Lý thuyết Công thức phân tử hợp chất hữu cơ (mới 2023 + 15 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết

Tải xuống 10 1.8 K 13

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 11 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ hay, chi tiết cùng với 15 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 11.

Hóa học 11 Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

A. Lý thuyết Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

I. Công thức đơn giản nhất

1. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN)

    - Cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

    Cho biết tỉ lệ đơn giản nhất giữa số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

    Ví dụ: CTĐGN của etilen (CH2)n, của glucozo (CH2O)n (với n là số nguyên dương, chưa xác định).

2. Cách thiết lập CTĐGN

    Hợp chất chứa C, H, O có dạng CxHyOz.

    * Để lập CTĐGN ta lập:

    x : y : z = nC : nH : nO

    = mC/12 : mH/1 : mO/16

    = %(m)C/12 : %(m)H/1 : %(m)O/16

    Sau đó biến đổi thành tỷ lệ tối giản.

II. Thiết lập công thức phân tử

1. Xác định khối lượng mol phân tử

    - Đối với chất khí và chất lỏng dễ hóa hơi, người ta xác định khối lượng mol phân tử dựa vào tỉ khối của chúng (ở thể khí) so với chất khí đã biết theo công thức:

MA = MB.dA/B; MA = 29.DA/kk

    - Đối với chất rắn và chất lỏng khó hóa hơi, người ta đo độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch so với dung môi và tính được khối lượng mol phân tử của chất tan không bay hơi, không chất điện li.

2. Thiết lập công thức phân tử (CTPT)

    Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phần tử hợp chất.

    Ví dụ: CTPT của etilen C2H4, glucozo C6H12O6, benzen C6H6. Liên hệ với CTĐGN ở trên, hệ số n đối với etilen: n = 2, với glucozo n = 6.

    * Quan hệ giữa CTPT và CTĐGN:

    - Số nguyên tử của các nguyên tố trong CTPT là số nguyên lần trong CTĐGN.

    - Trong nhiều trường hợp, CTĐGN chính là CTPT.

    - Một số chất có CTPT khác nhau, nhưng có cùng CTĐGN.

    * Cách lập CTPT hợp chất hữu cơ:

    a. Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

    b. Thông qua CTĐGN

    Từ CTĐGN ta có CTPT là (CTĐGN)n.

    Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.

    c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

B. Trắc nghiệm Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 1: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:

A. C2H3O          B. C20H30O

C. C4H6O          D. C4H6O2

Đáp án: B

Bài 2: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:

mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:

A. C6H12O4           B. CH3O

C. C3H6O2           D. C3H6O

Đáp án: C

Gọi CTPT X là: CxHyOz

 = 0,187 : 0,375 : 0,125 = 3 : 6 : 2

 CTĐG: C3H6O2

Bài 3: Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là: (biết 70 < MX < 83)

A. C2H5O           B. C4H8O

C. C3H6O           D. C4H10O

Đáp án: D

Gọi CTPT CxHyOz

X + O2 → CO2 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCO2 = mX + mO2 – mH2O = 8,8g

mC = 2,4g; mH = 0,5g  mO = 0,8g

 X có dạng (C4H10O)n

 Ta có 70 < 74n < 83  n = 1  CTPT: C4H10O

Bài 4: Một hiđrocabon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Công thức phân tử của X là:

A. C2H6           B. CH4

C. C2H4           D. C2H2

Đáp án: A

CTPT: CxHy

 12x + y = 30

 12x < 30  x < 2,5

Nếu x = 1  y = 18 (loại)

Nếu x = 2  y = 6  C2H6

Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A, cần dùng 250ml O2, chỉ tạo ra 200ml CO2 và 200ml hơi nước( các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là:

A. C2H4           B. C2H6O

C. C2H4O           D. C3H6O

Đáp án: C

CxHyOz + 2,5O2 → 2CO2 + 2H2O

 x = 2; y = 4; z = 1  C2H4O

Bài 6: Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là

A. 7   B. 6    C. 5    D. 9.

Đáp án: C

nCO2 = nC = 0,2  mC = 2,4g

nN = 2nN2 = 0,1  mN = 1,4g

nH = 2nH2O = 0,5  mH = 0,5g

 mO = mX – mC – mH – mN = 3,2g  nO = 0,2 mol

nC : nH : nO : nN = 0,2 : 0,5 : 0,2 : 0,1 = 2: 5 : 2 : 1

 CTPT X: C2H5O2 Số nguyên tử H là 5

Bài 7: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là

A. C5H12O   B. C2H4O    C. C3H4O3    D. C4H8O2.

Đáp án: D

Gọi công thức phân tử là: CxHyOz

x : y : z = %mC/12 : %mH/1 : %mO/16 = 4,545 : 9,09 : 2,3 = 2 : 4 : 1

 CTĐG nhất: (C2H4O)n

MX = 88  n = 2  CTPT X: C4H8O2

Bài 8: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là

A. C4H10   B. C4H8O2    C. C4H10O2    D. C3H8O.

Đáp án: A

Gọi công thức phân tử là: CxHyOz

Cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất tỉ lệ thể tích bằng với tỉ lệ số mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO (O2) + nO(X)= 2nCO2 + nH2O

 2.6 + nO(X) = 2. 4 + 5

 nO(X) = 1 mol = nX  Trong X có 1 nguyên tử oxi

CxHyOz (1) → xCO2 (4) + y/2 H2O (5 mol)

 x = 4 ; y = 10  CTPT: C4H10O

Bài 9: Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?

A. 26,215%           B. 58,54%

C.11,18%           C.4,065%

Đáp án: A

mbình 1 tăng = mH2O = 1,81  mH = 0,2g

mbình 2 tăng = mCO2 = 10,56g  mC = 2,88g

Nung 6,15g A  0,55l N2

 Nung 4,92g A  (4,92/6,15). 0,55 = 0,44l N2  mN = 0,55g

 mO = mA – mC – mH – mN = 1,29g

 %mO = 1,29 : 4,92 .100% = 26,215%

Bài 10: Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là:

A. C4H6O           B. C3H6O

C. C3H6O2          D. C4H6O2

Đáp án: B

Gọi CTPT của A là: CxHyOz

CxHyOz + (x + y/4 + z/2) O2 → x CO2 + y/2 H2O

Theo đề bài ta có:

32. (x + y/4 + z/2) = 8. 16z => 4x + y = 18z (1)

Từ (1)(2)  x = 3z

x : y : z = 3z : 6z : z = 3 : 6 : 1  CTĐG: C3H6O

Bài 11: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là

A. 44    B. 46    C. 22    D. 88.

Đáp án: D

Bài 12: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là

A. 60    B. 30    C. 120    D. 32.

Đáp án: A

Bài 13: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là

A. CH2O    B. C2H4O2    C. C3H6O2    D. C4H8O2.

Đáp án: B

CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn

MX = 30.2 = 60  (12 + 2.1 + 16)n = 60  n = 2  CTPT là C2H4O2

Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là

A. C5H12O   B. C2H4O    C. C3H4O3    D. C4H8O2.

Đáp án: D

Đặt CTPT của X là CxHyOz

MX = 2.44 = 88;

nCO2 = 0,2 mol

nH2O = 0,2 mol

nX = 0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,05x = 0,2  x = 4

Bảo toàn nguyên tố H: 0,05y = 2.0,2  y = 8

12.4 + 8.1 + 16z = 88  z = 2  CTPT: C4H8O2

Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X.

A. C5H10O    B. C3H6O2    C. C2H2O3    D. C3H6O.

Đáp án: B

Gọi CTPT là CxHyOz

nCO2 = nC = 0,3 mol; nH = 0,6 mol

mO = mX – mC – mH = 7,4 – 0,3.12 – 0,6.1 = 3,2g

 nO = 0,2

x : y : z = nC : nH : nO = 0,3 : 0,6 : 0,2 = 3 : 6 : 2  CTĐG của X: (C3H6O2)n

1,85g X có thể tích bằng 0,7 gam N2  MX = 74  n = 1  X là C3H6O2

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống