. 63% và 37%

C. 61,5% và 38,5%

D. 65% và 35%

Câu 17. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:

A. 100 ml

B. 200 ml

C. 300 ml

D. 400 ml

Câu 18. Trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là:

A. 100 g

B. 80 g

C. 90 g

D. 150 g

Câu 19. Để trung hòa 112 gam dung dịch KOH 25% thì cần bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuric 4,9%

A. 400g

B. 500g

C. 420 g

D. 570 g

Câu 20. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(NO3)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng lần lượt là:

A. H2SO4 1M và HNO3 0,5 M

B. BaSO4 0,5M và HNO3 1M

C. HNO3 0,5M và Ba(NO3)2 0,5M

D. H2SO4 0,5M và HNO3 1M

Câu 21. Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 4 g và 16 g

B. 10 g và 10 g

C. 8 g và 12 g

D. 14 g và 6 g

Câu 22. Hòa tan 12,1 gm hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là:

A. 26,3 g

B. 40,5 g

C. 19,2 g

D. 22,8 g

Câu 23. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 23,30 g

B. 18,64 g

C. 1,86 g

D. 2,33 g

Câu 24. Hỗn hợp A gồm 3 chất rắn. Chỉ dùng dung dịch H2SO4loãng dư, tách được chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất, 3 chất rắn đó là

A. BaO, CuO, Al2O3.

B. Al2O3, Fe2O3, MgO.

C. Al2O3, Fe2O3, NaOH.

D. Al2O3, Fe2O3, SiO2.

Câu 25. Một hỗn hợp X gồm 0,04 mol Al và 0.06 mol Mg . Nếu đem hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong HNO3 thu được 0,03 mol sản phẩm X do sự khử của . Nếu đem hỗn hợp đó hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng vừa đủ cũng thu được 0,03 mol sản phẩm Y do sự khử của X và Y là

A. NO2 và H2S

B. NO2 và SO2

C. NO và SO2

D. NH4NO3 và H2S

Câu 26. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với 5,6 lít O2 (ở đktc) thu được hỗn hợp X gồm oxit sắt và sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A vào H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít SO2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 25,2 gam.

B. 28 gam.

C. 33,6 gam.

D. 39,2 gam.

Quy đổi hỗn hợp sắt và oxit sắt thành 2 nguyên tố : Fe, O

 

Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam muối sunfat của kim loại M, khí SO2 thoát ra bị oxi hóa hoàn toàn bằng oxi và cho hấp thụ hết vào H2O thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Hàm lượng lưu huỳnh trong muối sunfat trên là

A. 36,33%.

B. 46,67%.

C. 53,33%.

D. 26,67%.

Câu 28. Cho phản ứng:

Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

Tổng các hệ số của các chất (là những số nguyên tối giản) trong phương trình phản ứng là

A. 23

B. 47

C. 31

D. 27

Câu 29. Cho biết tất cả các hệ số đều đúng, hỏi X là chất gì?

4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + X + 4H2O

A. SO2

B. S

C. H2S

C. H2S

Câu 30. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, nên dùng thuốc thử là

A. Al

B. CuO

C. Cu

D. Fe

Phần 2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1C

2D

3C

4B

5B

6C

7C

8C

9C

10B

11A

12B

13B

14D

15D

16A

17B

18B

19B

20D

21C

22A

23B

24D

25D

26C

27C

28D

   

 

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống