Lý thuyết Tứ giác nội tiếp (mới 2023 + bài tập) hay, chi tiết - Toán 9

Tải xuống 4 2.1 K 34

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Tứ giác nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp Toán lớp 9, tài liệu bao gồm 4 trang, tuyển chọn 12 bài tập Tứ giác nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Lý thuyết, bài tập về Tứ giác nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp gồm các nội dung sau:

A. Lý thuyết

- Tổng hợp kiến thức trọng tâm cần nhớ về Tứ giác nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp

B. Các dạng bài tập cơ bản

- Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp: tổng hợp phương pháp giải và 7 bài tập vận dụng tự rèn luyện

- Dạng 2: Chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn: tổng hợp phương pháp giải và 5 bài tập vận dụng tự rèn luyện

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây: 

TỨ GIÁC NỘI TIẾP VÀ ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP

A. LÝ THUYẾT

Ta đã biết một tứ giác nội tiếp có bốn đỉnh cùng nằm trên một đường tròn. Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng  180°

Đảo lại, nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180° thì tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn.

 

* Từ những kiến thức cơ bản trên ta có thể rút ra các hệ quả sau:

a) Góc ngoài tại một đỉnh của tứ giác nội tiếp bằng góc trong tại đỉnh đối diện. Đảo lại, nếu góc ngoài ở một đỉnh của tứ giác bằng góc trong ở đỉnh đối diện thì tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn.

ABCD nội tiếp BAD^=DCx^ (hình bên).

b) Hình thang nội tiếp được trong một đường tròn khi và chỉ khi nó là hình thang cân.

+ Cách nhận biết một tứ giác nội tiếp

1) Dựa vào định nghĩa tứ giác nội tiếp.

2) Chứng minh tứ giác đó có hai góc đối bù nhau (hoặc tứ giác đó có một góc bằng góc ngoài tại đỉnh đối diện).

3) Dựa vào khái niệm cung chứa góc: Tứ giác có hai đỉnh liên tiếp nhìn đoạn thẳng nối hai đỉnh còn lại dưới hai góc bằng nhau thì tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

- Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp

1. Cho tứ giác ABCD. Nếu A^+C^=B^+D^=1800 thì tứ giác ABCD nội tiếp.

2. Dựa vào các hệ quả, cách nhận biết để giải quyết bài toán.

Bài 1. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn: AD CE là hai đường cao cắt nhau tại H, O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi M là điểm đối xứng của B qua O, I là giao điểm của BM DE, K là giao điểm của AC HM.

a) Chứng minh rằng các tứ giác AEDC DIMC là các tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh  OKAC.

c) Cho số đo góc AOK bằng 60°. Chứng minh tam giác HBO cân.

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống