Bộ 20 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2022 - 2023

Tải xuống 14 2.8 K 9

Tài liệu Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) sách Chân trời sáng tạo tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Chân trời sáng tạo - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi ...”

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: Từ “đi” trong câu “Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

Câu 3: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai,

Câu 4: Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên?

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1: Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ?

BÀI LÀM THAM KHẢO

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ: Tự do

Câu 2:

- Nghĩa chuyển

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ "Ánh nắng"

- Tác dụng:

+ Tạo sự hàm xúc cho câu thơ

+ Gợi liên tưởng thú vị cho người đọc

+ Thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.

Câu 4:

- Người con chưa hiểu được cặn kẽ những vất vả của cha

- Người con chưa thấu hiểu được những gì mà cha muốn truyền đạt cho con.

PHẦN II: LÀM VĂN

Bài làm tham khảo

Ước mơ là gì mà nó lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người đặc biệt là đối với tuổi thơ của chúng ta? Nó là những điều tốt đẹp mà chúng ta mong muốn đạt được trong thực tại. Có những ước mơ nhỏ bé nhưng cũng có những ước mơ lớn lao, cao cả. Người có ước mơ là người luôn biết cố gắng đạt được thành công, khát khao của mình trong cuộc sống. Như Ê đi sơn, dù bị chê dốt nhưng ông vẫn cố gắng, nỗ lực để đạt được ước mơ trở thành nhà bác học của mình. Thật vậy, ước mơ giúp chúng ta có động lực để vươn lên trong cuộc sống. Về tuổi thơ, ước mơ giúp ta có những phấn đấu hết mình để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ. Nó còn cho ta một những ngọn lửa để ta thắp sáng những đam mê, nuôi dưỡng của mình. Đã có rất nhiều bạn nhỏ nuôi ước mơ mình sẽ trở thành một giáo viên khi lớn lên. Và điều ấy sẽ giúp bạn vươn lên học tập để đạt được nó. Tuy nhiên, có ước mơ thôi chưa đủ, bạn còn phải biết nỗ lực để biến nó thành sự thật. Đừng để ước mơ mãi mãi chỉ là ước mơ. Hơn nữa, đừng ước những điều quá xa vời như có nhiều tiền, nhiều vàng,... ước những điều quá vô ảo vô thực. Mỗi người hãy có đam mê, khát khao cho chính bản thân mình và hãy cố gắng biến nó thành sự thật

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Chân trời sáng tạo - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 2: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Câu 5: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Bài làm tham khảo

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở. 

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Chân trời sáng tạo - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rât nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trong trí, (...)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Chỉ ra một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn dưới đây

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn.

II. Tập làm văn (7 điểm)

Trình  bày cảm nhận của em về bài thơ “Mây và sóng”.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1:

- Thuộc văn bản “Gió lạnh đầu mùa”

- Tác giả Thạch Lam

Câu 2:

- Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn:

chợt nhớ, động lòng thương, nhớ thương, ý nghĩ tốt

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Sơn.

- Nhân vật Sơn là một câu bé tốt bụng, có trái tim và tình yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn

II. Tập làm văn (7 điểm)

Bài làm tham khảo

Ta-go, một nhà thơ vô cùng nổi tiếng của đất nước Ấn Độ. Thơ ông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Trong đó, “Mây và sóng” - gợi cho người đọc cảm nhận về tình mẫu tử.

Em bé trong bài đã kể cho người mẹ nghe về những điều mình vừa trải qua. Cuộc trò chuyện với người “trên mây” và “trong sóng”. Thế giới của họ hiện lên thật lung linh dưới cái nhìn của một đứa trẻ. Những “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc” của người “trên mây”:

“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”

Hay cả những chuyến hành trình phiêu lưu đầy hấp dẫn, thú vị của người “trong sóng”:

“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối
Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ
Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.

Tất cả đã khơi gợi sự hiếu kì trong lòng em bé “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng câu hỏi cho thấy khao khát khám phá đến tận cùng.

Khi nghe câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Những câu trả lời giúp người đọc nhận ra mong muốn được gắn bó với mẹ. Đọc những câu thơ vừa hỏi đấy mà cũng như trả lời thì chúng ta đã cảm nhận được rằng những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Để rồi, em bé đã thật sáng tạo khi nghĩ ra một trò chơi chỉ dành cho mẹ và con:

“Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.”

“Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.
Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi
Và vỗ vào gối mẹ, cười vang
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”

Ta-go đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình, sự gắn bó của người con với mẹ.

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp mỗi người đọc hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó. 

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Chân trời sáng tạo - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU: (4 điểm)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

 ... “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nàoTác giả là ai?  

Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.   (1,00đ)

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

- Tác giả: O Hen-ry

Câu 2.

- Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi

Câu 3.

Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:

- Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.

- Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

- Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

BÀI LÀM THAM KHẢO

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 6 có đáp án năm 2022 (5 đề) - Chân trời sáng tạo - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.
Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Câu 1: Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai

Câu 2: Qua hình dung của người con về trò chơi khác “thú vị” hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào?

PHẦN II: LÀM VĂN

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Những cánh buồm

ĐÁP ÁN GỢI Ý

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.

Câu 1: Đoạn thơ trên trên được trích từ bài thơ Mây và sóng ? Tác giả là  R. Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

Câu 2:

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ. 

+ Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu con dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

Câu 3: Theo em, bạn nhỏ trong bài thơ là bạn trẻ ngoan ngoãn và biết yêu thương mẹ mình.

PHẦN II: LÀM VĂN

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn. đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

 

Tài liệu có 14 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống