TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt 2024 SIÊU HAY

Tải xuống 3 7.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt hay nhất, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt

Đề bài: Từ bài thơ “Bắt nạt”, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nạn bạo lực học đường

Dàn ý chi tiết:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề: suy nghĩ của bản thân về nạn bạo lực học đường. (Câu mở đoạn cần dẫn dắt từ bài thơ "Bắt nạt")

2. Thân đoạn: Trình bày theo gợi ý sau:

- Thế nào là bạo lực học đường?

- Thực trạng của vấn nạn này.

- Hậu quả nạn bạo lực học đường có thể gây ra.

- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

- Đề xuất các giải pháp khắc phục.

3. Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề bạo lực học đường.

TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt 2024 SIÊU HAY (ảnh 1)

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 1

Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ,  tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 2

Hiện tượng bắt nạt trong học đường hiện nay làm ta thật sự buồn và thất vọng. Bắt nạt học đường xảy ra ở các trường học với vô vàn hệ lụy đau thương. Chứng kiến bạo lực học đường giữa những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, còn thơ ngây, ta vô cùng sửng sốt vì họ có những hành vi sai lệch như thế. Dường như chính các bạn đã không ý thức được vấn đề nghiêm trọng mà bạo lực học đường gây nên và đã, đang khiến cho nó trở nên thêm xấu xí, đáng buồn hơn. Nếu không thay đổi, không thật sự nhận thức về bạo lực học đường, cuộc sống này của thế hệ mai sau sẽ đi về đâu? Đó là dấu hỏi chua xót trong lòng mỗi người.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 3

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt 2024 SIÊU HAY (ảnh 2)

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 4

Bắt nạt và các hình thức cư xử sai trái với bạn đồng lứa sẽ gây hại tới môi trường lớp học cũng như việc học tập, thành quả và sức khoẻ của học sinh. Cư xử sai trái với bạn đồng lứa làm trở ngại công việc giáo dục học sinh của trường và làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của trường học. Bắt nạt và các hình thức khác của việc cư xử sai trái với bạn đồng lứa không chỉ ảnh hưởng đến những học sinh là mục tiêu của các hình vi sai trái mà còn cả những học sinh tham gia vào và chứng kiến các hành vi này. Những hành vi này cần được giải quyết để đảm bảo sự an toàn cho học sinh và một môi trường học tập.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 5

Qua bài thơ "Bắt nạt", nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn nạn bạo lực học đường - vấn nạn được xã hội quan tâm. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là bạo lực học đường? Theo cách hiểu đơn giản, bạo lực học đường chính là việc dùng các hành vi cùng lời nói thô bạo để tấn công người khác, làm ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Ngày nay, vấn nạn bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng và diễn ra dưới nhiều hình thức. Chúng ta có thể bắt gặp vô vàn các video quay lại cảnh học sinh đánh chửi nhau, xúc phạm nhau trên mạng xã hội. Đó là những video phát ngôn lăng mạ nhằm chà đạp danh dự, nhân phẩm các cá nhân. Hay còn là những hành động đánh đập, tra tấn, làm tổn hại về thể xác và sức khỏe đối phương. Tất cả những hành vi xấu xa này để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Người bị đánh đập phải chịu tổn thương về tâm lý và thể xác. Một số người thì mang theo cú sốc tâm lý đến hết cuộc đời. Vậy, nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này bắt nguồn từ đâu? Đầu tiên, chúng ta phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ phía học sinh. Học sinh do tiếp xúc với môi trường bạo lực từ những người xung quanh, từ phim ảnh hay do nổi loạn "tuổi mới lớn" nên có nhiều cư xử không đúng chuẩn mực.Bên cạnh đó, bạo lực học đường còn đến từ sự vô tâm của bậc phụ huynh và cách quản lí chưa được sát sao của nhà trường. Để bạo lực học đường không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người, mỗi chúng ta cần tự ý thức bản thân về hành vi xấu này. Nhà trường nên kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục, dạy bảo học sinh. Có thể nói, bạo lực học đường đã rung những hồi chuông báo động cho toàn xã hội và là những trăn trở trong việc xây dựng môi trường học đường văn minh, tốt đẹp. Mỗi người chúng ta hãy tựu ý thức và cùng chung tay xây dựng một xã hội không có bạo lực học đường.

TOP 20 Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt 2024 SIÊU HAY (ảnh 3)

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 6

Vấn nạn bạo lực học đường đã được nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh khéo léo đề cập tới qua bài thơ "Bắt nạt". Có thể nói, đây là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và được cả xã hội quan tâm. Đầu tiên, để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này, ta phải tìm hiểu "bạo lực học đường" là gì. Bạo lực học đường là việc dùng hành vi ngang ngược, thô bạo trong lời nói hoặc hành động để xâm phạm người khác. Những hành động này thường diễn ra trong môi trường học đường và gây nên những tổn hại về tinh thần, thể chất. Ngày nay, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng ở các em học sinh có độ tuổi 15- 18. Ta có thể bắt gặp nhiều video, clip lan truyền trên mạng internet về việc đánh đập, chửi rửa của các cá nhân hoặc nhóm học sinh. Và một tình trạng đáng buồn là nạn bạo lực học đường thường xảy ra nhiều hơn ở phía nữ sinh. Có thể nói, bạo lực học đường đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Những em bị bạo lực phải chịu những thương tổn về tâm hồn và thể xác cùng các thay đổi trong tâm lý. Bên cạnh đó, vấn nạn bạo lực học đường còn gây ra tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh và xã hội. Những hậu quả nghiêm trọng này lại bắt nguồn từ phần lớn các bạn học sinh. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý mới lớn, bồng bột, thiếu suy nghĩ của các bạn trẻ hoặc những ảnh hưởng tiêu cực từ người thân, bạn bè xung quanh. Ngoài ra, một nguyên nhân không thể thiếu là do gia đình chưa có sự quan tâm tới con em, nhà trường chưa quản lý chặt chẽ học sinh. Để vấn nạn bạo lực học đường không trở thành "điểm đen" của giáo dục, mỗi người cần tự ý thức trau dồi, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp khi ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn học sinh cần phải giữ vững lập trường, quan điểm của bản thân trước hành vi sai trái này. Cha mẹ và nhà trường cần quan tâm, theo dõi sát sao để nắm bắt và giải quyết kịp thời các tình huống. Như vậy, xã hội và cộng đồng cần ý thức được những hậu quả mà bạo lực học đường đem lại, từ đó có những hành động kịp thời trong việc xây dựng môi trường giáo dục văn minh, thân thiện và lành mạnh.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 7

Thông qua bài thơ "Bắt nạt", nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã khéo léo bày tỏ suy nghĩ của mình về một vấn nạn tiêu cực trong môi trường giáo dục - bạo lực học đường.. Bạo lực học đường chính là việc sử dụng những hành vi và lời nói thô lỗ, thiếu đạo đức, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người khác. Hiện nay, các hình ảnh, video, clip học sinh túm tóc, chửi bới, đánh đập nhau không còn mới mẻ nhưng vẫn thu hút một lượng lớn người quan tâm. Điều này đã cho thấy vấn đề bạo lực học đường vẫn đang là vấn đề báo động. Đặc biệt hơn, tham gia vào các cuộc ẩu đả thường là những học sinh có độ tuổi từ 15-18. Với độ tuổi tâm sinh lý đang có sự thay đổi, các em dễ vì một xích mích hay mâu thuẫn nhỏ mà dẫn đến hậu quả đáng tiếc.Đó là những vết thương về thể chất như xây xát cơ thể hoặc gãy tay, gãy chân, chấn thương não,... Thậm chí, có bạn phải chịu hoảng loạn về tinh thần. Ngoài ra, bạo lực học đường còn tác động trực tiếp tới tâm lý phụ huynh và các học sinh khác. Nguyên nhân gây nên những hậu quả không đáng có trên xuất phát từ phần lớn bản thân các em học sinh. Học sinh có thể bị ảnh hưởng lối cư xử bạo lực từ những người xung quanh hoặc do suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ thích thể hiện, thích "ra oai". Hay đó còn là do nhà trường và phụ huynh còn chưa quan tâm sát sao các em học sinh, dẫn đến những hành vi không đúng đắn và thiếu đạo đức. Vậy để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, chúng ta cần làm những gì? Trước hết, bản thân mỗi người cần rèn luyện đạo đức, xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Bên canh đó, nhà trường và phụ huynh nên phối hợp hơn nữa trong công tác giáo dục học sinh. Tất cả hãy chung tay xây dựng môi trường học đường luôn văn minh, lành mạnh và không còn hiện tượng bạo lực học đường.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 8

Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 9

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 10

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Một số biểu hiện của bạo lực học như xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, ở TPHCM, Nghệ An. Một số học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô. Thậm chí các em lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức trong nhà trường hay giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do xảy ra vì những xích mích nhỏ, không đáng có: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp. Nhưng nguyên nhân gốc rễ là do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực và môi trường xã hội bạo lực: hàng xóm bạo lực, bạo lực gia đình. Do sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình. Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Do xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để... Hậu quả để lại hết sức nghiêm trọng: Đối với nạn nhân, gây tổn thương về thể xác, tinh thần, gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Đối với người có hành vi bạo lực: Con người phát triển không toàn diện, có thiên hướng bạo lực, là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: Ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người để từ đó có những hành động hợp lí, đúng đắn. Để cải thiện tình hình, xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, cách ứng xử, tạo nền tảng phát triển tính nhân văn trong mỗi con người. Mỗi người cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Bản thân chúng ta cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp. Đồng thời cần góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về việc bạo lực trong học đường và xã hội.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 11

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng ngày được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì xã hội lại xuất hiện mặt trái của nó đó chính là vấn đề liên quan đến đạo đức lối sống của một số bộ phận giới trẻ hiện nay mà nổi cộm nhất là vấn đề bạo lực học đường. Hiện tượng bạo lực học đường này là do đâu? Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này là do sự nhận thức về đạo đức còn kém, coi nhẹ học đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Môi trường học tập căng thẳng thêm vào đó, những xích mích trong cuộc sống cũng khiến cho các bạn dễ nổi nóng và xảy ra những hiện tượng không đáng có. Nhiều bạn trẻ quan niệm dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, có tác dụng nhanh, thể hiện được cái tôi của mình. Bạo lực học đường, sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ trong gang tấc. Cần phải ngăn chặn kịp thời những hành vi bạo lực học đường để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Một trong số những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hiện tượng này là tuyên truyền giáo dục trong sinh có ý thức trong việc giáo dục nhân cách cho các em học sinh. Mỗi thầy cô giáo đóng vai trò là người định hướng cho các em trong cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống. Bên cạnh đó cần hoàn thiện những chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em. Cần có những biện pháp xử lý giáo dục các em có những hành vi bạo lực học đường, để các em trở lại hòa đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục các em để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Việc cho các em đến môi trường mới, tách hẳn môi trường xã hội là biện pháp cuối cùng bất đắc dĩ mà thôi. Là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình, chăm lo học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, chính trị để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Cần tránh những hiện tượng, xu hướng bạo lực học đường học nhà trường, trở thành một công dân tốt.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 12

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 13

Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn nạn lớn gây bức xúc cho xã hội. Bạo lực học đường là những hành vi, lời nói thô bạo, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và thể xác người khác, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả Google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"... Hậu quả của nạn bạo lực học đường khiến nhiều nạn nhân bị ảnh hưởng cả tâm hồn lẫn thể xác, không thể thoát khỏi ám ảnh đau đớn vì bị bạo lực; còn người gây ra bạo lực thì bị cả xã hội phê phán, chê trách... Để khắc phục tình trạng này, cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường sống cho con trẻ, nhà trường phải sát sao giáo dục học sinh, gia đình phải làm gương, chia sẻ và quan tâm con cái một cách đúng đắn. Theo bản thân tôi, học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Đoạn văn suy nghĩ về nạn bạo lực học đường từ bài thơ Bắt nạt - Mẫu 14

Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Thế Hoàng Linh (1982)

- Quê quán: Hà Nội.

- Sáng tác thơ từ năm 12 tuổi, hiện tại có hàng ngàn bài thơ.

- Thơ anh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui.

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Uống một ngụm nước biển, Em giấu gì ở trong lòng bể, Bé tập tô, Ra vườn nhặt nắng,… 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập thơ “Ra vườn nhặt nắng”, 2017.

3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

4. Tóm tắt: 

Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề. 

5. Bố cục: 

Gồm 4 phần: 

+ Khổ 1: Nêu vấn đề: Bắt nạt là xấu lắm.  

+ Khổ 2, 3, 4: Gợi ý những việc làm tốt thay vì bắt nạt.

+ Khổ 5, 6: Phân loại đối tượng bắt nạt.

+ Khổ 7, 8: Lời khuyên răn, liên hệ bản thân.

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt và khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.

7. Giá trị nghệ thuật: 

Thể thơ 5 chữ 

+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh,... cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng.

Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống