TOP 20 Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa

Tải xuống 4 14.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam

Dàn ý chi tiết:

a) Mở bài:

  • Giới thiệu về nhân vật mà em muốn phân tích: Nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam
  • Nêu nhận xét chung về đặc điểm của nhân vật Sơn

b) Thân bài: Phân tích các đặc điểm của nhân vật Sơn:

- Đặc điểm về ngoại hình:

  • một đứa trẻ còn khá nhỏ
  • được mặc áo quần ấm bằng bông khi trời rét

- Đặc điểm về hoàn cảnh sống:

  • là con trai của một gia đình khá giả
  • có bà vú già chăm sóc, được mẹ và chị yêu thương

- Đặc điểm tính cách:

  • Thân thiện, hòa đồng, không kiêu căng, hợm hĩnh hay phân biệt đối xử (chơi đùa thân thiết với những đứa trẻ ở xóm chợ nghèo)
  • Giàu tình yêu thương, sẻ chia (chủ động đề nghị chị gái lấy áo bông ấm cho cái Hiên mặc cho đỡ rét)

→ Nhận xét chúng về đặc điểm nhân vật Sơn: một đứa trẻ lớn lên trong điều kiện vật chất đầy đủ, gia cảnh khá giả nhưng rất hòa đồng, thân thiện, giàu tình yêu thương và biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè xung quanh

c) Kết bài:

  • Khắng định lại suy nghĩ của em về nhân vật Sơn
  • Cảm nghĩ và tình cảm, cảm xúc của em dành cho nhân vật Sơn

TOP 20 Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 2)

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 1

Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Em là một em bé ngoan, sống cuộc sống ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Một đứa trẻ thật khó để nhận thức và hiểu được những thiếu thốn của người khác, đặc biệt là đứa trẻ được sống trong nhung lụa như Sơn. Thế nhưng em đã hiểu và thương cho những bạn trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm, Sơn đối với em gái đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Sơn còn là một em bé giàu tình yêu thương. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn thì Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn “ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 2

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

TOP 20 Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 3)

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 3

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 4

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

TOP 20 Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa (ảnh 4)

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 5

Khi đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Sơn. Đó là một cậu bé hòa đồng, thân thiện. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa (2 mẫu)

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 6

Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Phong cách sáng tác của ông mang những nét đặc trưng riêng với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Một trong số đó có thể truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn.

Thạch Lam đã khắc họa Sơn chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và tính cách. Sơn là một đứa trẻ còn nhỏ tuổi, mang nét hồn nhiên nhưng cũng rất hiểu chuyện, tốt bụng và giàu lòng yêu thương.

Ở đoạn mở đầy, nhà văn tập trung miêu tả khung cảnh thiên nhiên khi mùa đông sang. Sau đó, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy”, “không bước xuống giường như mọi khi” mà “ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua những chi tiết này, nhân vật Sơn hiện ra là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình khá giả. Người mẹ và người chị luôn yêu thương và chăm sóc cậu vô cùng chu đáo.

Nhưng Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo và xa cách, mà vẫn là một cậu bé nhân hậu, giàu tình cảm. Lắng nghe cuộc trò chuyện của mẹ với người vú già về Duyên - đứa em gái đáng thương đã mất năm lên bốn tuổi, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Đối với những đứa trẻ còn nhà hàng xóm, Sơn luôn tỏ ra thân thiết, nhiệt tình c hứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Với tấm lòng yêu thương, Sơn còn giúp đỡ cô bé Hiên. Khi nhìn thấy Hiên đứng “ co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn, cậu bàn với chị Lan mang cái áo bông cũ của em Duyên đến cho Hiên mặc. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

Nhân vật Sơn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Truyện ngắn để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 7

Gió lạnh đầu mùa là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Truyện mở đầu bằng những câu văn miêu tả về khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa. Mùa đông đến, thời tiết trở lạnh. Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu thấy mẹ và chị đã tỉnh dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, ai cũng đều mặc áo rét cả rồi. Sơn cũng thấy lạnh, “ vộ i vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan”. Sau đó, Sơn “được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm”. Với những chi tiết này, chúng ta có thể thấy Sơn là một cậu bé trong một hoàn cảnh khá giả, nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo của người thân.

Có lẽ bởi vậy, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều này thể hiện qua tình cảm của Sơn dành cho người em gái đã mất. Khi nghe mọi người trong nhà nhắc đến em Duyên, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như việc Sơn luôn tỏ ra thân thiện, chơi cùng bọn trẻ con nghèo trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,....

Ấn tượng nhất là chi tiết khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Trong lúc chờ chị Lan về nhà lấy áo, Sơn đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Sơn là nhân vật chính trong truyện, giúp nhà văn gửi gắm bài học về tình yêu thương, sự thấu hiểu và chia sẻ trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 8

“Gió lạnh đầu mùa” là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Trong truyện, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Sơn được khắc họa chủ yếu qua phương diện ngôn ngữ, hành động để từ đó làm nổi bật đặc điểm về tính cách. Thạch Lam không miêu tả những nét ngoại hình của nhân vật này.

Mở đầu truyện, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn tỉnh dậy”, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà “ngồi thu tay vào trong bọc”. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua đoạn mở đầu, nhân vật Sơn được khắc họa là một cậu bé, sống trong một gia đình khá giả. Cậu đã nhận được sự yêu thương và sự chăm sóc của người thân xung quanh.

Dù vậy, Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo và xa cách, mà vẫn là một cậu bé nhân hậu, giàu tình cảm. Khi nghe mọi người trong gia đình nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi, cậu cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Không chỉ vậy, trái ngược hẳn các em họ của mình, Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ.

Tình huống là nổi bật nhất tính cách của Sơn là khi cậu nhìn thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với ngôn từ giản dị cùng giọng văn nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhân vật Sơn đã hiện lên đầy sinh động, chân thực.

Qua nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 9

Trong “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Mở đầu tác phẩm là những câu văn miêu tả thiên nhiên lúc giao mùa đầy tinh tế. Mùa đông đã đến, trong hoàn cảnh đó, nhân vật Sơn hiện lên với những hành động, suy nghĩ thật ngây thơ, hồn nhiên. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Và Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Những chi tiết cho thấy rằng Sơn là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình khá giả, cậu luôn nhận được tình yêu thương và sự chăm sóc của mọi người trong gia đình.

Không chỉ vậy, Thạch Lam còn khắc họa nét tính cách của nhân vật này. Sơn là một cậu bé sống tình cảm, nhân hậu Nghe đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ.

Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Truyện mang giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhân vật Sơn được hiện lên đầy sinh động.

Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 10

Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn. Những tác phẩm của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

"Gió lạnh đầu mùa" là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Trong truyện, nhân vật Sơn được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Bức tranh được miêu tả chủ yếu thông qua ngôn ngữ và hành động để làm nổi bật những nét tính cách. Thạch Lam không tả ngoại hình nhân vật này.

Mở đầu câu chuyện, Sơn xuất hiện với hành động “tung chăn cho tỉnh” nhưng không dậy như thường lệ mà “ngồi đút tay vào túi”. Anh thấy lạnh, vội lấy chăn trùm kín đầu, gọi Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho chiếc áo bông và áo vệ sinh màu đỏ, bên ngoài là chiếc áo vải sẫm màu. Qua đoạn mở đầu, nhân vật Sơn được miêu tả là một cậu bé, sống trong một gia đình giàu có. Anh nhận được sự yêu mến và quan tâm từ những người xung quanh.

Tuy nhiên, Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo, xa cách mà vẫn là một cậu bé tốt bụng và giàu tình cảm. Nghe mọi người trong nhà nhắc đến Duyên - người chị gái tội nghiệp mất năm anh lên 4, anh cũng cảm thấy "nhớ em, cảm động và thương em vô cùng". Anh cũng xúc động khi thấy mẹ mình "hơi rưng rưng nước mắt". Ngoài ra, khác với những người anh họ của mình, Sơn luôn thân thiện và chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm Túc Cúc, Xuân, Tí, Túc - những đứa trẻ nghèo trong xóm.

Tình huống ghi điểm nhất trong tính cách của Sơn là khi nhìn thấy Hiền - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Thấy Hiền đứng “co ro” gần quán nước, trong gió lạnh chỉ mặc độc chiếc áo “tả tơi”, “hở cả lưng, hở tay”, Sơn chợt nhớ mẹ Hiền nghèo lắm, nhớ Duyên ngày trước. Này trong vườn. Một ý hay nảy ra trong đầu Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của Duyên cho Hiền. Nghĩ vậy, anh nói với em gái mình và được cô đồng ý. Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn, anh lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp vui sướng”. Với ngôn từ giản dị và giọng nói nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nhân vật Sơn được thể hiện một cách sinh động và chân thực. Thông qua nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm những bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 11

Thạch Lam là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà sâu sắc. Truyện ngắn Cơn gió lạnh đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. Nhân vật chính của truyện là Sơn - nhân vật chính của tác phẩm.

Câu chuyện mở đầu bằng việc nhà văn miêu tả thời tiết vào mùa đông. Trước tình hình đó, Sơn tỉnh dậy thì thấy mọi người trong nhà, mẹ, em gái… đều “ đã mặc áo đông”. Sau đó, cảnh sống của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa giản dị. Mẹ Sơn bảo Sơn mang theo một giỏ quần áo. Nhìn chiếc áo bông xanh đã cũ nhưng khỏe khoắn, mẹ Sơn bảo: “Áo này của cô Duyên đấy”. Người bảo mẫu già “chộp lấy chiếc áo, lật lại và nhìn nó, mân mê những đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng "anh nhớ em, anh cảm động và yêu em nhiều lắm". Anh xúc động khi thấy mẹ mình "hơi rưng rưng nước mắt". Ta có thể thấy nhân vật Sơn dường như là một chàng trai đầy cảm xúc.

Sơn sống trong một gia đình giàu có. Anh được mẹ quan tâm, chăm sóc. Sơn mặc chiếc áo nỉ màu đỏ, khoác ngoài là áo dạ, bên ngoài khoác chiếc áo vải sẫm màu. Cách ăn mặc này của những đứa trẻ nghèo ngày xưa là một niềm mơ ước. Cúc, Xuân, Tí, Túc vẫn mặc bộ quần áo nâu bạc, nhiều chỗ rách vá. Đôi môi “tím lại”, nơi quần áo rách, “da sạm đi”. Khi gió lạnh thổi qua, chúng lại “run cầm cập, răng va vào nhau lập cập”. Vừa nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ trong chợ ai nấy đều “hú hồn”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết chứ không xua đuổi như anh em họ Sơn. Tại đây, nhân vật Sơn tiếp tục xuất hiện với hình ảnh một chàng trai thân thiện và ôn hòa.

Không chỉ vậy, Sơn còn là người giàu tình yêu thương. Nhìn ông Hiền đứng “co ro” bên quầy bar, trong gió lạnh, chỉ mặc độc chiếc áo “xộc xệch”, “hở cả lưng, hở cả tay” mà xót xa. Sơn “xót xa” và chợt nhớ ra mẹ Hiền nghèo lắm, Duyên hay ra vườn chơi với Hiền. Sơn bảo Lan đưa cho Hiền chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo. Sơn lặng lẽ chờ đợi, lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui sướng”. Chiếc áo chứa đựng niềm cảm thông sâu sắc. Thế nên, có lẽ “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện ngọt ngào, nhưng chan chứa yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện những giá trị nhân văn cao cả mà tác giả muốn gửi gắm.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 12

Trong “Gió lạnh đầu mùa”, nhân vật Sơn đã được nhà văn khắc họa để gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình.

Tác phẩm mở đầu bằng những cụm từ tinh tế miêu tả thiên nhiên qua các mùa. Mùa đông đã đến, trong hoàn cảnh này nhân vật Sơn hiện lên với những hành động và suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ như thế. Sơn tung chăn tỉnh dậy thì thấy mọi người trong nhà, mẹ và em gái đã dậy, nhóm bếp nấu chè. Và Sơn cũng được mẹ mặc cho chiếc áo bông màu đỏ và chiếc áo trấn thủ, ngoài mặc chiếc áo vải sẫm màu. Các chi tiết cho thấy Sơn là một cậu bé sinh ra trong một gia đình giàu có, cậu luôn nhận được sự yêu thương, chăm sóc của mọi thành viên trong gia đình.

Không những thế Thạch Lam còn khắc họa được tính cách của nhân vật này. Sơn là một cậu bé tình cảm và tốt bụng. Tôi nghe kể về Duyên - người chị gái tội nghiệp của Sơn đã chết khi cô ấy bốn tuổi. Khi thấy cô bảo mẫu “với tay lấy chiếc áo lật đi lật lại xem, mân mê những đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ cô, sờ cô và thương cô lắm”. Anh cũng xúc động khi thấy mẹ mình "hơi rưng rưng nước mắt". Sơn luôn thân thiện và chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm - cháu Cúc, cháu Xuân, con chị Tí, cháu Túc - những đứa trẻ nghèo của xóm trợ.

Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiền - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiền đứng “co ro” bên quầy bar, trong gió lạnh chỉ mặc độc chiếc áo sơ mi “tả tơi”, “hở cả lưng, hở hai tay”, Sơn chợt nhớ mẹ Hiền nghèo lắm, nhớ Duyên của ngày hôm nay. . Trước đây, anh luôn chơi với Hiền trong vườn. Một ý hay nảy ra trong đầu Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của Duyên cho Hiền. Nghĩ vậy, anh nói với em gái mình và được cô đồng ý. Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn, anh lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp vui sướng”. Truyện có giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nhân vật Sơn được thể hiện sinh động. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.

Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: "Truyện tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người".

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 13

“Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam đưa đến hình ảnh đặc sắc của nhân vật Sơn, người chứa đựng trong mình tâm hồn giàu tình cảm và lòng nhân ái.

Sơn được nhà văn mô tả thông qua ngôn từ và hành động, với sự tập trung vào tính cách hơn là ngoại hình. Ngay từ đoạn đầu, Sơn thức dậy với hành động độc đáo, thể hiện sự nhạy bén và ấm áp. Nhìn nhận sự lạnh gió, cậu không chỉ che chắn cho mình mà còn quan tâm đến em gái Lan. Sơn, mặc áo dạ đỏ, trông giống bức tranh về sự ấm áp trong gia đình khá giả.

Sơn không chỉ là một đứa trẻ ngoan ngoãn được yêu thương mà còn là người nhân ái. Khi nhìn thấy cảnh Hiên, hàng xóm nghèo đóng băng trong chiếc áo rách, kể về mảnh đời khó khăn, Sơn nảy ra ý nghĩ đẹp. Ngay lập tức, chiếc áo bông kỷ niệm của em Duyên được tặng cho Hiên, thể hiện lòng biết chia sẻ và quan tâm của Sơn. Sự nhẹ nhàng, chân thành trong cách diễn đạt của nhà văn giúp nhân vật Sơn trở nên gần gũi và đáng yêu trong lòng độc giả.

Thạch Lam, thông qua nhân vật Sơn, truyền đạt một thông điệp quan trọng về tình yêu thương và lòng nhân ái trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 14

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, nhà văn đã kỳ công xây dựng nhân vật Sơn với những đặc điểm chân thực và sâu sắc.

Sơn, một đứa trẻ sống trong gia đình khá giả, được miêu tả qua những hành động hồn nhiên và tinh tế. Mở đầu truyện, Sơn tỉnh dậy với cử chỉ độc đáo, thể hiện sự nhạy bén và quan tâm đến người thân. Cậu không chỉ tự bảo vệ bản thân mà còn chăm sóc cho em gái và thể hiện sự ấm áp trong gia đình.

Nét đẹp tinh tế của ngôn từ khi mô tả cảnh trời lạnh gió vi vu, cây cỏ rung động, thêm vào đó là hình ảnh gia đình mặc áo rét, tạo nên bức tranh sinh động về không khí gia đình vào buổi sáng gió lạnh.

Khác biệt với các em họ kiêu ngạo, Sơn luôn thân thiện và chia sẻ với bọn trẻ nghèo xóm trợ. Cảm xúc chân thành và tình cảm đặc biệt hiện rõ khi Sơn quan tâm đến Hiên, cô bé hàng xóm đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Hành động đẹp lòng khi Sơn tặng chiếc áo bông cũ cho Hiên, thể hiện lòng nhân ái và tình yêu thương sâu sắc.

Thạch Lam đã thông qua nhân vật Sơn để truyền đạt thông điệp về tình yêu thương và lòng nhân ái, làm cho tác phẩm trở nên ấm áp và cuốn hút độc giả.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 15

Thạch Lam, một nhà văn nổi tiếng, để lại dấu ấn trong văn hóa Việt Nam với tác phẩm Gió lạnh đầu mùa. Trong câu chuyện, nhân vật Sơn nổi bật với những đặc điểm tinh tế và chân thực.

Sơn tỉnh dậy trong bức tranh mùa đông của thị trấn nhỏ. Mọi người trong gia đình đều đã mặc áo rét. Khung cảnh ấm áp những ngày đầu đông được Thạch Lam mô tả một cách dí dỏm và sinh động. Sơn không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên, mà còn là người anh chăm sóc cho em gái và thể hiện sự ấm áp trong gia đình.

Những chi tiết nhỏ như chiếc áo bông cánh xanh của em Duyên lại trở thành nguồn cảm hứng cho những cảm xúc của Sơn. Những đoạn miêu tả về gia đình, mẹ, và chiếc áo bông đã tạo nên bức tranh cuộc sống giản dị và đầy tình cảm.

Đặc biệt, Sơn không chỉ là đứa trẻ giàu tình cảm, mà còn là người thân thiện với những đứa trẻ nghèo trong xóm. Hành động tặng áo bông cũ cho Hiên, cô bé hàng xóm đang đứng “co ro” trong gió lạnh, là biểu hiện rõ nét của lòng nhân ái và tình yêu thương.

Thạch Lam thông qua nhân vật Sơn đã truyền đạt thông điệp về tình yêu thương và sự đồng cảm, làm cho câu chuyện trở nên ấm áp và đáng yêu.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 16

Trong câu chuyện “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn đã tạo nên nhân vật Sơn với đầy đủ tư tưởng và tình cảm riêng.

Mở đầu tác phẩm là bức tranh mô tả thiên nhiên giao mùa một cách tinh tế. Trong bối cảnh đó, nhân vật Sơn tỉnh dậy với hành động và suy nghĩ hồn nhiên. Mọi người trong gia đình đều đã mặc áo rét. Thông qua đó, Sơn được biểu hiện là một cậu bé sinh ra trong gia đình khá giả, nơi mà tình yêu thương và chăm sóc luôn hiện diện.

Thạch Lam khéo léo khắc họa tính cách của Sơn, người thể hiện tình cảm nhân hậu. Sự nhớ đến em Duyên, cảm động trước người vú già và mẹ, cũng như lòng thân thiện với bọn trẻ nghèo trong xóm, tất cả đã tạo nên một nhân vật Sơn sống động và đẹp đẽ.

Điểm đặc biệt là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Ý nghĩ tốt thoáng qua tâm trí Sơn - đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên - thể hiện lòng nhân ái và tình yêu thương sâu sắc.

Nhân vật Sơn không chỉ là trung tâm của câu chuyện mà còn là nguồn động viên cho người đọc suy nghĩ về tình yêu thương và đồng cảm trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 17

Thạch Lam, một tên tuổi trong văn học lãng mạn, tác phẩm nổi bật Gió lạnh đầu mùa với nhân vật chính là cậu bé Sơn.

Mùa đông ập đến bất ngờ, nhưng gia đình Sơn đã sẵn sàng. Sơn, mặc áo dạ đỏ và áo vệ sinh, là nguồn yêu thương trong gia đình khá giả. Sơn không chỉ giàu về vật chất mà còn phản ánh tình cảm sâu sắc, không kiêu ngạo. Thậm chí, lòng nhân ái của cậu được thể hiện qua việc chia sẻ áo bông cũ cho Hiên, cô bé hàng xóm nghèo.

Thạch Lam tinh tế khi khắc họa những tình cảm nhỏ nhất của Sơn. Sự nhớ đến em Duyên, cảm xúc trước người vú già và mẹ, cũng như lòng thân thiện với bọn trẻ nghèo trong xóm, tất cả làm nổi bật nhân vật Sơn là một đứa trẻ nhạy cảm và giàu lòng yêu thương.

Điểm độc đáo nằm ở hành động cao cả của Sơn đối với bé Hiên, cho thấy tầm quan trọng của việc chia sẻ và lòng nhân ái. Thông qua Sơn, Thạch Lam muốn truyền đạt bài học về tình yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 18

Truyện 'Gió lạnh đầu mùa' để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật Sơn - cậu bé ấm áp, thân thiện, và giàu lòng nhân ái, tạo nên sức hút đặc biệt cho tác phẩm.

Sáng sớm, gió lạnh đầu mùa thổi về, Sơn tỉnh dậy. Mẹ nâng chén nước nóng đến, áo dạ đỏ và áo vệ sinh được mặc cho cậu. Sơn, đứng trên giường, khoe với mẹ chiếc áo mới. Những chi tiết nhỏ như vậy cho thấy Sơn là đứa trẻ ngây thơ, luôn được mẹ yêu thương. Cùng chị Lan, Sơn không chỉ chơi với lũ bạn nhà nghèo mà còn chia sẻ tình thương và sự ấm áp.

Sơn không chỉ là em bé đáng yêu, mà còn là người anh, người bạn đầy tình thương. Những cử chỉ như khi đưa chăn cho em ngủ, nhớ đến em Duyên đã mất, hay sự quan tâm đến bạn bè nhỏ như Thằng Cúc, Thằng Xuân, con Tí, con Túc, cho thấy lòng nhân ái và sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh.

Trong khi các em họ khác kiêu kì và khinh khỉnh, Sơn và chị Lan thể hiện sự đồng lòng và thân thiện. Gặp các bạn nhỏ nghèo, Sơn có ánh nhìn đầy yêu thương và thấu hiểu. Cảm xúc đặc biệt của Sơn khi thấy bé Hiên thiếu áo ấm khiến cậu quyết định chia sẻ áo bông của em Duyên.

Những hành động cao cả của Sơn và chị Lan không chỉ là sự chia sẻ mà còn là bài học về tình thương và lòng nhân ái. Dù sau đó nhận lỗi và được mẹ trách, nhưng những hành động này là minh chứng cho trái tim ấm áp và đẹp đẽ của nhân vật Sơn trong bức tranh gia đình đầy yêu thương.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 19

Trong tác phẩm ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam đã tài tình viết về thế giới của trẻ em, và nhân vật Sơn được xây dựng với sự chân thực đặc biệt.

Sơn, con trai trong gia đình ưa thích, được mẹ chăm sóc chu đáo và sở hữu những chiếc áo len đẹp từ Hà Nội. Mặc dù có điều kiện, Sơn không tỏ ra kiêu ngạo, ngược lại, cậu luôn giữ tình thương và sự ngoan ngoãn.

Bức tranh mở đầu với miêu tả tinh tế về thời tiết, cùng với việc mọi người mặc áo đông, tạo nên không khí gia đình. Sơn, trong hoàn cảnh ấy, nhận thức được tình cảm khi mẹ gọi mình mang theo giỏ quần áo và chia sẻ về chiếc áo bông thuở xưa của cô Duyên, khiến cậu đầy cảm động.

Ẩn sau vẻ ngoài đáng yêu, Sơn thể hiện tình yêu thương lớn. Hành động như đắp chăn cho em, quan tâm đến bạn bè như Hiên, thể hiện tâm hồn nhân ái. Sự hi sinh của cậu khi tặng chiếc áo mới cho Hiên, mặc dù biết có thể bị mẹ trách phạt, là điển hình cho lòng nhân ái và sẵn lòng chia sẻ.

Thạch Lam đã tạo nên câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Tác phẩm đánh bại tình yêu thương giữa con người, qua con mắt đầy tâm huyết của nhà văn.

Đoạn văn phân tích nhân vật Sơn trong truyện Gió lạnh đầu mùa - Mẫu 20

Trong tác phẩm 'Gió lạnh đầu mùa', nhà văn Thạch Lam đã thành công trong việc tạo dựng hình ảnh của cậu bé Sơn, mang đầy tình yêu thương và lòng nhân hậu. Sơn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đầy đủ.

Em là đứa trẻ ngoan, sống trong sự ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Mặc cho cuộc sống như thế, Sơn hiểu và chia sẻ những khó khăn của những người xung quanh, đặc biệt là những đứa trẻ bất hạnh. Tình cảm này thể hiện qua những cử chỉ nhỏ nhất, như việc cậu đắp chăn cho em gái khi thấy lạnh.

Truyện là câu chuyện về tình thương, và Sơn được mô tả là một đứa trẻ giàu tình yêu thương. Hành động và tâm hồn nhân hậu của cậu được thể hiện khi chơi với bạn bè, đặc biệt là bạn Hiên, người có hoàn cảnh khó khăn. Trái ngược với thái độ khinh khỉnh của em họ, Sơn và chị Lan lại thể hiện sự chan hòa và thấu hiểu.

Thạch Lam đã thành công trong việc kể một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về tình yêu thương con người, và Sơn là biểu tượng của trái tim nhân ái và sẵn lòng chia sẻ.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh

- Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

- Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời:

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam…

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942),  Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội ba sáu phố phường (1943).

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Truyện ngắn 

2. Xuất xứ: Truyện được in trong tập truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937).

3. Phương thức biểu đạt : Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3

5. Tóm tắt: 

Vào một buổi sáng, gió bấc mùa đông chợt đến làm không khí vô cùng lạnh lẽo. Sơn tỉnh dậy đã được mẹ chuẩn bị cho chiếc áo dạ đỏ và cả chiếc áo thâm dài ấm áp. Hai chị em Sơn ra chợ chơi với lũ trẻ con, Sơn thấy trời rét nhưng lũ trẻ ăn mặc chẳng khác khi ngày thường môi chúng nó tím lại và da thịt thì thâm đi. Đặc biệt là cái Hiên nó vẫn mặc chiếc áo rách tả tơi hở cả vai và lưng. Sơn thấy vậy bảo chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ ở nhà, Sơn và Lan rất vui vì việc mình đã làm. Nhưng không vui được bao lâu Sơn lo lắng vì sợ sẽ bị mợ mắng vì cho Hiên chiếc áo bông cũ. Về nhà hai chị em bất ngờ khi thấy hai mẹ con Hiên ở nhà mình để gửi lại chiếc áo bông ban sáng. Mẹ Sơn không những không trách mắng hai con mà còn cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. 

6. Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió mùa về

Đoạn 2: Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

Đoạn 3: Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. 

7. Giá trị nội dung: 

- Cảm thương cho sự bất hạnh, cơ cực của những người dân nghèo.

- Phát hiện, ca ngợi tấm lòng nhân ái tình yêu thương, sự chia sẻ giữa người với người

- Tôn vinh vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của những người dân nghèo dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn trong sạch, lương thiện

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn.

- Mạch chuyện đơn giản giàu ý nghĩa

Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống