Lý thuyết Dung dịch (mới 2023 + 22 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 8 Dung dịch  hay, chi tiết cùng với 22 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 8.

Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch

A. Lý thuyết Dung dịch

1. Dung môi – chất tan – dung dịch

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

VD: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch

2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

Ở một nhiệt độ xác định:

- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan

- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan

3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn

- Khuấy dung dịch

- Đun nóng dung dịch

- Nghiền nhỏ chất rắn

B. Trắc nghiệm Dung dịch

Câu 1Dung dịch là: 

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan. 

B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan. 

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Lời giải:

Dung dịch là: hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Khi hòa tan 100 ml rượu etylic vào 50 ml nước thì  

A. chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Lời giải:

chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, cũng như nước có thể tan vô hạn trong rượu etylic.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Dầu ăn có thể hòa tan trong  

A. nước. 

B. nước muối. 

C. xăng.                       

D. nước đường.

Lời giải:

Dầu ăn có thể hòa tan trong xăng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Chất tan tồn tại ở dạng  

A. Chất rắn 

B. Chất lỏng 

C. Chất hơi                 

D. Chất rắn, lỏng, khí

Lời giải:

Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí

Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là  

A. Nước và đường 

B. Dầu ăn và xăng 

C. Rượu và nước        

D. Dầu ăn và cát

Lời giải:

Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là: dầu ăn và cát

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Chọn đáp án sai  

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Xăng là dung môi của dầu ăn 

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Lời giải:

Đáp án sai là: Nước là dung môi của dầu ăn

Vì dầu ăn không tan được trong nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì  

A. Chất tan 

B. Dung môi 

C. Chất bão hòa                      

D. Chất chưa bão hòa

Lời giải:

Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò là dung môi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là  

A. muối NaCl. 

B. nước. 

C. muối NaCl và nước.           

D. dung dịch nước muối thu được.

Lời giải:

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là muối NaCl.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là  

A. Dung môi 

B. Dung dịch bão hòa 

C. Dung dịch chưa bão hòa                

D. Cả A và B

Lời giải:

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?  

A. khuấy dung dịch. 

B. đun nóng dung dịch. 

C. nghiền nhỏ chất rắn.           

D. cả ba cách đều được.

Lời giải:

Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta cần:

- Khuấy dung dịch

- Đun nóng dung dịch

- Nghiền nhỏ chất rắn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Dung dịch chưa bão hòa là  

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.

C. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải:

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Vì sao đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước?

A. Làm mềm chất rắn.

B. Có áp suất cao.

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.

Lời giải:

Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Chất tan tồn tại ở dạng

A. Chất rắn

B. Chất lỏng

C. Chất hơi

D. Chất rắn, lỏng, khí

Đáp án: D

Câu 14: Chọn đáp án sai

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Xăng là dung môi của dầu ăn

C. Nước là dung môi của dầu ăn

D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi

Đáp án: C

Câu 15: Vì sao đúng nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước

A. Làm mềm chất rắn

B. Có áp suất cao

C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tang số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn

D. Do nhiệt độ cao

Đáp án: C

Câu 16: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất tan

B. Dung môi

C. Chất bão hòa

D. Chất chưa bão hòa

Đáp án: B

Câu 17: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

A. Dung môi

B. Dung dich bão hòa

C. Dung dich chưa bão hòa

D. Cả A&B

Đáp án: B

Câu 18: Chọn câu đúng

A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của dung môi và chất tan

B. Nước đừơng không phải là dung dịch

C. Dầu ăn tan được trong nước

D. Có 2 cách để chất rắn hòa tan trong nước

Đáp án: A

Câu 19: Xăng có thể hòa tan

A. Nước

B. Dầu ăn

C. Muối biển

D. Đường

Đáp án: B

Câu 20: Biện pháp để quá trình hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn là

A. Cho đá vào chất rắn

B. Nghiền nhỏ chất rắn

C. Khuấy dung dịch

D. Cả B&C

Đáp án: D

Câu 21: Dung dịch chưa bão hòa là

A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

B. Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi

C. Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi

D. Làm quỳ tím hóa đỏ

Đáp án: A

Câu 22: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

A. Nước và đường

B. Dầu ăn và xăng

C. Rượu và nước

D. Dầu ăn và cát

Đáp án: D

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống