Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 - 2023 (5 đề) - Kết nối tri thức

Tải xuống 15 3.2 K 5

Tài liệu Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) sách Kết nối tri thức tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi giữa học kì 2 ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Kết nối tri thức - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?

b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: (2.0 điểm)

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 3: (6.0 điểm)

Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1: 

a.

- Thể loại: Truyền thuyết

- Đặc điểm:

+ Là loại truyện dân gian

+ Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử

+ Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo

+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử

b.

- Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.

- Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.

- Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi sông và trong lòng nhân dân.

Câu 2:

a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

b. Cụm động từ trong câu

+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà

+ yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 3: 

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.

Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quá, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:

- Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống”

Tôi vội nói ngay:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.

Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũ bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phái vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.

Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Kết nối tri thức - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

       Năm 1948, trường Đại học Oxford tổ chức một buổi diễn thuyết có chủ để "Bí quyết thành công, người được mời nói chuyện là thủ tướng Churchul danh tiếng của nước Anh.

        Hôm đó, trong hội trưởng đông nghịt người, phóng viên các tòa bảo lớn, trên khắp thế giới đều có mặt. Rất lâu sau, ngài Church mới giơ tay ra hiệu mọi người im lặng. Ông nói:

- Bí quyết thành công của tôi có ba điều: “Thứ nhất, không bỏ cuộc; thứ hai, quyết không bỏ cuộc; thứ ba, không bao giờ bỏ cuộc! Bài diễn thuyết đến đây xin kết thúc."

       Nói xong, ông rời khỏi bục. Cả hội trong im lặng hồi lâu, rồi một tràng pháo tay vang lên, vang mãi không dứt.

(Trich Quyết không bỏ cuộc - Hạt giống tâm hồn 13)

a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên.

b. Chỉ ra một danh từ riêng và một chỉ từ có trong đoạn trích. Đặt một câu với chỉ từ vừa tìm được.

c. Hãy nêu lên suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ đoạn trích trên.

Câu 2: (3 điểm)

       Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay. Trong đó có sử dụng một chỉ tử và một từ mượn (gạch dưới và chú thích).

Câu 3: (4,0 điểm)

Viết bài văn thuật lại sự kiện mít – tinh mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ở trưởng em

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1

a.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Nội dung chính: Kể lại buổi diễn thuyết của thủ tướng nước Anh.

b.

- Danh tử riêng: Đại học Oxford

- Chỉ từ: “đó”

- Đặt câu với chỉ từ: Cô bạn đó là cô bạn thân nhất của tôi.

c.

- Bài học: Kiên trì để đạt được mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc.

Câu 2.

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.

+ Đoạn văn có sử dụng từ mượn và chỉ từ.

- Hướng dẫn cụ thể:

Mở đoạn: giới thiệu chung về vấn đề vệ sinh trường lớp.

Thân đoạn:

- Giải thích: Giữ gìn vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại, …

- Biểu hiện:

+ Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học

+ Không vứt rác, xả rác bừa bãi.

+ Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học.

+ Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ khuôn viên trường học, lớp học không rác bẩn

- Phê phán: Thật đáng buồn khi còn có nhiều học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Không những họ lười biếng trong công việc trực nhật làm vệ sinh mà còn vô ý thức vứt rác bừa bãi khắp trường học, lớp học. Những người như thế thật đáng chê trách.

- Bài học: Mỗi học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Môi trường trường học, lớp học sạch sẽ, không rác bẩn là góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

 Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của việc giữ vệ sinh chung.

Câu 3:

Bài làm tham khảo

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, trường tôi tổ chức một buổi lễ kỉ niệm rất long trọng. Khung cảnh trường hôm đó thật tưng bừng và nhộn nhịp.

Từ mấy hôm trước, công tác chuẩn bị cho buổi lễ kỉ niệm đã được nhà trường tiến hành rất chu đáo. Mỗi lớp đều có nhiệm vụ để đóng góp cho buổi kỉ niệm. Tất cả mọi nơi trong trường đều được chú ý trang trí. Vì nhận thấy đây là một ngày lễ rất ý nghĩa nên học trò chúng tôi ai cũng có ý thức xây dựng. Từng ngày trôi qua, ngày lễ kỉ niệm cũng đã đến. Còn rất nhiều điều bất ngờ, thú vị chờ đón nên chúng tôi rất hồi hộp....

Buổi sáng hôm đó, tôi cùng mấy người bạn thân đến từ sớm. Đi từ xa, tôi nhận ra những lá cờ bảy màu trên cổng trường bay phấp phới trong gió sớm. Đến gần, khung cảnh trường mới rực rỡ làm sao. Hai cánh cổng sắt mở rộng như giang tay chào đón các vị khách quý. Dòng chữ lớn ‘“Tôn vinh ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” nằm ngang trên cổng gây ấn tượng mạnh với mọi người. Trong sân, chỗ nào cũng sạch sẽ. Các bác lao công hẳn đã rất vất vả. Xung quanh đều được giăng cờ hoa như khu vườn cổ tích. Các khóm hoa trong vườn trường đua nhau khoe sắc. Hôm nay chúng ngủ dậy sớm hơn mọi khi, đang toả mùi hương ngào ngạt. Chúng tôi đi lên tầng hai, đưa mắt nhìn xuống sân trường, từng hàng ghế nhựa nằm ngay ngắn như những đội quân tí hon, hàng bàn ghế đại biểu phủ khăn đẹp đẽ, bên trên là những lọ hoa nhỏ xinh. Và có lẽ, đẹp nhất trong buổi lễ hôm nay là sân khấu, sân khấu được trang trí lộng lẫy với rất nhiều hoa, bóng bay, ánh sáng và màu sắc nhất là phông nền chuẩn bị vô cùng công phu. Với sự đầu tư này chắc chắn trường tôi sẽ có buổi lễ thành công và ý nghĩa.

Sắp đến giờ tổ chức, sân trường chật cứng người. Những chị học sinh lớp 9 hôm nay dịu dàng hơn với những tà áo dài thướt tha tung bay khiến các chị lớp 7, lớp 8 và cả các bạn lớp 6 chúng em nhìn theo đầy ngưỡng mộ. Các hạn nam chững chạc trong bộ quần áo sơ mi đen trắng. Các thầy, các cô ai cũng xinh đẹp lạ. Nhìn thầy cô ai nấy đều vui và hạnh phúc. Các vị khách đã đến, có cả những thế hệ thầy cô đã về hưu của nhà trường. Thế là trong chốc lát, sân trường sôi nổi, nhộn nhịp như trong lễ hội sắc màu. Tiếng cười, tiếng nói râm ran hòa lẫn tiếng nhạc. Bỗng tiếng thầy Hiệu trưởng vang lên. Buổi lễ đã bắt đầu. Mọi người hướng lên sân khấu chính, ở đó diễn ra nhiều hoạt động, nhất là phần trao thưởng cho tập thể lớp, cá nhân học sinh xuất sắc trong đợt thi đua. Đây là những món quà lớn nhất chúng tôi muốn gửi đến thầy cô thay cho lời cảm ơn chân thành nhất. Có một mục làm tôi vô cùng xúc động. Các thầy cô giáo cũ, những cựu học sinh về thăm, nói chuyện với học sinh của trường. Những câu chuyện đã qua nhưng sống động, ý nghĩa giúp chúng tôi thấy yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè mình hơn.

Buổi lễ kỉ niệm đã qua nhưng để lại trong chúng tôi nhiều hình ảnh tốt đẹp. Ai cũng phấn khởi với thành công và dư âm mà nó để lại. Tôi mong năm nào nhà trường cũng tổ chức một buổi lễ như thế.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Kết nối tri thức - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

     “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”

(Trích Thạch Sanh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở chàng Thạch Sanh, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Giải thích nghĩa của từ: “bụng” trong các ví dụ sau. Chỉ rõ nghĩa gốc, nghĩa chuyển?

- Ăn cho ấm bụng

- Bạn ấy rất tốt bụng

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc.

b. Cho biết các từ bụng chuyển nghĩa đó, được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

Câu 3: (5,0 điểm)

Hãy thuật lại một trận thi đấu bóng đá mà em có dịp được xem.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1:

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Thạch Sanh” 

Phương thức biểu đạt chính là tự sự 

b. Trong đoạn văn trên mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng, điều này thể hiện lòng thương người – là một trong những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Đồng thời gửi gắm ước mơ về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác trong xã hội của nhân dân ta. 

Câu 2:

a.

bụng 1: Dùng với nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày

bụng 2: Nghĩa chuyển: Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với ngưpời, việc nói chung

bụng 3: Nghĩa chuyển: Phần phình to ở giữa của một số đồ vật, sự vật

b. Hai từ bụng 2, bụng 3 dùng với nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ 

Câu 3:

Bài làm tham khảo

Trận chung kết bóng đá lượt về giữa Đội tuyển Quốc gia Việt Nam và Đội tuyển Quốc gia Malaysia tại sân Mỹ Đình của thủ đô Hà Nội là trận đấu rất hấp dẫn mà em đã được xem.

Cả gia đình em ngay từ sớm đã cố gắng hoàn thành công việc để dành thời gian cổ vũ cho đội tuyển. Mặc dù chỉ xem qua tivi nhưng ai nấy đều hào hứng, chuẩn bị áo cờ để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà. Mấy chú hàng xóm cũng tụ tập lại ở nhà em để cùng nhau cổ vũ nên rất đông vui. Sau khi hát Quốc ca, đúng tám giờ tối, trận đấu bắt đầu sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Những phút đầu tiên hai đội đều tập trung cao độ, ai cũng hồi hộp dõi theo trận đấu. Phút thứ 6, “Vào….”, tiếng chú bình luận viên hét vang, mọi người vỡ òa sung sướng với sự xuất sắc của cầu thủ Anh Đức đã giúp Việt Nam dẫn trước 1- 0.

Cuộc đấu vẫn diễn ra trong thế trận ngang bằng. Đội tuyển Malaysia thi đấu mạnh mẽ quyết tâm gỡ hoà nhưng rất khó khăn trước hàng phòng ngự chắc chắn của đội tuyển Việt Nam. Hiệp một kết thúc với bàn thắng dẫn trước của ta. Sau mười lăm phút giải lao, trận đấu diễn ra hiệp hai, đối thủ tiếp tục phản công với những pha bóng xuất sắc nhưng không cản phá được thủ môn chắc chắn - người hùng Văn Lâm. Trên khán đài, khán giả hò reo nô nức theo từng đường bóng của các cầu thủ, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Trận đấu dần đến hồi kết và chiến thắng chung cuộc thuộc về Việt Nam với tỉ số 3 - 2, chức vô địch gọi tên nước nhà. Mọi người trong xóm ai nấy đều vui mừng phấn khởi trước thành tích của đội tuyển. Trong xóm, mấy anh chị thành niên rủ nhau ra đường chúc mừng Việt Nam trong không khí đầy hứng khởi. Trận đấu đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng đẹp, đặc biệt em rất thích chú Duy Mạnh. Chú ấy không chỉ đẹp trai mà còn chơi bóng rất hay và bình tĩnh.

Đây là trận bóng đá hay nhất mà em đã được xem. Em cảm thấy rất tự hào về đội tuyển Việt Nam.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Kết nối tri thức - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm)

Tìm cụm danh từ trong câu sau:

Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Trích Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Cánh Diều – Ngữ văn/Tập 2)

Câu 2: (0.5 điểm)

Có mấy loại động từ chính? Hãy kể ra?

Câu 3: (1 điểm)

Câu sau đây từ nào dung không đúng? Hãy chữa lại cho đúng?

Ngày mai, chúng ta sẽ đi thăm quan nhà công tử Bạc Liêu.

II. PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm)

Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

Câu 2: (1.5 điểm)

Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)

Kể lại chuyện cổ tích bằng lời của một nhân vật.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1.

Cụm danh từ trong câu:

Một người chồng thật xứng đáng

Câu 2.

- Có hai loại động từ chính.

- Kể ra đúng   

+ Động từ tình thái

+ Động từ chỉ hành động, trạng thái

Câu 3. Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

II. PHẦN VĂN BẢN

Câu 1.

-  Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2.

Ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện “Thạch Sanh”:

- Tiếng đàn thể hiện ước mơ công lý của nhân dân ta-tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác.

- Niêu cơm thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

Bài làm tham khảo

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Kết nối tri thức - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

(Trích Thánh Gióng – SGK Kết nối tri thức – Ngữ văn/Tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào

A. Em bé thông minh

B. Sơn Tinh Thủy Tinh

C. Thạch Sanh

D. Thánh Gióng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự                     

B. Miêu tả

C. Biểu cảm               

D. Nghị luận

Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:

Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

A. Tráng sĩ bèn nhổ

B. Những cụm tre cạnh đường

C. quật vào giặc

D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.

A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân

B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý

C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

D. Cả A, B, C

II. Tự luận

Thuât lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường mà em có dịp tham gia.


ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A

B

D

 

II. Tự luận

Bài làm tham khảo

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 5B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 3B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 3E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 4 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 5A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.

 

Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống