Lý thuyết Một số oxit quan trọng (mới 2023 + 35 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết - Hóa học 9

Tải xuống 6 2.3 K 18

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập vê một số oxit quan trọng có đáp án môn Hóa học lớp 9, tài liệu bao gồm 6 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Lý thuyết Một số oxit quan trọng

A. Lý thuyết Một số oxit quan trọng

I. CANXI OXIT

- Công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống, là chất rắn, màu trắng.

1. Tính chất hóa học

CaO có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.

a) Tác dụng với nước: CaO (r) + H2(l) → Ca(OH)2 (r)

Phản ứng của CaO với nước gọi là phản ứng tôi vôi, phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.

Chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.

CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

  CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Nhờ tính chất này, CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải của nhiều nhà máy hóa chất, …

c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lý thuyết Hóa học 9

Vì vậy CaO sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.

 

2. Ứng dụng của canxi oxit

CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:

- Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

- Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…

- Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.

3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp

Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…

Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung đá vôi:

- Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lý thuyết Hóa học 9

- Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 900°C: Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lý thuyết Hóa học 9

II. LƯU HUỲNH ĐIOXIT

- Công thức hóa học là SO2, tên gọi khác là khí sunfurơ.

1. Tính chất vật lí

Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.

2. Tính chất hóa học

Lưu huỳnh đioxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit.

a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:

  SO2 + H2O → H2SO3 (axit sunfurơ)

SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

Ví dụ:

  SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

Khi SO2 dư sẽ tiếp tục có phản ứng sau:

  SO2 (dư) + H2O + CaSO3 ↓ → Ca(HSO3)2

Như vậy khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.

c) Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối:

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lý thuyết Hóa học 9

3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit

- Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric (H2SO4).

- Ngoài ra, SO2 còn dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy, dùng làm chất diệt nấm mốc,…

 

4. Điều chế lưu huỳnh đioxit

a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4.

Ví dụ:

  Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O

Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.

b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt (FeS2) trong không khí.

Ví dụ:

  Hóa học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng - Lý thuyết Hóa học 9

B. Bài tập một số oxit quan trọng

Dạng 1

Bài tập lý thuyết về một số oxit quan trọng:

* Một số lưu ý cần nhớ

Tên chất

Canxi oxit (CaO)

Lưu huỳnh đioxit (SO2)

Phân loại

Oxit bazo

Oxit axit

Tính chất vật lý

Là chất rắn, màu trắng

Tên thông thường là vôi sống

Chất khí không màu, mùi hắc.

 

 

 

 

 

 

 

Tính chất hóa học

Tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm

CaO + H2O → Ca(OH)2

Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

SO2 + H2O → H2SO3



Tác dụng với axit tạo thành muốinước

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O




Tác dụng với bazo tạo thành muốinước

SO2 + NaOH → NaSO3 + H2O



 

Tác dụng với oxit axit => muối mới

CaO + CO2→CaCO3




Tác dụng với oxit bazo => muối mới

BaO + SO2 → BaSO3




Ứng dụng

- Phần lớn được dùng trong công nghiệp luyện kim, nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

- Dùng để làm khô nhiều chất.




- Phần lớn dùng để sản xuất H2SO4.

- Tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường.

- Làm chất diệt nấm mốc.



Điều chế

Điều chế CaO từ đá vôi:

CaCO3 → CaO + CO2




- Trong phòng thí nghiệm:

Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh(HCl, H2SO4)

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(Được thu bằng phương pháp đẩy không khí)

- Trong công nghiệp:
 S+O2
SO2

 

* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1:
 Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

A. SO2

B. CaO

C. Fe2O3

D. Al2O3

Hướng dẫn giải chi tiết:

CaO là một oxit vừa tan trong nước và có khả năng hút ẩm.

Đáp án B

Ví dụ 2: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A. Al và H2SO4 loãng. 

B. NaOH và dung dịch HCl.

C. Na2SO4 và dung dịch HCl.     

D. Na2SO3 và dung dịch HCl

Hướng dẫn giải chi tiết:

Để điều chế khí SO2 ta cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

Đáp án D

Ví dụ 3: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. CO2, CO

D. Không có khí nào thoát ra

Hướng dẫn giải chi tiết:

Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ

=> Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ, đó là CO2 và SO2 và 2 khí này bị hấp thụ trong dung dịch

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

CO không tác dụng vì CO là oxit trung tính.

=> Khí thoát ra là CO

Đáp án A

Dạng 2

Oxit axit (SO2 , CO2) tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)

* Phản ứng của SO2 khi tác dụng với dung dịch NaOH:

SO2 + NaOH → NaHSO3 (1)

1            1

SO2 + 2NaOH → Na2SO+ H2O (2)

1            2

Ta xét giá trị T = n OH (có trong dung dịch kiềm) : n SO2

- Nếu T ≤ 1 => Chỉ có phản ứng (1) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối NaHSO3 và có thể có SO2 dư

- Nếu T ≥ 2 => Chỉ có phản ứng (2) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối Na2SO3 và có thể có NaOH dư

- Nếu 1 < T < 2 => Cả phản ứng (1), (2) đều diễn ra => Sản phẩm sinh ra có cả 2 muối NaHSO3, Na2SO3.

* Bài toán CO2/SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)(1)

   0.05           0.1  → n OH = 0,1.2= 0,2(MOL)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2)

Ta lại xét tỉ lệ : T = n OH (có trong dung dịch kiềm) : n SO2

- Nếu T ≤ 1 => Chỉ có phản ứng (1) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối Ca(HCO3)2 và có thể có CO2 dư

- Nếu T ≥ 2 => Chỉ có phản ứng (2) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối CaCOvà có thể có Ca(OH)2 dư

- Nếu 1 < T < 2 => Cả phản ứng (1), (2) đều diễn ra => Sản phẩm sinh ra có cả 2 muối Ca(HCO3)2, CaCO3.

 

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là

 

Hướng dẫn giải chi tiết:

nSO2=0,05 mol; nCa(OH)2=0,07 mol 

Ta thấy 1 mol Ca(OH)2 có chứa 2 mol OH

=> 0,07 mol Ca(OH)2 có chứa 0,14 mol OH

Ta có tỉ lệ: n OH : n SO2 = 0,14 : 0,05 > 2

=> Sản phẩm sau phản ứng chỉ có muối CaSO3 và Ca(OH)2 dư

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

0,05 →  0,05   →     0,05

=> mCaSO3 = 0,05.120 = 6 gam

Ví dụ 2: Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng muối tạo thành là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCO2=0,02mol; nKOH=0,025mol

 Xét tỉ lệ:

 1<nKOH/nCO2=0,025/0,02=1,25<2

=> phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

  x   ←  2x      ←    x

CO2 + KOH → KHCO3

  y  ←  y    ←       y

Theo PT ta có:  ∑nCO2=x+y=0,02(1)

∑nKOH = 2x + y = 0,025   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol;  y = 0,015 mol

=>mK2CO3=0,005.138=0,69gam;

mKHCO3=0,015.100=1,5gam

Ví dụ 3: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là

Hướng dẫn giải chi tiết:

nCO2 = 0,2 mol;

+) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,05.190,48 = 200 gam

=> mNaOH = 200.2% = 4 gam => nNaOH = 0,1 mol

Xét tỉ lệ: nNaOH/nCO2=0,5<1

=> phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3

CO2 + NaOH → NaHCO3

0,1  ←  0,1     →    0,1

=> mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 gam

Bài tập ôn tập:

Câu 1: Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng.

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,075 (mol)

Vì KOH dư nên muối thu dc là K2CO3.

CO2 +2 KOH → K2CO3 +H2O

0,075 → 0,075

CM = n/V= 0,075/0,25= 0,3 (M).

 Câu 2: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị của V?

Câu 3: Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành?

Câu 4: Dẫn 22,4 lít khí CO2 ( đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào? Khối lượng của muối là bao nhiêu?

Câu 5: Cho 5,6 gam CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m?

C. Trắc nghiệm Một số oxit quan trọng

Bài 1: Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2O5 ta dùng:

A. nước và quỳ tím

B. dung dịch NaCl

C. dung dịch KOH

D. quỳ tím khô

Lời giải

Để nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và P2Ota dùng: nước và quỳ tím

- Cho 2 chất rắn vào nước => 2 chất rắn tan hết, tạo thành dung dịch

CaO + H2O → Ca(OH)2

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch thu được

+ dung dịch làm quỳ chuyển xanh là Ca(OH)2 => chất rắn ban đầu là CaO

+ dung dịch làm quỳ chuyển đỏ là H3PO4 => chất rắn ban đầu là P2O5

Đáp án: A

Bài 2: BaO tác dụng được với các chất nào sau đây?

A. H2O, NO, KOH

B. NaOH, SO3, HCl

C. P2O5, CuO, CO

D. H2O, H2CO3, CO2

Lời giải

BaO tác dụng được với: H2O, H2CO3, CO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

BaO + H2CO→ BaCO3 + H2O

BaO + CO2 → BaCO3

Loại A vì BaO không phản ứng với KOH

Loại B vì BaO không phản ứng với NaOH

Loại C vì BaO không phản ứng với CO.

Đáp án: D

Bài 3: Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

A. Nước, sản phẩm là bazơ

B. Axit, sản phẩm là bazơ

C. Nước, sản phẩm là axit

D. Bazơ, sản phẩm là axit

Lời giải

SO3 là oxit axit

=> tác dụng với nước cho sản phẩm là axit và tác dụng với bazo cho sản phẩm là muối

Đáp án: C

Bài 4: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3. Nung 1 tấn đá vôi loại này có thể thu được bao nhiêu kg vôi sống (CaO), nếu hiệu suất là 85%?

A. 308,8 kg

B. 388,8 kg

C. 380,8 kg

D. 448,0 kg

Lời giải

1 tấn đá vôi chứa 80% CaCO3 => mCaCO3 = 0,8 tấn = 800 kg

CaCO3 → CaO + CO2

100 kg      56 kg

800 kg → 448 kg

Vì hiệu suất là 85% => mCaOthực tế = 448.85% = 380,8 kg

Đáp án: C

Bài 5: Từ 10 kg đá vôi ( không lẫn tạp chất) điều chế được bao nhiêu kg vôi sống, biết rằng hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%?

Lời giải

        CaCO3 → CaO + CO2

Theo phương trình   100(g) → 56 (g)

Hay                           100 kg → 56 (kg)

Theo đề bài               10 kg →   x (kg)

=> x = 10.56/100 = 5,6 (kg)

Vì H= 75% => lượng CaO thực tế thu được là: mCaO = 5,6. 75% : 100% = 4,2 (kg)

Đáp án: C

Bài 6: Khi cho CaO vào nước thu được

A. dung dịch CaO.

B. dung dịch Ca(OH)2.

C. chất không tan Ca(OH)­2.        

D. cả B và C.

Lời giải

Khi cho CaO vào nước xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2

Vì Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ và còn 1 phần không tan lắng xuống

Đáp án: D

Bài 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

A. Công nghiệp sản suất cao su             

B. Sản xuất thủy tinh.

C. Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất.

D. Sát trùng diệt nấm, khử độc môi trường.

Lời giải

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

=> Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Đáp án: A

Bài 8: Hóa chất nào sau đây dùng để khử chua đất trong công nghiệp?

A. CaCO3

B. MgCO3

C. NaCl

D. CaO

Lời giải

Đất chua là đất có môi trường axit => dùng hóa chất có tính bazơ để trung hòa bớt độ chua của đất

CaO + H2O → Ca(OH)2 (môi trường bazơ)

Ca(OH)2 trung hòa lượng H+ trong đất làm đất bớt chua

Đáp án: D

Bài 9: Canxi oxit có thể tác dụng được với những chất nào sau đây?

A. H2O, CO2, HCl, H2SO4

B. CO2, HCl, NaOH, H2O

C. Mg, H2O, NaCl, NaOH

D. CO2, HCl, NaCl, H2O

Lời giải

Canxi oxit có thể tác dụng được với : H2O, CO2, HCl, H2SO4.

Đáp án: A

Bài 10: Các oxit tác dụng được với nước là

A. PbO2, K2O, SO3

B. BaO, K2O, SO2

C. Al2O3, NO, SO2

D. CaO, FeO, NO2

Lời giải

Các oxit tác dụng được với nước là BaO, K2O, SO2.

BaO + H2O → Ba(OH)2

K2O + H2O → 2KOH

SO2 + H2O ⇆ H2SO3

Đáp án: B

Bài 11: Hòa tan 0,56 gam CaO vào 800 ml nước thu được dung dịch nước vôi trong có nồng độ mol là

A. 0,15M

B. 0,0125M

C. 0,015M

D. 0,0025M

Lời giải

nCaO = 0,01 mol

CaO + H2O → Ca(OH)2

0,01        →         0,01

Đáp án: B

Bài 12: Để nhận biết hai khí SOvà O2 ta dùng

A. quỳ tím ẩm

B. dung dịch Ca(OH)2

C. dung dịch Ba(OH)2

D. cả A, B, C đều đúng

Lời giải

Để nhận biết hai khí SOvà O2 ta có thể dùng:

- Qùy tím ẩm: SO2 làm quỳ chuyển đỏ, O2 không đổi màu

- Dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2: SO2 làm dung dịch xuất hiện vẩn đục, O2 không hiện tượng

Đáp án: D

Bài 13: Khí X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục. Hỏi khí X là khí nào?

A. CO2

B. SO2

C. H2

D. H2S

Lời giải

X là một khí có mùi hắc, khi dẫn khí X vào dung dịch nước vôi trong thì xuất hiện vẩn đục → X là SO2 vì

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Đáp án: B

Bài 14: Cho 8 gam lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng với H2O, thu được 250 ml dung dịch axit sunfuric (H2SO4). Nồng độ mol của dung dịch axit thu được là

A. 0,1M

B. 0,4M

C. 0,5M

D. 0,6M

Lời giải

SO3 + H2O → H2SO4

0,1      →          0,1    mol

Đáp án: B

Bài 15: Hòa tan hết m gam SO3 vào nước thu được  98 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 12,5%. Khối lượng m gam SOlà:

A. 20g

B. 15g

C. 25g

D. 10g

Lời giải

Đáp án: D

Câu 16: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ

=> Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ, đó là CO2 và SO2 và 2 khí này bị hấp thụ trong dd

CO không tác dụng vì CO là oxit trung tính.

=> Khí thoát ra là CO

Đáp án: A

Câu 17: Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

A. 60 gam

B. 40 gam

C. 50 gam

D. 73

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: C

Câu 18: Cho 9,3 gam Na2O tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl aM sau phản ứng thu được muối m gam muối natriclorua. Giá trị của a và m là:

A. a = 1,5 M và m = 8,775g

B. a = 1,5 M và m = 17,55g

C. a = 2 M và m = 8,775g

D. a = 2 M và m = 8,775g

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: B

Câu 19: Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxit đó là:

A. CuO

B. CaO

C. MgO

D. FeO

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: A

Câu 20: Hòa tan 8 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 98 gam dung dịch H2SO4 20% thì vừa đủ . Oxit đó là:

A. CuO

B. CaO

C. MgO

D. FeO

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: C

Câu 21: Để hòa tan hết 5,1 g M2O3 phải dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Phân tử khối của M2O3 là:

A. 160

B. 102

C. 103

D. 106

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: C

Câu 22: Nung nóng 13,1 gam một hỗn hợp gồm Mg, Ca và Al trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 20,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CaO, Al2O3. Hòa tan 20,3 gam hỗn hợp oxit trên cần dùng V lít dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là

A. 2

B. 2,5

C. 2,25

D. 1,25

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Từ các phương trình, ta nhận thấy:

nHCl = 4x + 4y + 4z = 4.(x + y + z) = 4.nO2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho PT (1), (2), (3), ta có:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

⇒ nO2 = 0,225(mol) ⇒ nO2 = 0,225(mol)

=> nHCl = 4.0,225 = 0,9 mol => VHCl = 2,25 (lít)

Đáp án: C

Câu 23: Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3 thuốc thử để phân biệt được 2 chất bột là

A. dung dịch HCl.

B. NaCl.

C. H2O.

D. giấy quỳ tím.

CaO tan trong nước tạo dung dịch vẩn đục, còn Al2O3 thì không tan trong nước

CaO + H2O → Ca(OH)2

Đáp án: C

Câu 24: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A. CaSO3 và HCl;

B. CaSO4 và HCl;

C. CaSO3 và NaOH

D. CaSO3 và NaCl.

Lưu huỳnh đioxit có công thức: SO2

CaSO3 + HCl → CaCl2 + SO2↑ + H2O

Đáp án: A

Câu 25: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A. Al và H2SO4 loãng.

B. NaOH và dung dịch HCl.

C. Na2SO4 và dung dịch HCl.

D. Na2SO3 và dung dịch HCl

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

Đáp án: D

Câu 26: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?

A. Na2SO3 và H2O

B. Na2SO3 và NaOH

C. Na2SO4 và HCl

D. Na2SO3 và H2SO4

Công thức hóa học của lưu huỳnh đioxit là SO2

A, B, C đều không xảy ra phản ứng hóa học

D. Na2SO3 + 2H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

Đáp án: D

Câu 27: Chất nào sau đây được dùng để sản xuất vôi sống

A. CaCO3

B. NaCl

C. K2CO3

D. Na2SO4.

CaCO3 được dùng để sản xuất vôi sống

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: A

Câu 28: Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là :

A. CaO và CO

B. CaO và CO2

C. CaO và SO2

D. CaO và P2O5

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 2 (có đáp án): Một số oxit quan trọng (phần 2)

Đáp án: B

Câu 29: Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:

A. SO2

B. CaO

C. Fe2O3

D. Al2O3

CaO vừa tan trong nước vừa dùng để hút ẩm

Đáp án: B

Câu 30: Khí X là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời khí X cũng một nguyên nhân gây mưa axit. Vậy công thức hóa học của X là:

A. CO2

B. N2.

C. O2.

D. SO2.

CO2 là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính

Đáp án: A

Câu 31: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính ?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu bao gồm hơi nước, khí dioxit các bon (CO2), ô-xit Nitơ (N2O), khí mê-tan (CH4) và ô zôn (O3). Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.

Đáp án: A

Câu 32: Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

A. H2SO4 đặc.

B. P2O5 khan.

C. NaOH rắn.

D. CuSO4 khan.

NaOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O

Đáp án: C

Câu 33: Có thể dùng CaO để làm khô khí nào trong các khí dưới đây:

A. CO2

B. SO2

C. CO

D. SO3

CaO không tác dụng với CO nên có thể dùng để làm khô khí CO

Đáp án: C

Câu 34: Canxi oxit là một

A. axit

B. bazơ

C. oxit

D. muối

Canxi oxit có công thức là CaO, là hợp chất được tạo bởi nguyên tố Canxi (Ca) và Oxi (O) nên canxi oxit là một oxit.

Đáp án: C

Câu 35: SO2 là

A. oxit trung tính

B. oxit axit

C. oxit lưỡng tính

D. oxit bazơ

SO2 được tạo bởi nguyên tố lưu huỳnh (S) là một phi kim và Oxi (O) nên SO2 là một oxit axit.

Đáp án: B

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống