Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2023) - Toán 9

Tải xuống 4 1.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2022) - Toán 9 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

I. Mục tiêu

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

-.Nhận biết cặp tam giác đồng dạng trong chứng minh hệ thức lượng

- Thiết lập được các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông và củng cố định lý Pitago.

- Vận dụng được kiến thức làm bài tập.

2. Kỹ năng

- Bước đầu vận dụng được kiến thức giải một số bài tập liên quan.

- Liên hệ được với thực tế.

3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập, chú ý lắng nghe.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. Chuẩn bị

- Gv : Phấn mầu, bảng phụ, thước thẳng, êke.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định :(1 phút)

2.Kiểm tra bài cũ : (Thông qua).

3.Bài mới :

Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bài

A – Hoạt động khởi động – 2p

GV giới thiệu về chương trình hình học 9, các yêu cầu đối với môn học và các quy định khác.

Trong tam giác vuông, nếu biết hai cạnh hoặc một cạnh và một góc nhọn thì có thể tính được các góc và các cạnh còn lại của tam giác đó hay không? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó

B – Hoạt động hình thành kiến thức

1: Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền(12 phút)

*Giao nhiệm vụ: nắm được các định lý, viết GT,KL cho các định lý, làm được các ví dụ

*Hình thức hoạt động: Hđ cá nhân, cặp đôi và hoạt động nhóm

*Mục tiêu: Hs nắm được quan hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

GV giới thiệu các ký hiệu đồng bộ trong toàn bài học.

* NV1: Tìm các cặp tam giác vuông đồng dạng trong hình trên?

* NV2: Nêu nội dung của định lý 1, chứng minh định lý

- GV hướng dẫn HS chứng minh định lý 1 bằng “phân tích đi lên” để tìm ra điều cần chứng minh:

ΔAHC ∼ ΔBAC và

ΔAHB ∼ ΔCAB

* NV 3: Mấu chốt của việc cm hai hệ thức trên là gì

Áp dụng làm bài tập 2 tr 68 (Đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ).

GV: Từ kết quả định lý 1 có thể vận dụng c/m định lý Pitago

Em nào chứng minh hệ thức

a2 = b2 + c2.

*NV4: Làm bài 2/68

HS vẽ hình, ghi lại các kí hiệu trên hình vẽ để sử dụng trong toàn bài học

HS tìm tất cả các cặp tam giác vuông đồng dạng có trên hình vẽ.

HS đọc định lý 1 và nêu GT, KL của định lý

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

- HS chú ý trả lời các câu hỏi để đi đến cách chứng minh định lý 1.

- HS trả lời miệng, gv ghi bảng

- Từ b2=ab’ và c2=ac’ cộng vế theo vế ta được điều phải chứnh minh.

HS tính BC = 5

Từ đó áp dụng tính được x và y

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

1. Quan hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền

Định lý 1: Học SGK/65

CM: Xét và có:

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

Hay c2=a.c’

Tương tự ta có: b2=a.b’

Bài 2/68

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

KQ:

x = √5; y = 2√5

2. Một số hệ thức liên quan tới đường cao (15p)

- Mục tiêu: HS nêu được nội dung định lí, chứng minh được định lí, vận dụng định lí làm ví dụ 2.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- GV giới thiệu nội dung của định lý 2, cho một số HS nhắc lại nội dung

* NV1: Chứng minh định lý

- Hướng dẫn HS bắt đầu từ kết luận, dùng phân tích đi lên để xác định cần chứng minh hai tam giác vuông đồng dạng ΔAHB và ΔCHA .

*NV2: làm ?1

*NV3: nghiên cứu VD 2

(Đưa đề bài và hình vẽ lên bảng phụ )

? Đề bài yêu cầu ta tính gì?

? Trong tam giác vuông ADC ta đã biết những gì?

?Cần tính đoạn nào? Cách tính?

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của hs.

* Gv: VD 2 cho ta một cách đo gián tiếp chiều cao AC chỉ với một dụng cụ đơn giản là chiếc êke (hoặc một góc vuông quyển sách), cách đo này không dễ dàng vì người đo phải chọn một vị trí đứng thích hợp. Một cách xđ chiều cao mà người quan sát có thể đứng ở vị trí bất kìdddược nêu trong bài “Thực hành ngoài trời” ở bài 5. .

HS nhắc lại nội dung của định lý 2

HS làm ?1 vào vở của mình, dưới sự hướng dẫn của GV.

HS nghiên cứu ví dụ 2, quan sát bảng phụ và trả lời các câu hỏi của gv

1 hs lên bảng

HS nhận xét bài làm trên bảng

Định lý 2: SGK/65

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

CM:

?1. Xét và có:

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất = 900 (gt)

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất ( cùng phụ với góc ABH )

=> ΔAHB ∼ ΔCHA

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

=> AH2=HB.HC

Hay h2=b’.c’

Ví dụ 2:

Xem SGK/66

Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất

Tính đoạn BC:

Áp dụng định lý 2

ta có: BD2=AB.BC

Hay 2,252=1,5.BC

=> BC= 2,252/1,5

= 3,375 (m)

Vậy chiều cao của

cây là : AC = AB + BC

= 1,5+3,375 = 4,875 (m)

C- Hoạt động luyện tập – 8 p

*Mục tiêu: Củng cố định lí 1 và định lí 2

*Giao nhiệm vụ: Làm bài tập 1(SGK)

*Cách thức hoạt động:

+Giao nhiệm vụ: hoạt động cá nhân

+Thực hiện nhiệm vụ: 2 Hs lên bảng trình bày

Bài 1/68: a) Ta có

(x+y) = √62 + 82(Đ/L Pitago)

=> x +y = 10

Mà 62 = 10 . x (Đ/L 1)

=> x = 3,6;

y = 10 – 3,6 = 6,4

b) 122 = 20 . x (Đ/L 1)

=> x = 122 : 20 = 7,2

y = 20 – 7,2 = 12,8+Gv gọi Hs khác nhận xét bài làm của bạn rồi chốt lại vđ

D - Hoạt động vận dụng - 6

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải toán

*Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức về quan hệ giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông vào làm bài tập tính toán các yếu tố của tam giác vuông

*Giao nhiệm vụ: Làm bài tập : Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, đường cao AH.Biết

AB=12cm, BH = 6cm. Tính AC,BC,AH,CH

*Cách thức hoạt động:

+Giao nhiệm vụ: hoạt động nhóm

+Thực hiện nhiệm vụ:

Áp dụng định lí 1, ta có: AB2 = BH.BC => BC = Giáo án Toán 9 Bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông mới nhất = 24 => CH = BC - BH = 18

Áp dụng định lý 2, ta có: AH2 = BH.CH = 6.18 => AH = √108

Áp dụng định lý Pi ta go ta có: AC = √432

+Gv yêu cầu các nhóm nhận xét kq lẫn nhau rồi chốt lại vấn đề

E - Hoạt động hướng dẫn về nhà – 2p

Mục tiêu:

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

+ Học thuộc hai định lý 1 và 2.

+ Làm bài tập 2 trong SGK,1,2 SBT /T 89.

Xem thêm
Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2023) - Toán 9 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2023) - Toán 9 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2023) - Toán 9 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (2023) - Toán 9 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống