Lý thuyết Nhập môn hóa học (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Hóa học 10

Tải xuống 4 4.1 K 34

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn hóa học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học 10.

Lý thuyết Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn hóa học

A. Lý thuyết Nhập môn hóa học

I. Đối tượng nghiên cứu hóa học

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ví dụ:

+ Các chất hóa học được sử dụng làm nhiên liệu; nguyên liệu, vật liệu để sản xuất.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Điều chế các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho con người, thiết bị y tế, mĩ phẩm, ...

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

+ Sản xuất phân bón, chất dẻo, các chất hóa học được sử dụng trong phòng thí nghiệm, ...

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

III. Phương pháp học tập hóa học

- Để học tốt môn Hóa học, chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn thông qua một số hoạt động được thực hiện trên lớp học cũng như ở nhà:

+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.

+ Rèn luyện tư duy hóa học.

+ Ghi chép.

+ Luyện tập thường xuyên.

+ Thực hành thí nghiệm.

+ Sử dụng thẻ ghi nhớ.

+ Hoạt động tham quan, trải nghiệm.

+ Sử dụng sơ đồ tư duy.

- Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm:

+ Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

+ Phương pháp học tập thông qua thực hành, thí nghiệm.

+ Phương pháp luyện tập, ôn tập.

+ Phương pháp học tập trải nghiệm.

IV. Phương pháp nghiên cứu hóa học

1. Phương pháp nghiên cứu hóa học

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lý thuyết hóa học.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: là nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…

- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: nhằm mục đích giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

2. Các bước nghiên cứu hóa học

- Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm một số bước:

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu;

(2) Nêu giả thuyết khoa học;

(3) Thực hiện nghiên cứu (lý thuyết, thực nghiệm, ứng dụng);

(4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

- Ví dụ: Các bước để nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng.

Lý thuyết Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Nhập môn hóa học

Câu 1. Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm bao nhiêu phương pháp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án đúng là: C

Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm 4 phương pháp:

(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập.

(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.

Câu 2. Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học?

A. Phương pháp giao tiếp

B. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết

C. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm

D. Phương pháp học tập trải nghiệm

Đáp án đúng là: A

Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học bao gồm:

(1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

(2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

(3) Phương pháp luyện tập, ôn tập.

(4) Phương pháp học tập trải nghiệm.

Vậy phương pháp giao tiếp không phải là phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học.

Câu 3. Hoạt động trong hình vẽ dưới đây tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Nhập môn Hóa học

A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.

D. Phương pháp học tập trải nghiệm.

Đáp án đúng là: D

Hình ảnh trên là hoạt động thí nghiệm hóa học. ⇒ Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

Câu 4. Phương pháp nào dưới đây là phương pháp nghiên cứu hóa học?

A. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

B. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

C. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng

D. Cả A, B và C

Đáp án đúng là: D

Phương pháp nghiên cứu hóa học bao gồm: nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu ứng dụng.

Câu 5. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là

A. sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học

B. nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…

C. giải quyết các vấn đề hóa học được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án đúng là: A

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lí thuyết hóa học.

Câu 6. Trong các chất: nhôm (aluminium), nitơ (nitrogen), oxi (oxygen), nước. Hợp chất là

A. nhôm (aluminium)

B. nitơ (nitrogen)

C. oxi (oxygen)

D. nước

Đáp án đúng là: D

Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.

Nhôm (aluminium) có công thức phân tử là Al ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố Al.

Nitơ (nitrogen) có công thức phân tử là N2 ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố N.

Oxi (oxygen) có công thức phân tử là O2 ⇒ chỉ được cấu tạo từ nguyên tố O.

Nước có công thức phân tử là H2O ⇒ được cấu tạo từ 2 nguyên tố H và O.

Vậy hợp chất là nước.

Câu 7. Cho các quá trình biến đổi sau:

(1) Nước sôi bay hơi.

(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí, đinh sắt tan dần.

Khẳng định đúng là

A. (1) là quá trình biến đổi vật lí, (2) là quá trình biến đổi hóa học

B. (1) là quá trình biến đổi hóa học, (2) là quá trình biến đổi vật lí

C. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi hóa học

D. Cả (1) và (2) đều là quá trình biến đổi vật lí

Đáp án đúng là: A

Biến đổi vật lí là quá trình biến đổi về các đặc tính vật lí của nó như hình dạng, trạng thái (rắn, lỏng khí) nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

Biến đổi hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

(1) Nước sôi bay hơi. ⇒ nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí (hơi) ⇒ quá trình biến đổi vật lí.

(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch acid chloride thấy sủi bọt khí (chất mới tạo thành), đinh sắt tan dần.

Phản ứng: Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2

⇒ Quá trình biến đổi hóa học.

Câu 8. Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực

A. khoa học hình thức

B. khoa học xã hội

C. khoa học tự nhiên

D. khoa học ứng dụng

Đáp án đúng là: C

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. Thành phần, cấu trúc của chất

B. Tính chất và sự biến đổi của chất

C. Ứng dụng của chất

D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Đáp án đúng là: D

Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào thuộc đối tượng nghiên cứu của sinh học.

Câu 10. Hóa học có vai trò quan trọng trong

A. đời sống

B. sản xuất

C. nghiên cứu khoa học

D. Cả A, B và C

Đáp án đúng là: D

Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học.

Câu 11. Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp

A. nghiên cứu lí thuyết

B. nghiên cứu ứng dụng

C. nghiên cứu thực nghiệm

D. học tập trải nghiệm

Đáp án đúng là: C

Việc nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng… là nội dung của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

Câu 12. Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là

A. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

B. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; thực hiện nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

C. Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

D. Nêu giả thuyết khoa học; xác định vấn đề nghiên cứu; viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề; thực hiện nghiên cứu.

Đáp án đúng là: A

Các bước nghiên cứu hóa học được thực hiện theo thứ tự là:

Xác định vấn đề nghiên cứu; nêu giả thuyết khoa học; thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng); viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.

Câu 13. Một trong các bước thực hiện trong đề tài nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng được thể hiện trong hình dưới đây:

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Nhập môn Hóa học

Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu?

A. Xác định vấn đề nghiên cứu

B. Nêu giả thuyết khoa học

C. Thực hiện nghiên cứu

D. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

Đáp án đúng là: C

Bước thực hiện trong hình trên ứng với bước thực hiện nghiên cứu.

Câu 14. Hình ảnh dưới đây là hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón.

Trắc nghiệm Hóa 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (có đáp án): Nhập môn Hóa học

Hoạt động trên tương ứng với phương pháp học tập hóa học nào?

A. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.

B. Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm.

C. Phương pháp luyện tập, ôn tập.

D. Phương pháp học tập trải nghiệm.

Đáp án đúng là: D

Hoạt động học sinh khối 11 tham quan thực tế tại nhà máy sản xuất phân bón là hoạt động tương ứng với phương pháp học tập trải nghiệm.

Câu 15. Theo truyền thống, hóa học được chia thành bao nhiêu chuyên ngành chính?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án đúng là: D

Theo truyền thống, hóa học được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm: hóa lí thuyết và hóa lí, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, hóa sinh.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 1: Nhập môn hóa học - Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
Tải xuống