TOP 20 Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế

Tải xuống 1 1.4 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện cổ tích Cây khế

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế - Mẫu 1

Truyện cổ tích Cây khế là truyện dân gian nổi tiếng với những ý nghĩa, bài học sâu sắc trong đạo làm người. Người em vì bản tính lương thiện, không ganh ghét đố kị, lại yêu thương muôn loài nên đã được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì độc ác tham lam nên tự mình đẩy mình vào chỗ chết. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu chuyện ăn khế trả vàng không những thể hiện niềm tin của nhân dân về đạo lí “ở hiền gặp lành” mà còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Có thể nói đây chính là bài học đắt giá trong việc giáo dục con người và hướng chúng ta đến với lẽ sống cao đẹp.

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế - Mẫu 2

Người xưa có câu:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ. Tác giả nhận thấy được điều đó nên đã lên tiếng tố cáo người anh nói riêng, và một bộ phận người nói chung vì tiền mà quên cả tình thân. Người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Tình anh em thiêng liêng nay lại bị xếp sau giá trị vật chất tầm thường. Vì vậy, câu chuyện muốn gửi lời răn đe đến độc giả, đừng để đồng tiền làm mờ mắt mà quên đi những giá trị đích thực, một ngày nào đó tiền cũng có thể hết song tình thân sẽ luôn tồn tại bên cạnh chúng ta. Đừng như người anh trong câu chuyện, đến lúc đánh mất rồi mới cảm thấy nuối tiếc.

Top 5 Kể lại câu chuyện cây khế bằng lời văn của em siêu hay

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế - Mẫu 3

Cây khế là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Sống trên đời ta nên biết thế nào là vừa đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì tham lam những thứ không phải là của mình. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả. Nếu chịu bỏ đi một phần tiền vàng thì người anh đã có thể sống sót, nhưng chỉ vì tham lam mà anh ta đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình, một cái giá quá đắt mà cho đến cuối cùng anh ta cũng không nhận được bất cứ thứ gì. hi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Hình ảnh túi ba gang tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống, tiền của là vật ngoài thân, chỉ cần vừa đủ là được. Quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân minh, suy nghĩ thiển cận khiến con người ta không còn quan tâm đến giá trị tinh thần cao cả, không còn biết tính toán lâu dài. Sự tham lam nuốt chửng lấy chính tâm hồn của con người, và sau cùng có thể là cả tính mạng. Bởi vậy, cây khế được viết ra là để phê phán những kẻ sống tham lam ích kỉ, chỉ muốn nhận chứ không bao giờ muốn cho đi, đồng thời là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nếu quá tham lam tiền của thì sẽ phải trả giá thật đắt. Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế - Mẫu 4

Truyện ăn khế trả vàng là một câu truyện rất hay, một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.

TOP 20 Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế (ảnh 1)

Đoạn văn nêu lên bài học nhân dân gửi gắm trong truyện Cây khế - Mẫu 5

Từ xưa, mỗi câu truyện cổ tích đều được kể với những ý nghĩa, bài học nhất định và câu chuyện này cũng không ngoại lệ. Qua truyện này, chúng ta có thể rút ra được nhiều ý nghĩa, từ đó lấy làm bài học tâm đắc trong cuộc sống của mình. Một vài ý nghĩa có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: Siêng năng, chăm chỉ vun trồng thì sẽ có ngày hái được quả ngọt

Bằng chứng thực tiễn đó chính là cây khế của người em. Do người em để tâm chăm sóc nên cây mới ra quả ngọt. Nếu lúc trước người em chặt bỏ cây khế hoặc không quan tâm để nó còi cọc thì sẽ không có câu chuyện sau này.

Vì vậy, sống ở đời, muốn gặt hái điều tốt đẹp thì phải không ngừng cố gắng và để tâm vào mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trời không phụ lòng người, cứ chăm chỉ thật tâm ắt sẽ gặt hái trái ngọt là những gì bạn đọc cần nhớ.

Thứ hai: Trong nguy luôn có cơ

Khi chim ăn khế, vợ chồng người em đã rất lo lắng vì quả khế là một nguồn thu nhập của gia đình. Họ nghĩ rằng mình đã gặp phải hoàn cảnh nguy khốn giữa lúc khó khăn. Tuy nhiên, chim lại mở lời bảo ăn khế trả vàng, đấy chính là cơ hội trong hiểm nguy.

Bài học rút ra là khi chúng ta gặp chuyện khó khăn, thách thức thì phải bình tĩnh, xem xét thấu đáo, chờ đợi để nhìn thấy được cơ hội trong đó. Bạn đừng vội vàng buông xuôi cũng đừng nản chí bỏ cuộc vì biết đầu điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

Thứ ba: Ở đời không ai cho không ai cái gì, muốn có được phải đánh đổi

Đây là một điều dễ thấy trong ý nghĩa truyện cổ tích cây khế. Người em muốn có được vàng thì phải đánh đổi hai thứ. Một là quả khế tặng lại cho chim thần, hai là người em phải ngồi lên lưng chim bay đến đảo vàng. Tất nhiên là điều kiện đi như vậy khá nguy hiểm cùng vất vả, phải thật bản lĩnh mới có thể thanh công.

Chúng ta thấy được rằng, có làm thì mới có ăn, muốn có được điều gì đó thì luôn phải đánh đổi thứ chúng ta có. Tuy nhiên, nhiều lúc thứ đó nằm trong tay chúng ta không có quá nhiều giá trị. Nhưng khi đưa nó qua tay người khác lại là vật có tác dụng lớn.

Thứ tư: Ở hiền gặp lành

Ở hiền gặp lành là ý nghĩa truyện cổ tích cây khế cốt lõi nhất mà chúng ta được nghe giảng từ nhỏ. Người em không tranh giành, không chấp nhất với người anh, chấp nhận ở nhà tranh và nhận cây khế. Chính từ hành động này mới có câu chuyện người em có được vàng mà chim thần cho.

Ở xã hội hiện đại, tình huống này có lẽ không còn mấy ai đủ rộng lượng để nhẫn nhịn. Thế nhưng sống ở đời, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng một điều nhịn chín điều lành, ở hiền thì gặp điều tốt. Đó chính là cách sống cơ bản nhất để xã hội được yên vui và hòa hảo.

Thứ năm: Tham thì thâm

Điều cuối cùng này hiển hiện rõ trên hành động của vợ chồng người anh. Kết cuộc của người anh là rơi xuống biển. Người vợ ở nhà thì mất chồng và phải sống cực khổ ở nhà tranh. Truyện không nhắc đến hành động sau đó của người em khi anh mất. Nhưng kết cục vợ chồng người anh như thế đã là cái giá lớn phải trả cho hành động tham lam của mình.

Như vậy, các bạn nên nhớ làm việc gì cũng cần phải tiết chế, vừa đủ là tốt nhất. Khi tài lộc đến với mình, chỉ nên nhận đúng phần mà mình được nhận, không được cố đấm ăn xôi. Triết lý tham thì thâm đã được chứng minh luôn luôn đúng ở nhiều trường hợp từ xưa đến nay.

Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện cổ tích 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

+ Theo Bùi Mạnh Nhị (chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, 2008, tr209-211. 

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Bố cục: 

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.

+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.

+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.

6. Giá trị nội dung: 

+ Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân.

7. Giá trị nghệ thuật: 

+ Sử dụng thể loại truyện cổ tích với những chi tiết hoang đường, kì ảo.

Tài liệu có 1 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống