Bộ 8 Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận

Tải xuống 39 1.5 K 11
Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) tổng hợp từ đề thi môn Hóa học 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 Hóa học 9. Mời các bạn cùng đón xem:

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2021 - 2022

Tên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

Chủ đề 11: Đại cương về hóa học hữu cơ

- Phân loại hiđrocacbon

(1 câu)

- Xác định phần trăm khối lượng các nguyên tố trong HCHC

(1 câu)

 

 

- Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa vào sản phẩm cháy (1 câu)

 

Số câu

Số điểm 

Tỉ lệ %

1

1/3

3,33%

 

1

1/3

3,33%

 

 

 

1

1/3

3,33%

 

3

10%

Chủ đề 12: Hiđrocacbon

- Tính chất hóa học của hiđrocacbon

(1 câu).

- Cấu tạo phân tử axetilen.

(1 câu).

- Nêu được công thức phân tử của benzen (1 câu).

- Tính chất vật lí của benzen

(1 câu)

- Mối liên hệ giữa cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ. (2 câu)

- Phân biệt metan và axetilen dựa vào tính chất hóa học (1 câu).

- Bài toán đốt cháy axetilen. (1 câu).

- Hoàn thành dãy chuyển hóa dựa vào tính chất hóa học của hiđrocacbon

(1 câu)

- Bài toán liên quan đến benzen (1 câu)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4

4/3đ

13,33%

 

2

2/3

6,67%

 

3

10%

 

1

1/3

3,33%

 

10

10/3đ

33,33%

Chủ đề 13:

Nhiên liệu

- Nêu dược thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên

(1 câu)

- Biết được các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (1 câu)

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1/3

3,33%

 

1

1/3

3,33%

 

 

 

 

 

2

2/3đ

6,67%

Chủ đề 14:

Dẫn xuất của hiđrocacbon

- Tính chất hóa học của rượu etylic (1 câu).

- Tính chất hóa học của axit axetic (1 câu)

- Điều chế axit axetic (1 câu).

- Trạng thái tự nhiên của saccarozơ

(1 câu)

- Ứng dụng của rượu etylic dựa vào tính chất

(1 câu).

- Giải thích tính chất hóa học của rượu etylic dựa vào cấu tạo phân tử (1 câu).

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ

(1 câu)

- Tính toán liên quan đến độ rượu (1 câu)

- Tính toán liên quan đến tính chất hóa học của axit axetic (1 câu).

- Tính toán liên quan đến chất béo (1 câu).

Mối liên giữa axit axetic và ancol etylic (1 câu)

 

- Mối liên giữa axit axetic và ancol etylic (1 câu)

- Bài toán liên quan đến glucozơ (1 câu)

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4

4/3đ

13,33%

 

3

 

4

4/3đ

13,33%

 

2

2/3đ

6,67,33%

 

13

13/3đ

43,33%

Chủ đề 13:

Polime

- Cấu tạo protein (1 câu)

- Tính số mắt xích trong phân tử tinh bột (1 câu)

- Hiệu suất phản ứng polime hóa (1 câu)

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

1/3đ

3,33%

 

1

1/3đ

3,33%

 

 

 

 

 

2

2/3đ

6,67%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

11

11/3đ

36,67%

 

7

7/3đ

23,33%

 

8

8/3đ

26,67%

 

4

4/3đ

13,33%

  

 

30

10 đ

100%

                         

 

 

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .... 

Đề thi Học kì 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Nhóm các chất đều gồm các hợp chất hữu cơ là:

  A. Na2CO3, C6H6, C2H5OH   

  B. CH3Cl, C2H6O, C6H6

  C. C2H4, CH3COOH, CaCO3 

 D. C2H2, CH4, CO2
Câu 2: Phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử metan là:

  A. Phản ứng cộng với dung dịch nước brom                                              

C. Phản ứng cháy
B. Phản ứng thế với clo khi có ánh sáng khuyếch tán                

  D. Phản ứng cộng hiđro

Câu 3: Dãy chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom?

  A. CH4, CH2=CH2, CH≡CH.                      

B. CH3-CH3, CH2=CH-CH3, CH≡CH
C. CH≡CH, CH4, CH3=CH-CH3       

  D. CH2=CH2, CH≡CH, CH2=CH-CH3

Câu 4: Dẫn 2,8 lít hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) qua bình đựng dung dịch brom đã làm mất màu một dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích khí metan có trong hỗn hợp đó là:

  A. 2,24 lít                B. 2,42 lít   

C. 4,22 lít                  D. 5.6 lít

Câu 5: Rượu etylic tác dụng được với natri vì

  A. trong phân tử có nguyên tử oxi.

  B. trong phân tử có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi.

  C. trong phân tử có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi.

  D. trong phân tử có nhóm -OH.

Câu 6: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

  A. có bọt khí màu nâu thoát ra.

  B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.

  C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.

  D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 57,5 ml rượu etylic. Thể tích khí CO2 ( đktc) thu được là

(biết D = 0,8g/ml)

  A. 2,24 lít.              B. 22,4 lít.

C. 4,48 lít.                  D. 44,8 lít.

Câu 8: Axit axetic tác dụng với kẽm giải phóng khí

A. hiđro (H2)

B. hiđro clorua ( HCl ).                

C. hiđro sunfua (H2S).

D. amoniac (NH3).

Câu 9: Để phân biệt dung dịch CH3COOH và C2H5OH ta dùng

A. Na.                    B. Zn.

C. K.                          D. Cu.

Câu 10: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

  A. làm quỳ tím hóa xanh.                                                        

  B. làm quỳ tím hóa đỏ.

  C. không làm quỳ tím đổi màu.             

  D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 11: Các chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết:

- Chất A và B tác dụng với K.

- Chất C không tan trong nước.

- Chất A phản ứng được với Na2CO3.

 Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là

A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.

B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.  

D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Câu 12: Cho 10 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 7,42 gam Na2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là

  A. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%).

  B. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%).

  C. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%).

  D. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%).

Câu 13: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.

  A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit.

  B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.

  C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

  D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol.                                  

Câu 14: Chất nào sau đây không phải là chất béo?

  A. (C17H35COO)3C3H5. 

 B. (C15H31COO)3C3H5.

  C. (C17H33COO)3C3H5.

 D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 15: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

A. 17,72 kg.           B. 19,44 kg.

C. 11,92 kg.               D. 12,77 kg.

Câu 16: Cho các chất sau : Zn, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch axit axetic là

A. 3.                       B. 4.

C. 5.                          D. 6.

Câu 17: Cho 200 gam dung dịch CH3COOH 9% tác dụng vừa đủ với Na2CO3. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

A. 4,48 lít.              B. 3,3 lít.

C. 3,36 lít.                  D. 2,24 lít.

Câu 18: Bệnh nhân khi truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch, đó là loại đường nào?

  A. Sacarozơ.              B. Frutozơ.

   C. Glucozơ                D. Mantozơ.

Câu 19: Cho 25,2 gam glucozơ lên men rượu. Khối lượng rượu và thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được lần lượt là (hiệu suất 100%)

  A. 12,88 gam và 12,32 lít.   

 B. 12,88 gam và 6,272 lít.

  C. 128,8 gam và 62,72 lít.   

  D. 12,88 gam và 62,72 lít.

Câu 20: Đường mía là loại đường nào sau đây ?

  A. Mantozơ.           B. Glucozơ.

 C. Fructozơ.               D. Saccarozơ.

Câu 21: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ?

  A. Dung dịch H2SO4 loãng. 

   B. Dung dịch NaOH.

  C. Dung dịch AgNO3 /NH3.   

 D. Na kim loại.                 

Câu 22: Muốn có 1462,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (hiệu suất của phản ứng là 100%)

  A. 2778,75 gam.     B. 2697,5 gam.  

C. 2877,75 gam.         D. 2967,5 gam.

Câu 23: Nhận xét nào đúng?

  A. Tinh bột và xenlulozơ đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh .

  B. Tinh bột và xenlulozơ đều có cùng số mắt xích trong phân tử.

  C. Tinh bột và xenlulozơ có phân tử khối bằng nhau.

  D. Tinh bột và xenlulozơ đều  dễ tan trong nước.

Câu 24: Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

  A. tơ tằm, bông vải.   

  B. tơ tằm, sợi đay.

  C. bông vải, sợi đay.   

D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

Câu 25: Khi lên men 1 tấn  tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành rượu etylic. Hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng rượu thu được sẽ là          

  A.  400 kg.             B. 398,8 kg.

C. 389,8 kg.               D. 390 kg.

Câu 26: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

  A. chất béo.            B. chất đường.

C. chất bột.                D. protein.

Câu 27: Để phân biệt vải dệt bằng tơ tằm và vải dệt bằng sợi bông. Chúng ta có thể

  A. gia nhiệt để thực hiện phàn ứng đông tụ.

  B. đốt và ngửi nếu có mùi khét là vải bằng tơ tằm.

  C. dùng quỳ tím .

  D. dùng phản ứng thủy phân.

Câu 28: Các loại thực phẩm nào là hợp chất cao phân tử?

  A. Nước uống, đường.   

 B. Tinh bột, chất béo.

  C. Axit axetic.              

 D. Tinh bột, đạm.

Câu 29: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:

…. –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2 – …

Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là

  A.  –CH2–CH2–CH2 –.   

B.  –CH2 –CH2–CH2 –CH2 –.

  C.  –CH2 –.                       

D.  –CH2–CH2–.

Câu 30: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là

  A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ.

  B. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo.

  C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ.

  D. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, PE.

 

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là        

A. IV, II, II.            B. IV, III, I.

C. II, IV, I.                 D. IV, II, I.

Câu 2: Chọn câu đúng.

  A. Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

  B. Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

  C. Etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

  D. Metan, etilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

Câu 3: Có hỗn hợp gồm C2H2; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là

  A. Dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.                              

B. KOH; dung dịch nước brom.
C. NaOH; dung dịch nước brom.                    

  D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.
Câu 4: Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có thành phần chính là

  A. metan                   B. etilen 

 C. axetilen                  D. cacbonic
Câu 5: Dẫn 2,8 lít hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) qua bình đựng dung dịch brom đã làm mất màu một dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích khí metan có trong hỗn hợp đó là:

  A. 2,24 lít               B. 2,42 lít

C. 4,22 lít                   D. 5.6 lít
Câu 6: Rượu etylic trong phân tử gồm:

  A. nhóm etyl (C2­H5) liên kết với nhóm –OH.

  B. nhóm metyl (CH3) liên kết với nhóm –OH.

  C. nhóm hyđrocacbon liên kết với nhóm –OH.

  D. nhóm metyl (CH3) liên kết với oxi.

Câu 7: Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri. Số phản ứng hóa học xảy ra là

  A. 1.                       B. 2.   

C. 3.                          D. 4.

Câu 8: Sơ đồ phản ứng sản xuất axit axetic trong công nghiệp là:

C4H10   +   O2  xt,  t° CH3COOH   +   H2O

Tổng hệ số trong phương trình phản ứng trên là

  A. 11.                     B. 12.   

C. 13.                        D. 14.

Câu 9: Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là (không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)

  A. CH3COOH và NaOH.     

B. CH3COOH và H3PO4.

  C. CH3COOH và Ca(OH)2.  

 D. CH3COOH và Na2CO3.

Câu 10: Để phân biệt dung dịch CH3COOH và C2H5OH ta dùng

  A. Na.                    B. Zn.

C. K.                          D. Cu.

Câu 11: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

  A. làm quỳ tím hóa xanh.         

 B. làm quỳ tím hóa đỏ.

  C. không làm quỳ tím đổi màu. 

   D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 12: Cho axit axetic tác dụng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng. Sau phản ứng thu được 44 gam etyl axetat. Khối lượng CH3COOH và C2H5OH đã phản ứng là

  A. 60 gam và 46 gam.     

 B. 30 gam và 23 gam.        

  C. 15 gam và 11,5 gam. 

 D. 45 gam và 34,5 gam.

Câu 13: Các chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết :

- Chất A và B tác dụng với K.

- Chất C không tan trong nước.

- Chất A phản ứng được với Na2CO3.

Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là

  A. C2H6O, C6H6, C2H4O2. 

 B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

  C. C2H6O, C2H4O2, C6H6.   

 D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Câu 14: Cho 10 gam hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tham gia phản ứng vừa đủ với 7,42 gam Na2CO3. Thành phần % khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là

  A. CH3COOH (16%), C2H5OH (84%).

  B. CH3COOH (58%), C2H5OH (42%).

  C. CH3COOH (84%), C2H5OH (16%).

  D. CH3COOH (42%), C2H5OH (58%).

Câu 15: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là

  A. 1,2 kg.               B. 2,76 kg.

C. 3,6 kg.                   D. 4,8 kg.

Câu 16: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 gam rượu etylic và 3 gam axit axetic với H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%), khối lượng este thu được là

  A. 3,3 gam.             B. 4,4 gam.

C. 6,6 gam.                D. 3,6 gam.

Câu 17: Chất hữu cơ X có các tính chất sau:

 - Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.

 - Tan nhiều trong nước

Vậy X là

  A. etilen.                B. glucozơ.  

C. chất béo.                D. axit axetic.

Câu 18: Để phân biệt các dung dịch sau: rượu etylic, glucozơ và axit axetic. Ta có thể dùng

  A. giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3.

  B. giấy quỳ tím và Na.

  C. Na và dung dịch AgNO3/NH3.

  D. Na và dung dịch HCl.

Câu 19: Cho 25,2 gam glucozơ lên men rượu. Khối lượng rượu và thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được lần lượt là (hiệu suất 100%)

  A. 12,88 gam và 12,32 lít.   

 B. 12,88 gam và 6,272 lít.

  C. 128,8 gam và 62,72 lít. 

   D. 12,88 gam và 62,72 lít.

Câu 20: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 2,16 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

  A. 7,2 %.                B. 11,4 %.

C. 14,4 %.                  D. 17,2 %.

Câu 21: Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân : X + H2O axit Y + Z

X có công thức phân tử nào sau đây?

  A. Glucozơ.            B. Tinh bột.

 C. Saccarozơ.            D. Xenlulozơ.

Câu 22: Thủy phân 5,13 kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 100%, khối lượng sản phẩm thu được là  

  A. 2,2 kg glucozơ và 2,2 kg fructozơ.

  B. 3,4 kg glucozơ và 3,4 kg fructozơ.

  C. 2,7 kg glucozơ và 2,7 kg fructozơ.

  D. 1,7 kg glucozơ và 1,7 kg fructozơ.

Câu 23: Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

  A. tơ tằm, bông vải. 

 B. tơ  tằm, sợi đay.

  C. bông vải, sợi đay.  

 D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

Câu 24: Nếu  dùng một tấn khoai chứa 20% tinh bột để sản xuất glucozơ thì lượng glucozơ sẽ thu được là ( Nếu hiệu suất là 70%)

  A. 160,5 kg.           B. 150,64 kg. 

 C. 155,56 kg.             D. 165,6 kg.

Câu 25: Dấu hiệu để nhận biết protein là

  A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.

  B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.

  C. thủy phân trong dung dịch axit.

  D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

Câu 26: Monome  nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra PE?

  A. Metan.               B. Etilen.

C. Axetilen.               D. Vinyl clorua.

Câu 27: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là

  A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ.

  B. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, chất béo.

  C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ.

  D. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, PE.

Câu 28: Đốt cháy hết x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH  thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng este thu được là

  A. 9 gam.                B. 10 gam.  

C. 11 gam.                 D. 12 gam.

Câu 29: Để sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tránh gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường cần đảm bảo

  A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi thêm khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió …

  B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi như chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy…

  C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng

  D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 30: Dầu mỏ ở nước ta có đặc điểm là

  A. Nhiều parafin, nhiều lưu huỳnh

  B. Nhiều parafin, ít lưu huỳnh

  C. Ít parafin, nhiều hợp chất lưu huỳnh

  D. Ít parafin, ít lưu huỳnh

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 3

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Nhiệt độ sôi của rượu etylic là

  A. 78,30C.               B. 87,30C.

C. 73,80C.                   D. 83,70C.

Câu 2: Trong 100 ml rượu 450 có chứa

  A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất.

  B. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước.

  C. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước.

  D. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất.

Câu 3: Để phân biệt hai chất lỏng không màu là benzen và rượu etylic ta dùng

  A. sắt.                    B. đồng     

C. natri.                     D. kẽm.

Câu 4: Công thức cấu tạo của axit axetic (C2H4O2) là

  A. O = CH – O – CH3.                                                                                                                   

  B.      CH3-C=O             O|H 

  C.           HO-C-OH   CH2                                   

  D. CH2 – O – O – CH2.

Câu 5: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

  A. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  B. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Câu 6: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

  A. làm quỳ tím hóa xanh.                                                        

  B. làm quỳ tím hóa đỏ.

  C. không làm quỳ tím đổi màu.             

  D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

  A. 0,56 lít.              B. 1,12 lít.

C. 2,24 lít.                  D. 3,36 lít.

Câu 8: Các chất đều phản ứng được với Na và K là

A. rượu etylic, axit axetic.  

B. benzen, axit axetic.

C. rượu etylic, benzen       

D. dầu hoả, rượu etylic.

Câu 9: Các chất hữu cơ có công thức phân tử C6H6, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết:

- Chất A và B tác dụng với Kali.

- Chất C không tan trong nước.

- Chất A phản ứng được với Na2CO3.

 Vậy A, B, C lần lượt có công thức phân tử là

  A. C2H6O, C6H6, C2H4O2.

 B. C2H4O2, C2H6O, C6H6.

 C. C2H6O, C2H4O2, C6H6. 

D. C2H4O2, C6H6, C2H6O.

Câu 10: Cho 23 gam rượu etylic vào dung dịch axit axetic dư. Khối lượng etyl axetat thu được là (biết hiệu suất phản ứng 30%)

  A. 26,4 gam.           B. 13,2 gam. 

  C. 36,9 gam.              D. 32,1 gam.

Câu 11: Chọn phương pháp tốt nhất làm sạch vết dầu ăn dính trên quần áo.

  A. Giặt bằng giấm.

  B. Giặt bằng nước.

  C. Giặt bằng xà phòng.

  D. Giặt bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

Câu 12: Đun 26,7 kg chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glixerol thu được là

  A. 1,2 kg.               B. 2,76 kg.

C. 3,6 kg.                   D. 4,8 kg.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Chất có nhóm –OH hoặc –COOH đều tác dụng được với NaOH.

  B. Chất có nhóm –COOH tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

  C. Chất có nhóm –OH tác dụng được với NaOH.

  D. Chất có nhóm –COOH tác dụng được với Na và NaOH, còn những chất có nhóm -OH tác dụng với Na.

Câu 14: Một chất hữu cơ A có khối lượng phân tử là 58 đvC. Công thức phân tử của A là

  A. C3H6O.              B. C2H6O. 

  C. C2H4O2.                 D. CH2O.

Câu 15: Chất hữu cơ X có các tính chất sau:

 - Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh.

 - Tan nhiều trong nước

Vậy X là

  A. etilen.                B. glucozơ.  

  C. chất béo.                D. axit axetic.

Câu 16: Phản ứng tráng gương là

  A. 2CH3COOH + Ba(OH)2  (CH3COO)2Ba + 2 H2O.       

  B. 2C2H5OH + 2K  2C2H5OK + H2

  C. C6H12O6 menruou 2C2H5OH + 2CO2

  D. C6H12O6 + Ag2O AgNO3/NH3 C6H12O7 + 2Ag

Câu 17: Đun 100ml dung dịch glucozơ với một lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 5,4 gam bạc. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là

  A. 0,025 M.            B. 0,05 M.

C. 0,25 M.                 D. 0,725 M.

Câu 18: Khi lên men glucozơ thấy thoát ra 16,8 lít khí cacbonic (đktc).

Thể tích rượu (d = 0,8 g/ml) thu được là

  A. 27,6 ml.             B. 86,25 ml.

C. 43,125 ml.             D. 34,125 ml.

Câu 19: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là

  A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.

  B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.

  C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích.          

  D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Câu 20: Muốn có 1462,5 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (hiệu suất của phản ứng là 100%)  

A. 2778,75 gam.   

B. 2697,5 gam.

C. 2877,75 gam.

D. 2967,5 gam.

Câu 21: Khi đốt cháy một loại gluxit có công thức Cn(H2O)m, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88.

  A. C6H12O6. 

  B. C12H22O11. 

  C. (C6H10O5)n. 

   D. protein.

Câu 22: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm   - C6H10O5- ( gọi là mắt xích ) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

  A. 1200 – 6000.  

  B. 6000 – 10000.       

  C. 10000 -14000. 

  D.12000- 14000.

Câu 23: Loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là

  A. tơ tằm, bông vải.   

 B. tơ  tằm, sợi đay.

  C. bông vải, sợi đay.

 D. tơ tằm, tơ nilon-6,6.

Câu 24: Khi thủy phân 0,4 mol xenlulozơ ở điều kiện thích hợp thì cần 5600 mol H2O. Số mắc xích (-C6H10O5-) là

  A. 17000.               B. 16000.

C. 15000.                   D. 14000.

Câu 25: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều

  A. chất béo.            B. chất đường.

C. chất bột.                D. protein.

Câu 26: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:

…. –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2 – …

Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là

  A.  –CH2 –CH2 –CH2 –.

  B.  –CH2–CH2–CH2–CH2 –.

  C.  –CH2–.

  D.  –CH2–CH2 –.

Câu 27: Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là (Hiệu suất phản ứng là 90%)

  A. 1 tấn.                 B. 0,9 tấn.

C. 0,1 tấn.                  D. 1,11 tấn.

Câu 28: Aminoaxit (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của aminoaxit  là

  A. C3H7O2N.

 B. C4H9O2N.

C. C5H11O2N.  

D. C6H13O2N.

Câu 29: Đốt cháy hết  x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH  thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng este thu được là

  A. 9 gam.                B. 10 gam.  

C. 11 gam.                 D. 12 gam.

Câu 30: Trong điều kiện có xúc tác, V lít etilen (đktc) hợp nước thành rượu etylic, lượng rượu thu được tác dụng hết với Na tạo thành 11,2 lít H2 (đktc). Giá trị của V là

  A. 11,2.                  B. 22,4.

C. 33,6.                      D. 4,48.

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 4

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Nhóm chất đều là dẫn xuất của hiđrocacbon là

  A. CH3NO2; CH3Br; C2H6O                  

  B. NaC6H5; CH4O; HNO3; C6H6

  C. CH4; C2H4; C2H2; C6H6                                                                                                                         

    D. FeCl3; C2H6O;CH4;NaHCO3

Câu 2: Phần trăm về khối lượng của cacbon trong phân tử CH4

  A. 25%                   B. 50%  

C. 100%                    D. 75%

Câu 3: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào dể tham gia phản ứng thế với clo

  A. CH4                   B. CH2 = CH2

C. C6H6                                    D. C2H2

Câu 4: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  A. một liên kết đơn.

   B. một liên kết đôi

  C. một liên kết ba. 

    D. hai liên kết đôi.

Câu 5: Hóa chất dùng để phân biết khí metan và khí etilen là

  A. dung dịch nước brom         

 B. dung dịch natri hiđroxit

  C. dung dịch phenolphtalein

 D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 6: Lượng oxi cần dùng để đốt cháy 4,48 lít khí etilen là

  A. 4,48 lít               B. 8,96 lít   

 C. 13,44 lít                 D. 6,72 lít

Câu 7: Liên kết đôi dễ tham gia phản ứng nào sau đây:

  A. Phản ứng thế         

  B. Phản ứng cộng  

  C. Phản ứng hoá hợp  

  D. Phản ứng phân huỷ

Câu 8: Etilen có phản ứng cộng là do etilen có.

  A. Liên kết đơn      

 B. Liên kết đôi                     

  C. Liên kết ba         

D. vòng 6 cạnh

Câu 9: Cho dãy chuyển hóa sau: CH4 1500oCC2H2 +Pd/PbCO3 X xt,to,p PE, X là chất nào?

  A. C2H5OH            B. C2H4Br2 

 C. C2H4                      D. CH3COOH

Câu 10: Đâu là công thức phân tử của benzen?

  A. C6H5OH            B. C2H2     

C. C6H6                      D. C6H5Br

Câu 11: Hãy chọn câu phát biểu không đúng về tính chất vật lí của benzen.

  A. Tan rất tốt trong nước   

  B. Là chất lỏng ở điều kiện thường

  C. Hòa tan được dầu ăn     

 D. Nhẹ hơn nước

Câu 12: Cho benzen tác dụng với brom dư thu được 1,57 gam brombenzen. Với hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng bezen cần dùng là bao nhiêu?

  A. 0,624 gam          B. 0,975 gam 

  C. 0,88 gam               D. 0,78 gam

Câu 13: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là gì?

  A. Khí axetilen       B. Khí etilen 

  C. Khí etan                D. Khí metan

Câu 14: Đâu không phải là sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

  A. Axit axetic         B. Dầu thô   

  C. Xăng                     D. Khí đốt

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 17,6 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 28. Công thức phân tử của X là

  A. C4H8                  B. C2H6O    

C. C3H6                      D. C2H4O2

Câu 16: Rượu etylic tác dụng được với những chất nào dưới đây (các điều kiện xem như có đủ)?

  A. KOH, Mg, CH3COOH   

 B. NaOH, HCl, O2     

  C. NaOH, Na, Cu 

  D. O2, Na, CH3COOH

Câu 17: Vì sao chưng cất được rượu etylic bằng phương pháp lên men?

  A. Nhiệt độ sôi của rượu bằng nhiệt độ sôi của nước 

  B. Nhiệt độ sôi của rượu (78,3oC) thấp hơn nhiệt độ sôi của nước

  C. Vì rượu tan ít trong nước    

  D. Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn nhiệt độ sôi của nước

Câu 18: Rượu etylic phản ứng được với natri vì trong phân tử có

  A. Nhóm -COOH     

B. Nhóm -CO            

  C. Nhóm -OH    

D. Nhóm -CHO

Câu 19: Trên nhãn chai rượu ghi 12o, điều đó có nghĩa là trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước có số ml rượu etylic nguyên chất là

  A. 200                    B. 24   

 C. 100                       D. 12

Câu 20: Axit axetic tác dụng được với những chất nào dưới đây?

  A. CuO, Pb, NaOH  

B. NaCl, Na, Mg       

  C. Ag, KOH, Na2CO3    

D. Cu, NaOH, C2H5OH

Câu 21: Nguyên liệu để điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men là

  A. Benzen              B. Butan 

   C. Rượu etylic            D. Etylaxetat

Câu 22: Cho 100 g dung dịch CH3COOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch Na2CO3 (lấy dư) thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ % của dung dịch CH3COOH là

  A. 24%                   B. 12%     

C. 10%                      D. 6%

Câu 23: Đốt cháy hết x gam C2H5OH thu được 0,25 mol CO2. Đốt cháy hết y gam CH3COOH  thu được 0,25 mol CO2. Cho x gam C2H5OH tác dụng với y gam CH3COOH (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Khối lượng este thu được là

  A. 9 gam.                B. 10 gam.  

C. 11 gam.                 D. 12 gam.

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là

  A. 17,72 kg.            B. 19,44 kg.

C. 11,92 kg.               D. 12,77 kg.

Câu 25: Đường mía là loại đường nào sau đây?

  A. Mantozơ.           B. Glucozơ.    

C. Fructozơ.               D. Saccarozơ.

Câu 26: Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 4,48 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là

  A. 46 gam.              B. 2,3 gam.

C. 6,4 gam.                D. 4,6 gam.

Câu 27: Khi tiến hành thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ thì cần có chất xúc tác nào sau đây ?

  A. Dung dịch nước vôi.  

B. Dung dịch muối ăn.

  C. Dung dịch bazơ.       

D. Dung dịch axit loãng.

Câu 28: Phân tử khối của tinh bột khoảng 299700 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột là

  A. 1850.                 B. 1900.   

C. 1950.                     D. 2100.

Câu 29: Chọn nhận xét đúng

  A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

  B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.

  C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.

  D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Câu 30: Để thu được 1 tấn PVC thì khối lượng vinyl clorua cần dùng là (Hiệu suất phản ứng là 90%)

  A. 1 tấn.                 B. 0,9 tấn.

C. 0,1 tấn.                  D. 1,11 tấn.

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 5

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 5)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Nhóm chất đều là dẫn xuất của hiđrocacbon là:

  A. CH3NO2; CH3Br; C2H6O                                                            

  B. NaC6H5; CH4O; HNO3; C6H6

  C. CH4; C2H4; C2H2; C6H6                                                                                                         

    D. FeCl3; C2H6O;CH4;NaHCO3

Câu 2: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

  A. một liên kết đơn.     

B. một liên kết đôi

  C. một liên kết ba.   

D. hai liên kết đôi.

Câu 3: Hóa chất dùng để phân biết khí metan và khí etilen là

  A. dung dịch nước brom   

B. dung dịch natri hiđroxit

  C. dung dịch phenolphtalein    

D. dung dịch nước vôi trong.

Câu 4: Tính chất vật lí của etilen là:

  A. Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  B. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  C. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  D. Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 5: Công thức cấu tạo của rượu etylic là

A. CH2 – CH3 – OH.   

B. CH3 – O – CH3.

C. CH2 – CH2 – OH2.   

D. CH3 – CH2 – OH.

Câu 6: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là

  A. 2,8 lít.                B. 5,6 lít.   

C. 8,4 lít.                   D. 11,2 lít.

Câu 7: Trên nhãn của một chai rượu ghi 18o có nghĩa là

  A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 18oC.

  B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 18oC.

  C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.

  D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.

Câu 8: Cho một mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic. Hiện tượng quan sát được là

  A. có bọt khí màu nâu thoát ra.

  B. mẫu natri tan dần không có bọt khí thoát ra.

  C. mẫu natri nằm dưới bề mặt chất lỏng và không tan.

  D. có bọt khí không màu thoát ra và natri tan dần.

Câu 9: Tính chất vật lý của axit axetic là

  A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

  B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.

  C. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.

  D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

Câu 10: Dãy chất tác dụng với axit axetic là

  A. CuO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.

  B. CuO; Cu(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.

  C. CuO; Cu(OH)2; Zn ; H2SO4; C2H5OH.

  D. CuO; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Câu 11: Cho dung dịch chứa 10 gam CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là

  A. CH3COOK và KOH.  

   B. CH3COOK và CH3COOH.

  C. CH3COOK.                          

   D. CH3COOK, CH3COOH và KOH.

Câu 12: Chọn câu đúng trong các câu sau.

  A. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH tác dụng được với KOH.

  B. Những chất có nhóm –OH tác dụng được với K.

  C. Những chất có nhóm –COOH tác dụng với KOH nhưng không tác dụng với K.

  D. Những chất có nhóm –OH và nhóm –COOH cùng tác dụng với K và KOH.

Câu 13: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ

  A. trên 5%.             B. dưới 2%.

C. từ 2% - 5%.           D. từ 3% - 6%.

Câu 14: Cho chuỗi phản ứng sau:

X  C2H5OH  Y CH3COONa  Z  C2H2

Chất X, Y, Z lần lượt là

  A. C6H12O6, CH3COOH, CH4 

  B. C6H6, CH3COOH, CH4.

    C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4.

  D. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O thu được 19,8 gam khí CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy X là

  A. C2H5OH.           B. CH3COOH.

C. C3H8O.                  D. CH4O.

Câu 16: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

  A. glixerol và muối của một axit béo.

  B. glixerol và axit béo.

  C. glixerol và xà phòng.

  D. glixerol và muối của các axit béo

Câu 17: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau.

  A. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este với dung dịch axit.

  B. Dầu ăn là hỗn hợp của glixerol và muối của axit béo.

  C. Dầu ăn là hỗn hợp nhiều este của glixerol và các axit béo.

  D. Dầu ăn là hỗn hợp dung dịch kiềm và glixerol.                                  

Câu 18: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 gam rượu etylic và 3 gam axit axetic với H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%), khối lượng este thu được là

  A. 3,3 gam.             B. 4,4 gam.  

C. 6,6 gam.                D. 3,6 gam.

Câu 19: Ba gói bột màu trắng là glucozơ, tinh bột và saccarozơ. Có thể nhận biết bằng cách nào sau đây?

  A. Dung dịch brom và Cu(OH)2.           

  B. Dung dịch NaOH và dung dịch iot.

  C. Hoà tan vào nước và dung dịch HCl.

  D. Hoà tan vào nước và cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 20: Bệnh nhân khi truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch, đó là loại đường nào?

A. Sacarozơ.                 B. Frutozơ.  

  C. Glucozơ                D. Mantozơ.

Câu 21: Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 4,48 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là

  A. 46 gam.              B. 2,3 gam.  

C. 6,4 gam.                D. 4,6 gam.

Câu 22: Saccarozơ có thể tác dụng với    

  A. H2 (xúc tác Ni, to).      

B. dung dịch AgNO3/NH3.

  C. Cu(OH)2.  

D. dung dịch NaOH.

Câu 23: Khi thủy phân 0,2 mol xenlulozơ ở điều kiện thích hợp thì cần 2800 mol  H2O. Số mắc xích (-C6H10O5-) là

  A. 17000.               B. 16000.

C. 15000.                   D. 14000.

Câu 24: Chọn nhận xét đúng

  A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

  B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.

  C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.

  D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Câu 25: Trùng hợp 0,5 tấn etilen với hiệu suất 90 % thì khối lượng polietilen thu được là

  A. 0,5 tấn.              B. 5 tấn.

C. 4,5 tấn.                  D. 0,45 tấn.

Câu 26: Để nhận biết các bình khí CH4, C2H4, CO2, và SO2 nên dùng phương pháp hóa học là

  A. nước Br2 và Ca(OH)2.

  B. nước Br2 và  O2 ( đốt cháy).

  C. O2 (đốt cháy)  và dung dịch Ca(OH)2.

  D. dung dịch NaOH  và nước Br2.

Câu 27: Chia hỗn hợp C2H2 và C2H4 thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Oxi hóa hoàn toàn thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc).

Phần 2: Đem hiđro hóa (cộng hiđro) hoàn toàn. Sau đó đem đốt cháy. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là

  A. 1,12 lít.              B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.                  D. 5,6 lít.

Câu 28: Cho các chất sau : Zn, Cu, CuO, NaCl, C2H5OH, Ca(OH)2. Số chất tác dụng được với dung dịch axit axetic là

  A. 3.                       B. 4.      

C. 5.                          D. 6.

Câu 29: Khối lượng dung dịch brom 5% cần dùng để tác dụng hết 5,6 lít hỗn hợp gồm 40% C2H4 và 60% C2H2 (ở đktc) là

  A. 640 gam.            B. 800 gam.   

C. 1280 gam.             D. 400 gam.

Câu 30: Khi đốt cháy hoàn toàn một lít khí X thu được 3 lít CO2. Biết các khí đo ở cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ. Vậy X là

  A. C3H8.                 B. CH4.     

C. C2H2.                     D. C2H4.

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 6

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 6)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

Câu 1: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là

  A. I.                        B. IV.                     C. III.                        D. II.

Câu 2: Dãy các hợp chất thuộc loại hiđrocacbon là:

  A. CH4, C3H8, NH3, C4H10.                     B. C2H6, C3H8, CCl4, C2H4.
C. C2H2, C2H6, C4H10, C5H12.                 D. C5H12, CH3Cl, C3H8, C3H6.

Câu 3: Phản ứng biểu diễn đúng giữa metan và clo là

  A. CH4 + Cl2 as CH2Cl2 + H2.                                                   

  B. CH4 + Cl2 as CH3Cl + HCl.

  C. CH4 + Cl2 as CH2 + 2HCl.                                                    

  D. 2CH4 + Cl2 as 2CH3Cl + H2.

Câu 4: Cả etilen và axetilen đều có phản ứng cộng brom là do:

  A. Trong phân tử đều có liên kết đơn            

B. Trong phân tử đều có liên kết kép
C. Trong phân tử đều có C và H                    

  D. Trong phân tử đều có 2 nguyên tử C

Câu 5: Có hỗn hợp gồm C2H2; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là

  A. Dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.                              

B. KOH; dung dịch nước brom.
C. NaOH; dung dịch nước brom.                    

  D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

Câu 6: Thành phần chính trong bình khí biogas là:

  A. C2H2.                 B. CH4. 

 C. C2H4.                     D. C2H4O.

Câu 7:Cấu tạo phân tử axetilen gồm

  A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.         

  B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

  C. một liên kết ba và một liên kết đôi.           

  D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

Câu 8: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là

  A. C6H6 +Br C6H5Br + H

  B. C6H6 + Br2 Fe, to C6H5Br + HBr

  C. C6H6 + Br2 C6H6Br2

  D. C6H6 +2Br Fe, to C6H5Br + HBr

Câu 9: Rượu etylic là 

  A. chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

  B. chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  C. chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  D. chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

Câu 10: Hòa tan một mẫu kali dư vào rượu etylic nguyên chất thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thể tích rượu etylic đã dùng là (Biết khối lượng riêng của rượu etylic là D = 0,8g/ml)

  A. 11,0 ml.             B. 11,5 ml.               C. 12,0 ml.                 D. 12,5 ml.

Câu 11: Trên nhãn của một chai rượu ghi 180 có nghĩa là

  A. nhiệt độ sôi của rượu etylic là 180C.

  B. nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 180C.

  C. trong 100 ml rượu có 18 ml rượu etylic nguyên chất và 82 ml nước.

  D. trong 100 ml rượu có 18 ml nước và 82 ml rượu etylic nguyên chất.

Câu 12: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách

  A. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  B. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

  D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.

Câu 13: Dãy chất tác dụng với axit axetic là

  A. CuO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4 ; C2H5OH.

  B. CuO; Cu(OH)2; Zn ; Na2CO3 ; C2H5OH.

  C. CuO; Cu(OH)2; Zn ; H2SO4; C2H5OH.

  D. CuO; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Câu 14: Cho 30 gam axit axetic CH3COOH tác dụng với rượu etylic dư có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%). Khối lượng etyl axetat tạo thành là

  A. 33 gam.              B. 44 gam.             C. 55 gam.                 D. 66 gam.

Câu 15: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm dẫn xuất của hiđrocacbon?

  A. Metan, glucozơ, tinh bột.

  B. Xenlulozơ, tinh bột, benzen.

  C. Rượu etylic, axit axetic, etylen.

  D. Axit axetic, tinh bột, glixerol.

Câu 16: Hợp chất không tan trong nước là

  A. CH3-CH2-COOH.

 B. CH3-CH2-OH.

  C. C6H12O6.         

  D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Chất có nhóm -OH hoặc -COOH đều tác dụng được với NaOH.

  B. Chất có nhóm -COOH tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

  C. Chất có nhóm -OH tác dụng được với NaOH.

  D. Chất có nhóm -COOH tác dụng được với Na và NaOH, còn những chất có nhóm

-OH tác dụng với Na.

Câu 18: Dãy chất nào sau đây thuộc nhóm gluxit?

  A. C2H5OH , CH3COOH , C6H12O6.

  B. C6H6 , C6H12O6 , C12H22O11.

  C. (C6H10O5)n , C12H22O11 , C6H12O6.

  D. CH3COOH , C2H5OH , C12H22O11.

Câu 19: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ với lượng dư dung dịch Ag2O/NH3 thu được 2,16 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

  A. 7,2 %.                B. 11,4 %.               C. 14,4 %.                  D. 17,2 %.

Câu 20: Lên men rượu từ glucozơ sinh ra 6,72 lít khí cacbonic ở đktc. Lượng natri cần lấy để tác dụng hết với lượng rượu sinh ra là

  A. 69 gam.              B. 2,76 gam.           C. 9,6 gam.                D. 6,9 gam.

Câu 21: Saccarozơ có thể tác dụng với

  A. H2 (xúc tác Ni, to).                             B. dung dịch AgNO3/NH3.

  C. Cu(OH)2.                                          D. dung dịch NaOH.

Câu 22: Thủy phân 5,13 kg saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 100%, khối lượng sản phẩm thu được là  

  A. 2,2 kg glucozơ và 2,2 kg fructozơ.

  B. 3,4 kg glucozơ và 3,4 kg fructozơ.

  C. 2,7 kg glucozơ và 2,7 kg fructozơ.

  D. 1,7 kg glucozơ và 1,7 kg fructozơ.

Câu 23: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng

  A. quỳ tím.             B.  iot.                    C. NaCl.                    D. glucozơ.

Câu 24: Trong phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột của cây xanh thì

  A. số mol H2O bằng số mol CO2.                                             

  B. số mol H2O bằng số mol tinh bột.

  C. số mol CO2 bằng số mol O2.                                                        

  D. số mol CO2 bằng số mol tinh bột.

Câu 25: Khi lên men 1 tấn  tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành rượu etylic. Hiệu suất của mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng rượu thu được sẽ là

  A. 400 kg.              B. 398,8 kg.            C. 389,8 kg.               D. 390 kg.

Câu 26: Chọn nhận xét đúng

  A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.

  B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử aminoaxit giống nhau tạo nên.

  C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại aminoaxit tạo nên.

  D. Protein có khối lượng phân tử lớn do nhiều phân tử axit aminoaxetic tạo nên.

Câu 27: Chọn phát biểu đúng là

  A. polime là chất dễ bay hơi.

  B. polime là những chất dễ tan trong nước.

  C. polime chỉ được tạo ra bởi con người và không có trong tự nhiên.

  D. polime là những chất rắn, không bay hơi, thường không tan trong nước.

Câu 28: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000 đvC. Hệ số trùng hợp n của polime này là  

  A. 460.                   B. 560.                    C. 506.                      D. 600.

Câu 29: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân là

  A. tinh bột, xenlulozơ, PVC, glucozơ.

  B. tinh bột, xenlulozơ,  saccarozơ, chất béo.

  C. tinh bột, xenlulozơ,  saccarozơ, glucozơ.

  D. tinh bột, xenlulozơ,  saccarozơ, PE.

Câu 30: Hỗn hợp khí A gồm CH4 và C2H4. Dẫn hỗn hợp A qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng khối lượng bình brom tăng 9,8 (g). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí A cần dùng 34,72 lít khí oxi (các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm về thể tích của CH4 và C2H4 trong hỗn hợp A lần lượt là:

  A. 50% và 50%                                      B. 58,33% và 41,67%    

  C. 41,67% và 58,33%                             D. 33,33% và 66,67%.

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 7

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 7)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Dãy các chất làm mất màu dung dịch nước brom là

  A. C2H2, C6H6, CH4 

  B. C2H2, CH4, C2H4

  C. C2H2, C2H4             

  D. C2H2, H2, CH4

Câu 2: Dẫn 0,56 lít khí etilen (đktc) vào 200ml dung dịch Br2 0,2M.

Hiện tượng quan sát được là

  A. màu dung dịch Br2 không đổi

  B. màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu

  C. màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu

  D. màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu

Câu 3: Cho axetilen vào bình dung dịch brom dư. Khối lượng bình tăng lên a gam, a là khối lượng của

  A. dung dịch brom                                 B. khối lượng brom

  C. axetilen                                             D. brom và khí axetilen

Câu 4: Benzen không phản ứng với chất nào sau đây?

  A. Br2/Fe                B. O2                       C. H2                         D. Na.

Câu 5: Rượu etylic có công thức cấu tạo là

  A. CH3-O-CH3.                                     B. CH3-CH2-OH.

  C. CH3OH                                             D. CH3-CH2-CH2-OH.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam một hợp chất hữu cơ A, tạo ra 2,2(g) CO2 và 0,9(g) H2O. Công thức hoá học của A (trùng với công thức đơn giản) là.

  A. C2H6                  B. C2H4                   C. CH2O                    D. CH4O

Câu 7: Dãy các chất phản ứng với dung dịch NaOH là

  A. CH3COOH, (C6H10O5)n   

  B. CH3COOC2H5, C2H5OH

  C. CH3COOH, C6H12O6       

D. CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 8: Cho natri tác dụng với rượu etylic, chất tạo thành là

  A. H2, CH3CH2ONa     

 B. H2, NaOH

  C. NaOH, H2O         

D. CH3CH2ONa, NaOH

Câu 9: Một loại rượu etylic có độ rượu 15°, thể tích C2H5OH chứa trong 1 lít rượu đó là

  A. 850 ml                B. 150 ml                C. 300 ml                   D. 450 ml

Câu 10: Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy của dãy nào sau đây?

  A. axit axetic, glucozơ, saccarozơ

  B. xenlulozơ, rượu etylic, saccarozơ

  C. hồ tinh bột, rượu etylic, glucozơ

  D. benzen, rượu etylic, glucozơ

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 32,5 gam Zn trong 200 g dung dịch CH3COOH a%, vừa đủ. Giá trị của a là

  A. 15 %                  C. 45 %                   B. 30 %                      D. 60%

Câu 12: Dẫn từ từ 4,48 lít (ở điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 qua dung dịch Brom dư, thấy khối lượng Brom phản ứng là 16 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của CH4, C2H4 trong hỗn hợp X là:

  A. 25% và 75%                                     C. 50 % và 50%

  B. 75% và 25%                                      D. 40 % và 60%

Câu 13: Có ba dung dịch: rượu etylic, axit axetic, glucozơ. Để phân biệt ba dung dịch trên cần dùng:

  A. Quỳ tím, Ag2O trong dung dịch Amonniac                   

  B. NaOH, Ag2O trong dung dịch Amoniac      

  C. Zn, NaOH

  D. NaOH, quỳ tím.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ, sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O. Hợp chất hữu cơ này không phải là:

  A. Chất béo            B. Protein               C. Glucozơ                D. Tinh bột

Câu 15: Biết 0,1 mol hiđrocacbon Y làm mất màu tối đa 0,2 lít dung dịch brom 1M. Vậy Y là hiđrocacbon nào trong số các chất sau?

  A. CH4                   B. C2H4                   C. C2H2                      D. C6H6

Câu 16: Cách nào sau đây không thể dùng để dập tắt các đám cháy do xăng dầu cháy?

  A. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa      

  B. Phun nước vào ngọn lửa                   

  C. Phủ cát vào ngọn lửa                                                                  

  D. Dùng bình chữa cháy xịt vào ngọn lửa

Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân?

  A. Tinh bột, xenlulozơ, PVC

  B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo

  C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ

  D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE

Câu 18: Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polime?

  A. Metan, etilen, polietilen                                       

  B. Metan, tinh bột, polietilen

  C. Poli (vinyl) clorua, etilen, polietilen                    

  D. Poli (vinyl) clorua, tinh bột, polietilen

Câu 19: Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được mỗi chất trong nhóm nào sau đây?

  A. Axit axetic, glucozơ, saccarozơ.                          

  B. Xenlulozơ, rượu etylic, saccarozơ.

  C. Hồ tinh bột, rượu etylic, glucozơ.                       

  D. Etilen, rượu etylic, glucozơ.

Câu 20: Điều nào sau đây không đúng:

  A. Chất béo là dầu thực vật và mỡ động vật

  B. Chất béo là hỗn hợp nhiều este

  C. Chất béo là hỗn hợp các este của glixerol với axit hữu cơ mà phân tử có nhiều nguyên tử cacbon

  D. Các chất béo đều bị thuỷ phân trong môi trường axit và môi trường kiềm.

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1 (1 điểm): Hãy viết phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:

1. Trùng hợp etilen.

2. Axit axetic tác dụng với magie.

3. Oxi hóa rượu etylic thành axit axetic.

4. Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric đặc làm xúc tác

Câu 2 (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,3 g hỗn hợp A gồm Mg, Zn trong 200 g dung dịch

CH3-COOH nồng độ a %, vừa đủ tạo thành dung dịch A; 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy:

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên?

b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu?

c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch CH3-COOH đã dùng và dung dịch muối thu được sau phản ứng?

Đề thi Hóa học lớp 9 học kì 2 năm 2022 có ma trận (8 đề) - Đề 8

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Hóa học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 8)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh: .....................................................................Lớp: .............................

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5,

F = 19, Si = 28, N = 14, S = 32)

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)

Câu 1: Thành phần % cacbon trong các chất nào sau đây là cao nhất:

  A. CH3Cl                B. CHCl3                           C. CH4                                      D. CH2Cl2

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của C2H4 là.

  A. Phản ứng trùng hợp                           B. Phản ứng cháy.     

  C. Phản ứng cộng.                                 D. Phản ứng thế.

Câu 3: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH?

  A. CH3COOH,  (-C6H10O5-)n                                                   

  C. CH3COOH, C6H12O6

  B. CH3COOC2H5, C2H5OH                                                     

  D. CH3COOH, CH3COOC2H5

Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với kim loại natri?

  A. CH3COOH,  (-C6H10O5-)n                                                   

  C. C2H5OH, (-C6H10O5-)n

  B. CH3COOH, C2H5OH                                                                    

  D. C2H5OH, CH3COOC2H5

Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch axit clohiđric tạo ra axit axetic?

  A. CH3COOH,  (-C6H10O5-)n, PE, CH3COONa.

  B. CH3COOC2H5, C2H5OH, PVC, CH3COONa.

  C. CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH, (CH3COO)2Mg.

  D. CH3COONa, CH3COOC2H5, (CH3COO)2Mg.

Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân?

  A. Tinh bột, xenlulozơ, PVC

  B. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, chất béo

  C. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ

  D. Tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE

Câu 7: Có 3 lọ mất nhãn đựng 1 trong các dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, axit axetic. Hai hoá chất để nhận biết được chất chứa trong từng lọ là:

  A. Dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3

  B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3 trong NH3

  C. Na và dung dịch AgNO3 trong NH­3

  D. Quỳ tím và natri

Câu 8: Có 2 mảnh lụa bề ngoài giống nhau, một mảnh làm bằng tơ tằm và một mảnh được chế tạo từ gỗ bạch đàn. Chọn cách đơn giản để phân biệt chúng trong các cách sau:

  A. Giặt rồi phơi, mảnh nào mau khô hơn, mảnh đó làm bằng tơ tằm

  B. Ngâm vào nước xem mảnh nào ngấm nước nhanh hơn là làm từ gỗ

  C. Đốt một mẫu, có mùi khét là làm bằng tơ tằm

  D. Không thể phân biệt được

Câu 9: Biết 0,1 hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch clo 1M. Vậy X là chất nào sau đây:

  A. C2H2                              B. C6H6                               C. CH4                                      D. C2H4

Câu 10: Có các chất sau: CH4 (1), CH3-CH3 (2), CH2=CH2 (3), CH3-CH=CH2 (4).

Những chất có phản ứng trùng hợp là:

  A. (1), (3), (4)                                        B. (3), (4)                                    

  C. (2), (3), (4)                                        D. (1), (2), (3)

Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 1,6g rượu A và 2,3g rượu B là 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na cho 1,12 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của 2 rượu là:

  A. C2H5OH, C3H7OH 

 B. CH3OH, C2H5OH         

  C. C3H7OH, C4H9OH 

   D. Đáp án khác

Câu 12: Khí CO2 sinh ra khi lên men rượu một lượng glucozơ được dẫn vào dung dịch Ca(OH)­2 dư thu được 40g kết tủa. Nếu hiệu suất phản ứng lên men đạt 80% thì khối lượng rượu etylic thu được là:

  A. 16,4g                 B. 16,8g                  C. 18,4g                     D. 17,4g

Câu 13: Có 2 lọ mất nhãn đựng các dung dịch C2H5OH và CH3COOH. Hoá chất nào sau đây không thể phân biệt 2 lọ đó:

  A. Quỳ tím                                            B. Dung dịch Na2CO3             

    C. Na                                                    D. Cả A và B

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích gồm C2H6 và C2H2 thu được CO2 và nước với tỉ lệ số mol là 1:1. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp đầu là:

  A. 25% và 75%                                     B. 70% và 30%                 

  C. 30% và 70%                                     D. 50% và 50%

Câu 15: Tinh bột tan có phân tử khối khoảng 4050 đvC. Số mắt xích (-C6H10O5-) trong phân tử tinh bột tan là:

  A. 30                      B. 26                       C. 32                         D. 25

Câu 16: Xà phòng được điều chế bằng cách:

  A. Thuỷ phân chất béo trong môi trường axit                                   

  B. Phân huỷ chất béo

  C. Thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm                         

  D. Cả 2 cách trên

Câu 17: Một loại cao su tổng hợp: cao su Buna có cấu tạo mạch như sau:

  - CH2 - CH = CH - CH2 - CH2 - CH = CH - CH2 - …

Công thức chung của cao su này là:

  A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n                                                                                                          

    B. (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-)

  C. (-CH2-CH=)n        

  D. (-CH2-CH=CH-)n

Câu 18: Chọn câu trả lời đúng trong số những câu trả lời sau:

  A. Ngày nay CO, CO2 và muối cacbonat đã được coi là hợp chất hữu cơ

  B. Sự phân biệt hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ nhằm mục đích cho việc dễ nghiên cứu khoa học

  C. Các hợp chất hữu cơ luôn luôn có thành phần cấu tạo là C, H, O

  D. Cơ thể động vật và thực vật có cấu tạo từ những chất vô cơ

Câu 19: Đun nóng 4,03 kg chất béo C3H5(C15H31COO)3 với lượng dư dung dịch NaOH, khối lượng grixerol thu được là:

  A. 0,41 kg              B. 0,42 kg               C. 0,45 kg                  D. 0,46 kg

Câu 20: Saccarozơ có công thức phân tử là

  A. C12H21O12          B. C12H22O12           C. C6H12O6                D. C12H22O11

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1 (1 điểm): Viết phương trình hoá học thể hiện những chuyển hoá sau:

Saccarozơ → Glucozơ → rượu etylic → axit axetic → natri axetat.

Câu 2 (2 điểm): Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic.

Nguời ta thực hiện thí nghiệm với hỗn hợp A và thu được kết quả như sau:

- Nếu cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí không màu.

- Nếu cho A phản ứng với Na2CO3 dư và dẫn khí tạo thành qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10 gam kết tủa.

a) Hãy viết các phương trình hoá học.

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.

Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

 

 

Tài liệu có 39 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống