Bộ 10 đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 2 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THCS dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Ngữ văn 7. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng.

[…] Rét thấm đẫm vào không khí xôm xốp, tràn qua khe cửa, lẻn vào nhà, chui vào giường chiếu khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình. Sáng hôm sau tỉnh giấc càng thấm thía cái lạnh tê tái, tràn ngập phố phường. Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.

[…] Rét là thế mà bấy lâu nay, mọi người vẫn ngóng rét ngọt khi mùa về bởi nó được coi là món quà của thiên nhiên dành cho con người. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng. Cái lạnh của rét ngọt kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn.

[…] Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh. Sà vào một quán cóc khiêm nhường nép bên vỉa hè, nhâm nhi chén trà nóng, cái kẹo lạc, ngồi ngắm người qua lại, ngắm những cây bàng nơi góc phồ “cháy” rực để sưởi ấm mùa đông Hà Nội hay quây quần bên bếp ngô, khoai nướng, mía tím nướng, hạt dẻ rang… sẽ thấy sự lãng mạn, trầm tĩnh của mùa vân ẩn khuất đâu đó trên phố xá, trong lòng người.

(Theo http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn, ngày 4/1/2021)

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng thể loại văn học nào?

A. Truyện khoa học viễn tưởng

B. Tản văn và tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào miêu tả đặc điểm của rét ngọt Hà Nội?

A. Khi đông đã vào sâu, rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội

B. Cái rét đậm mà khô, không vồ vập, ồn ào mà cứ âm thầm, lặng lẽ thấm vào cơ thể, thấu tận xương, thấm tê nhưng không giá băng

C. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng

D. Rét ngọt khiến người ta trìu mến hơn với cả những khoảnh khắc vụn vặt mà thường ngày lãng quên bên rìa cuộc sống mưu sinh

Câu 4. Vì sao tác giả lại khẳng định: rét ngọt là một “đặc sản” của Hà Nội?

A. Vì Hà Nội có nhiều đặc sản nổi tiếng so với nơi khác

B. Vì rét ngọt của Hà Nội mang những đặc trưng riêng

C. Vì rét ngọt vốn có nguồn gốc từ Hà Nội

D. Vì tác giả có thói quen dùng từ như vậy

Câu 5. Các từ rét, không khí, lạnh, hanh, mùa đông là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực khoa học nào?

A. Vật lí

B. Hóa học

C. Địa lí

D. Lịch sử

Câu 6. Cái “tôi” của tác giả được thể hiện trong văn bản như thế nào?

A. Buồn rầu, nhớ nhung

B. Nhẹ nhàng, lặng lẽ, tinh tế

C. Sôi nổi, sung sướng

D. Căm uất, giận dữ

Câu 7. Cái lạnh của rét ngọt tác động như thế nào đến tình cảm con người?

A. Khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi

B. Rét ngọt, trời hanh khiến má trẻ con ửng hồng

C. Khiến trong cơn mê ngủ cũng phải kéo chăn, co mình

D. Kéo người ta xích lại gần nhau hơn, lãng mạn hơn

Câu 8. Trong văn bản trên, cách viết có gì đặc sắc?

A. Mang đậm tính triết lí

B. Tình huống gây cấn

C. Giàu chất thơ, chất trữ tình

D. Hệ thống các nhân vật đa dạng

Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt, lặng lẽ thấm vào tận xương khiến người ta chỉ muốn nghỉ ngơi, cuộn chăn ngủ vùi.

Câu 10. Theo em hiểu, điều gì khiến người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1. Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

Câu 2. Hãy thuyết minh quy tắc, luật lệ về một trò chơi mà em yêu thích.

Hướng dẫn giải:

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 2 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức mà em biết về thuật ngữ, về lĩnh vực khoa học

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: D

Câu 8 (0.25 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.5 điểm):

Phương pháp giải:

Xác định, chỉ rõ từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ và nêu đúng tác dụng của biện pháp đó

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ so sánh: Cái rét như lưỡi dao sắc lẹm cắt vào da thịt.

- Tác dụng: Gợi hình ảnh, giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận và hình dung hết được cái lạnh của rét ngọt Hà Nội.

Câu 10 (1.0 điểm):

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích và lí giải hợp lí vì sao người viết có ấn tượng sâu sắc đối với rét ngọt của Hà Nội

Lời giải chi tiết:

- Vì rét ngọt là đặc trưng riêng của Hà Nội, là món quà thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội

- Rét ngọt để lại ấn tượng sâu sắc trong quan sát, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết

Phần I

Câu 1 (1.0 điểm)

Phương pháp giải:

Đọc ngữ liệu, tìm cụm động từ trong vị ngữ

Lời giải chi tiết:

Câu 2 (5.0 điểm)

Phương pháp giải:

a. Mở đầu: Giới thiệu hoạt động

  Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gai cần tôn trọng, tuân thủ trong đất vật.

b. Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định

- Đối tượng tham gia gồm những ai (các đô vật, người cầm trống chầu, người xem,...)?

- Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì?

- Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Nghi lễ bái tổ phải tiến hành ra sao? Keo vật thờ có những quy định gì? Động tác xe đài phải thực hiện như thế nào?

c. Kết thúc

- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung.

 Đấu vật thể hiện tinh thần thượng võ; đồng thời, thông qua đấu vật, người ta mong có mưa thuật gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu

Lời giải chi tiết:

Dàn ý chi tiết tham khảo:

1. Mở bài

Nêu được lí do sẽ giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi: Trò chơi ô ăn quan là trò chơi dân gian cũng được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn.

2. Thân bài

- Hoạt động hay trò chơi đó diễn ra ở đâu? Thời gian nào?

Được phổ biến rộng rãi và quen thuộc, nhất là ở những vùng nông thôn

- Hoạt động hay trò chơi đó dành lứa tuổi nào?

Ví dụ: Ô ăn quan từ lâu đã trở thành một trò chơi phổ biến của người Kinh và đặc biệt là với những bé gái

- Mục đích của hoạt động hay trò chơi đó: vui chơi giải trí

- Trình tự tiến hành hoạt động hay trò chơi ấy như thế nào? Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó ra sao?

Ví dụ: trò chơi ô ăn quan

+ Bàn chơi: bàn chơi ô ăn quan chỉ cần một mặt phẳng tương đối rộng, kích thước mỗi ô dao động sao cho thích hợp chứa quân chơi và di chuyển quân dễ dàng. Vì thế bàn chơi ô ăn quan thường là vỉa hè, sân nhà, nền gạch… Dùng phấn, sỏi, que cây để kẻ ô thành hình chữ nhật, chia hình chữ làm 10 ô nhỏ mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Hai đầu chữ nhật vẽ thêm hình bán nguyệt. Các ô vuông được gọi là ô dân, còn hai hình bán nguyệt là ô quan.

+ Quân chơi: có hai loại quân là quân dân và quân quan. Với bàn chơi thông thường ta có 2 quân quan và 50 quân dân. Chất liệt rất đa dạng, có thể làm từ sỏi, đá, đất, nhựa hoặc hạt cây… miễn sao kích thước phù hợp để cầm nắm, quân quan phải lớn hơn quân dân. Quân quan được đặt trong hai hình bán nguyệt, quân dân được đặt đều trong các ô vuông.

+ Người chơi: thường có hai người chơi, hai người ngôi hai bên ô vuông dài và kiểm soát quyền chơi phía bên mình

+ Luật chơi:

Người thắng cuộc là người kết thúc cuộc chơi có tổng số quan đân quy đổi nhiều hơn. Thông thường một quân quan đổi được 10 hoặc 5 quân dân.

Từng người chơi lần lượt di chuyển số quân dân trong ô bất kì, mỗi ô một quân, bắt đầu từ ô gần nhất. Nếu liền sau là ô vuông chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân rải tiếp. Nếu liền sau là ô vuông trống và sau là ô chứa quân thì người chơi sẽ ăn tất cả số quân trong ô. Nếu liền sau là ô quan chứa quân hoặc hai ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt. Trong trường hợp 5 ô trống của người chơi đều không có quân thì người chơi sẽ lấy quân ăn được của mình rải lên hoặc mượn quân đối phương. Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ dân và quan bị ăn hết.

Ngoài ra ô ăn quan cũng có thể chơi 3 hoặc 4 người, luật chơi giống như cách chơi 2 người nhưng hình vẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chơi 3 người các ô nằm trong tam giác đều, 4 người các ô nằm trong hình vuông và có 4 ô quan.

- Giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi ấy là gì?

+ Ô ăn quan là bóng hình kỉ niệm của một thời mang cả hương vị quê nhà và niềm vui tuổi thơ.

+ Trò chơi này còn là hình ảnh thật đời thường trong thơ văn của những nghệ sĩ tài hoa

3. Kết bài

Khẳng định giá trị và ý nghĩa của trò chơi và hoạt động đối với con người và cuộc sống: Một trò chơi dễ chơi, mộc mạc lại mang tính trí tuệ như thế lẽ ra phải được coi trọng hơn trong xã hội hiện đại.

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Đề thi học kì 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trỉa nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm):Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là như thế nào?

Câu 3 (1 điểm): Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.

Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.

Câu 4 (0,5 điểm): Dự đoán kết quả của hai hạt mầm trong câu chuyện trên.

Câu 5 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

0,5 điểm

Câu 2

- Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:

+ Hạt mầm thứ nhất: sống đầy mơ ước, khát khao hướng tới những điều cao đẹp, dũng cảm đương đầu với thử thách.

+ Hạt mầm thứ hai: chọn cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi.

1 điểm

Câu 3

- Phó từ :

+ những, đi kèm với danh từ bông hoa, chỉ số lượng.

+ có thể, đi kèm với động từ nở, bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng.

+ được, bổ sung ý nghĩa về kết quả.

+ cũng, bổ sung ý nghĩ về mặt tiếp diễn.

+ sẽ, đi kèm với động từ vặt, bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian.

1 điểm

Câu 4

- HS dự đoán kết quả theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình.

0,5 điểm

Câu 5

- HS trình bày được suy nghĩ của emvề con đường để đạt được ước mơsau khi đọc văn bản

Yêu cầu:

- Đảm bảo thể thức yêu cầu.

- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn thuyết minh, đảm bảo bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn.

Mở bài:

- Giới thiệuhoạt động hay trò chơi mà em biết.

1 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0, 5 điểm

Thân bài:

HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi theo một trật tự nhất định:

+ Miêu tả cách chơi (quy tắc).

+ Miêu tả luật chơi.

+ Nêu tác dụng của trò chơi.

+ Nêu ý nghĩa của trò chơi.

Kết bài:

- Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động/ trò chơi đó.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănthuyết minh; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3,4: Đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănthuyết minh, đảm bảo bố cục đủ mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn thuyết minh, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

 

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 - 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Đề thi học kì 1

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

(Nguồn: https://sachhay24h.com/nhung-cau-chuyen-qua-tang-cuoc-song)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm): Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ - vị trong mỗi cụm danh từ đó.

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét.

Câu 3 (1 điểm):Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”. Em hiểu gì về người cha qua câu nói trên của ông với đứa con?

Câu 4 (2 điểm):Những bức thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ truyện trên.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể chia sẻ mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2023 - 2024

MÔN: NGỮ VĂN 7 (CÁNH DIỀU)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Chủ đề: gia đình.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

- Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

- DTTT: tôi.

- Thành tố phụ là cụm C – V:

Khi tôi // lên 8 hay 9 tuổi gì đó.

CV

1 điểm

Câu 3

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý:

Những lời người cha nói với con đó là những lời dạy bảo con nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhắc nhở con trai hãy trân trọng những việc không hoàn hảo mà người khác dành cho mình. Hãy sống thật bao dung để cuộc đời được thanh thản.

=> Có thể thấy đây là người cha dịu dàng, ấm áp, biết yêu thương, trân trọng những điều bình dị, chưa hoàn hảo trong cuộc sống mà người khác dành cho mình.

1 điểm

Câu 4

- Thông điệp của câu chuyện: hãy biết yêu thương, trân trọng những điều người khác dành cho mình dù nó chưa hoàn hảo; biết chấp nhận sai sót của người khác vì cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu; hãy yêu quý những người cư xử tốt với mình và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.

2 điểm

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Đáp án

Điểm

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn biểu cảm, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Giới thiệucảm nhận về người thân đó đối với em trong cuộc sống.

1 điểm

0,5 điểm

3 điểm

0, 5 điểm

Thân bài:

HS triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả; sau đây là một số gợi ý:

- Miêu tả khái quát về ngoại hình, tính cách của người thân đó.

- Cảm nghĩ về tính cách của người thân đó.

- Chia sẻ câu chuyện, kỉ niệm giữa em và người thân đó.

Kết bài:

- Cảm nhận của em về người thân đó.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănbiểu cảm, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn biểu cảm, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

 

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống