[Năm 2022] Bộ 5 Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án

Tài liệu [Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) tổng hợp từ đề thi môn Địa lí 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Địa lí lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy núi nào cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Dãy Hi-ma-lay-a.

B. Dãy Côn Luân. 

C. Dãy Thiên Sơn. 

D. Dãy An Tai.

Câu 2. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở khu vực:

A. Đông Á và Đông Nam Á.  

B. Đông Nam Á và Nam Á.

C. Nam Á và Bắc Á.  

D. Đông Nam Á và Tây Nam Á.

Câu 3. Dân số đông nhất thế giới là 

  A. châu Á.                 B. châu Phi. 

C. châu Âu.                 D. châu Mĩ.

Câu 4. Các nước có thu nhập cao ở châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  A. Tây Nam Á.         B. Nam Á. 

C. Bắc Á.                    D. Đông Á.

Câu 5. Quốc gia nào sau đây ở châu Á đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất?

  A. Hàn Quốc.            B. Nhật Bản.

C. Ấn Độ.                    D. Xing-ga-po.

Câu 6. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

  A. Thái Bình Dương. 

 B. Bắc Băng Dương.

  C. Đại Tây Dương. 

D. Ấn Độ Dương.

Câu 7. Ở châu Á, kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở khu vực nào sau đây?

  A. Nam Á.                B. Đông Á. 

C. Đông Nam Á.         D. Tây Á.

Câu 8. Ở Việt Nam, vào mùa đông khu vực nào chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc?

  A. Miền Bắc.             B. Miền Trung. 

C. Miền Nam.             D. Cả ba miền.

Câu 9. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc được hình thành trong điều kiện nào?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. 

B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Khí hậu lục địa. 

D. Khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 10. Nhật Bản là nước phát triển sớm nhất của châu Á là

  A. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  B. có dân số đông, nguồn lao động dồi dào.   

  C. thực hiện cải cách, mở rộng quan hệ ngoại giao.

  D. có khí hậu thuận lợi, ít chịu thiên tai.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á?

Câu 2 (3 điểm). Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đồng đều ở khu vực Nam Á?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

D

B

C

B

A

C

C

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng

+ Tài nguyên khoáng sản: than, dầu mỏ, khí đốt,...

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật,... nguồn năng lượng dồi dào.

1,0

- Khó khăn

+ Núi cao, hoang mạc, những vùng lạnh giá,... cản trở sự giao lưu, sản xuất nông nghiệp.

+ Các thiên tai: Động đất, núi lửa,... gây thiệt hại lớn cho người và của.

1,0

 

 

 

 

2

Nguyên nhân lượng mưa phân bố không đều là do ảnh hưởng của địa hình:

- Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió mùa tây nam, khiến mưa lớn sườn nam, và khô hạn ở sườn bắc.

- Miền đồng Ấn - Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can tựa như một lòng máng đón gió tây nam gây mưa lớn ở vùng đồng bằng và vùng chân núi tây bắc.

- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa tây nam nên vùng biển phía Tây Ấn độ mưa lớn hơn vùng sơn nguyên Đê-can.

 

1,0

1,0

 

1,0

 

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khu vực nào sau đây có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa?

A. Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á.

B. Đông Nam Á, Bắc Á, Trung Á.

C. Tây Nam Á, Đông Nam Á, Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

Câu 2. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

A. Ô-xtra-lô-ít.            B. Ơ-rô-pê-ô-ít.

C. Môn-gô-lô-ít.          D. Nê-grô-ít.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc.    B. Đài Loan.

C. Thái Lan.       D. Xin-ga-po.

Câu 4. Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới?

A. Thái Lan, Việt Nam.

B. Trung Quốc, Ấn Độ.      

C. Nga, Mông Cổ.

D. Nhật Bản, Ma-lai-xia.

Câu 5. Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là:

A. Trung Quốc.     B. Ả-rập Xê-út.

C. Nhật Bản.        D. Ấn Độ.

Câu 6. Nước có nhiều động đất và núi lửa nhất Đông Á là

A. Triều Tiên.         B. Hàn Quốc.

C. Nhật Bản.         D. Trung Quốc.

Câu 7. So với các khu vực của châu Á, Đông Á là khu vực có số dân đông

A. thứ nhất.                 B. thứ hai.

C. thứ ba.                    D. thứ tư.

Câu 8. Khu vực Tây Nam Á chủ yếu thuộc kiểu khí hậu nào?

A. Nhiệt đới khô.

B. Cận nhiệt địa trung hải.

C. Ôn đới lục địa.  

D. Nhiệt đới gió mùa. 

Câu 9. Ở châu Á có các con sông lớn nào sau đây chảy ra Ấn Độ Dương? 

A. Hồng, Amua, Cửu Long. 

B. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công.

C. Ấn, Hằng, Tigrơ - Ơphrát. 

D. Ôbi, Iênitxây, Lêna.

Câu 10. Ở châu Á chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

C. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á. 

D. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm). Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

Câu 2 (2 điểm). 

a) Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Á.

b) Ở Việt Nam cần có giải pháp nào để giảm sự gia tăng dân số?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

C

B

B

C

A

A

C

B

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Vị trí địa lí

+ Tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi.

+ Tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

 

0,5

0,5

- Về kích thước

+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B.

+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới.

+ Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu km2.

+ Chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu

+ Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu.

+ Lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá (Bắc-Nam, Đông-Tây và độ cao).

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

2

* Đặc điểm dân cư khu vực Nam Á

- Là khu vực có số dân đông, mật độ dân số cao.

- Dân cư phân bố không đều tập trung tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên chúa giáo và Phật giáo.

* Các giải pháp để giảm sự gia tăng dân số ở Việt Nam

- Thực hiện kế hạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con.

- Tuyên truyền bỏ các hủ tục, quan niệm lạc hậu như sinh con trai nối dõi, trời sinh voi sinh cỏ….

 

0,5

0,5

 

0,25

 

0,5

 

0,25

 

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

 A. 55%.                       B. 60%. 

C. 69%.                       D. 72%.

Câu 2. Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

 A. Nê-grô-ít.              B. Ơ-rô-pê-ô-ít. 

C. Môn-gô-lô-ít.          D. Ô-xtra-lô-ít.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc. 

B. Đài Loan.

C. Việt Nam. 

D. Xing-ga-po.

Câu 4. Hai quốc gia có sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới là:

A. Thái Lan và Việt Nam. 

B. Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Ấn Độ và Thái Lan. 

D. Việt Nam và Inđônêxia.                  

Câu 5. Khu vực Nam Á có khí hậu

  A. Xích đạo.               B. Nhiệt đới khô.

C. Cận nhiệt đới.         D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 6. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là

  A. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng và lâm sản.

  C. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo.

  D. các ngành công nghiệp đa dạng và phát triển đồng đều.

Câu 7. Khu vực nào sau đây ở châu Á sông ngòi kém phát triển nhất?

A. Đông Nam Á và Tây Nam Á. 

B. Trung Á và Đông Á.

C. Đông Á và Nam Á. 

D. Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 8. Vào mùa hạ ở khu vực Nam Á có hướng gió chính nào sau đây?

A. Tây Nam.   

B. Đông Bắc. 

C. Tây Bắc. 

D. Đông Nam.

Câu 9. Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại quốc gia nào?

A. Pa-let-tin.                B. Trung Quốc. 

C. A-rập-xê-út.            D. Ấn Độ.

Câu 10. Các con sông nào sau đây bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông đổ ra biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông?

 A. Trường Giang, Mê Công. 

B. A-mua, Mê Công.

C. Hoàng Hà, Trường Giang. 

D. A-mua, Trường Giang.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (3,5 điểm). Trình bày khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội các nước châu Á hiện nay?

Câu 2 (1,5 điểm). Giải thích tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

A

D

A

D

A

C

C

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Châu lục đông dân nhất thế giới.                                                     

- Trình độ phát triển giữa các nước các vùng lãnh thổ khác nhau. Nước kinh tế xã hội phát triển toàn diện nhất Nhật.                 

- Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá nhanh: Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan,… trở thành các nước công nghiệp mới.                  

- Ở một số nước mặc dù công nghiệp hoá nhanh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng: Trung Quốc, ấn Độ, Thái lan.                        

- Một số nước đang phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

- Một số nước dựa vào nguồn dầu mỏ phong phú: Iran, Ả-rập Xê-út, Cô-ét…

- Một số quốc gia thuộc nước công - nông nghiệp: Trung Quốc, Ấn Độ nhưng lại có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, hàng không vũ trụ.  

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

0,5

 

 

2

- Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX.

- Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.

- Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

0,5

 

0,5

0,5

 

[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ tư trên thế giới. 

B. Thứ ba trên thế giới.

C. Thứ hai trên thế giới.    

D. Thứ nhất trên thế giới.

Câu 2. So với các châu lục khác, châu Á có số dân như thế nào?

 A. Đứng đầu.            B. Đứng thứ hai. 

C. Đứng thứ ba.        D. Đứng thứ tư.

Câu 3. Sông ngòi ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước thế nào?

A. Khá điều hòa.       B. Khá phức tạp. 

C. Khá ổn định.          D. Khá thất thường.

Câu 4. Vào mùa hạ, ở châu Á không có áp cao nào sau đây?

A. Áp cao Ha-oai. 

B. Áp cao Nam Ấn Độ Dương.

C. Áp cao I-ran. 

D. Áp cao Nam Đại Tây Dương.

Câu 5. Ở châu Á, chủng tộc Ô-xtra-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Á.                  B. Đông Á. 

C. Trung Á.              D. Đông Nam Á.

Câu 6. Kiểu khí hậu nào sau đây thuộc đới khí hậu cận nhiệt?

A. Kiểu núi cao.

B. Kiểu nhiệt đới gió mùa.

C. Kiểu nhiệt đới khô. 

D. Kiểu ôn đới lục địa.

Câu 7. Châu Á không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương. 

D. Bắc Băng Dương.

Câu 8. Vào thời kì mùa đông ở khu vực Đông Á có hướng gió chính nào sau đây?

A. Đông Nam, Nam. 

B. Tây Nam, Tây.

C. Tây Bắc, Bắc.

D. Đông Bắc, Đông.

Câu 9. Vào thời kì mùa đông ở khu vực Nam Á có hướng gió chính nào sau đây?

 A. Tây Bắc.               B. Đông Nam.

C. Tây Nam.               D. Đông Bắc.

Câu 10. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào ở châu Á?

  A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á. 

B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

C. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á. 

D. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình  khu vực Đông Á?

Câu 2 (2,5 điểm). Giải thích tại sao khu vực Nam Á dân cư phân bố không đều?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

B

C

D

A

A

C

D

B

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Phần đất liền: chiếm 83,7%, có địa hình rất đa dạng: 

+ Phía Tây phần đất liền: Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng, nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

+ Phía đông phần đất liền: là các vùng đồi núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng.

- Phần hải đảo: Nằm trong “vòng đai lửa Thái Bình Dương”, thường có nhiều động đất và núi lửa.

 

0,75

 

0,75

 

1,0

 

 

 

 

 

2

- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ấn và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

+ Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô khan, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt.

 

0,5

 

 

0,5

- Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật,... ở các cảng biển, đô thị và các trung tâm công nghiệp.

0,75

- Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hằng và Đồng bằng sông Ấn có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, đây là một trong những cái nôi văn minh cổ của thế giới.

0,75


[Năm 2022] Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 8 có đáp án (5 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hướng gió chính vào mùa đông ở khu vực Đông Á là

  A. Đông Nam, Nam. 

B. Tây Nam, Tây. 

C. Tây Bắc, Bắc. 

D. Đông Bắc, Đông.

Câu 2. Hướng gió chính vào mùa đông ở khu vực Nam Á là

A. Tây Bắc. 

B. Đông Nam.   

C. Tây Nam. 

D. Đông Bắc.

Câu 3. Ở châu Á chủng tộc Môn-gô-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á. 

B. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

C. Bắc Á, Tây Nam Á, Đông Á. 

D. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

Câu 4. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Lưỡng Hà.   

B. Đồng bằng sông Nin.

C. Đồng bằng Tu-ran. 

D. Đồng bằng Ấn-Hằng.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Á?

  A. Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ.

  B. Có nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

  C. Địa hình tường đối bằng phẳng, ít bị chia cắt.

  D. Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm.

Câu 6. Ở châu Á có các kiểu khí hậu phổ biến nào sau đây?

A. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

B. Khí hậu lục địa và khí hậu núi cao.

C. Khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao. 

D. Khí hậu hải dương và khí hậu lục địa.

Câu 7. Ở châu Á có những loại khoáng sản lớn nào sau đây?

A. Than đá, đồng, khí đốt, sắt, vàng.

B. Than đá, dầu mỏ, kim cương, sắt, vàng.

C. Than đá, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc. 

D. Than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, thiếc.

Câu 8. Ở châu Á, rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Tây và Trung Xi-bia. 

B. Tây và Bắc Xi-bia.

C. Trung và Nam Xi-bia. 

D. Tây và Nam Xi-bia.

Câu 9. Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Bắc Á.                  B. Đông Á. 

C. Trung Á.                 D. Đông Nam Á.

Câu 10. Rừng cận nhiệt phổ biến ở khu vực nào của châu Á?

A. Tây Xi-bia.           B. Trung xi-bia.

C. Đông Á.                  D. Đông Xi-bia.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm). Hãy nêu đặc điểm về dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á?

Câu 2 (2 điểm). Giải thích tại sao châu Á là một châu lục đông dân nhất trên thế giới?

Câu 3 (1,5 điểm). Nêu những đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

B

B

C

A

C

A

D

C

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

 

 

 

 

1

- Dân cư

+ Số dân: 286 tr.người

+ Tôn giáo: Chủ yếu theo đạo Hồi.

+ Dân cư phân bố không đều.

- Kinh tế: Chủ yếu là khai thác và chế biến dầu mỏ. 

- Chính trị: Không ổn định, luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, tranh chấp...

0,5

 

 

 

0,5

0,5

 

 

 

 

2

Châu Á đông dân vì:

- Phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng ôn đới, nhiệt đới.

- Châu Á có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.

- Đại bộ phận các nước kinh tế còn đang phát triển, hoạt động nông nghiệp là chính nên vẫn cần nhiều lao động.

- Nhiều nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của các quan điểm lạc hậu, tư tưởng đông con vẫn còn phổ biến.

 

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

 

3

Đặc điểm địa hình châu Á:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao và đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông-tây hoặc gần đông - tây; bắc - nam hoặc gân bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên cao tập chung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên đỉnh núi có băng hà bao phủ quanh năm.

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống