Bộ 4 Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 - 2023 có ma trận có đáp án

Tải xuống 20 3.5 K 13
Tài liệu Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) tổng hợp từ đề thi môn GDCD 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 2 GDCD lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

MA TRẬN + ĐỀ + ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 8 

MA TRẬN

 

Cấp độ

 

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Biết được Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

 

Hiểu được Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

2

 

3

 

 

 

 

 

5

 

Số điểm

0,5

 

0,75

 

 

 

 

 

1,25

 

2. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Biết được Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

 

Hiểu được nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

 

 

 

 

 

 

 

Số câu

2

 

3

 

 

 

 

 

5

 

Số điểm

0,5

 

0,75

 

 

 

 

 

1,25

 

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Biết được Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

 

Hiểu được Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

 

Vận dụng vào cuộc sống

 

 

 

 

Số câu

2

 

3

½

 

½

 

 

6

 

Số điểm

0,5

 

0,75

1,0

 

1,0

 

 

3,25

 

4. Quyền tự do ngôn luận

Biết được Quyền tự do ngôn luận

 

Hiểu được Quyền tự do ngôn luận

 

 

Quyền tự do ngôn luận

 

Giải quyết tình huống

 

 

Số câu

2

 

3

 

 

½

 

½

6

 

Số điểm

0,5

 

0,75

 

 

2,0

 

1,0

4,25

 

Tổng số câu

8

 

12

1/2

 

1

 

½

22

 

Tổng điểm

2

 

3

1

 

3

 

1

10

 

Tỉ lệ

20%

 

40%

 

30%

 

10%

100%

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Trên đường đi học, em thấy có người đang lấy trộm điện thoại của một người đi đường, trong tình huống đó em sẽ?

A. Coi như không nhìn thấy vì sợ bị đánh.

B. Yêu cầu dừng lại hành vi trộm cắp đó.              

C. Đi nhanh khỏi khu vực đó.   

D. Nhanh chóng nói với người lớn để có biện pháp khắc phục.           

Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Người giữ xe sử dụng chiếc xe mình đang nhận giữ.   

B. Đem tiền lương của mình đi đánh bạc.              

C. Sử dụng tài sản công đúng mục đích.

D. Nhặt được của rơi đem tặng cho những người nghèo.

Câu 3. Điền từ/ cụm từ còn thiếu vào dấu (...) để hoàn thiện khái niệm:

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản (...) của mình?

A. Sở hữu.                     

B. Quan trọng.

C. Thuộc sở hữu.           

D. Gia truyền.

Câu 4. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi..............tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng?

A. đụng chạm đến.

B. sử dụng.

C. khai thác.

D. xâm phạm.

Câu 5. Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì?

A. Làm lơ, lặng thinh.

B. Tiếp tay giúp đỡ bạn để bạn dễ hành động trộm cắp.

C. Ngăn cản hành động của bạn.                           

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6. Biểu hiện không bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng là?

A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.       

B. Ngăn chặn nạn phá rừng.

C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.                   

D. Hai bạn xô nhau làm vỡ kính ở cửa lớp học.

Câu 7. Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?

A. Phá hoại lợi ích công cộng.

B. Phá hoại lợi ích.

C. Phá hoại tài sản.

D. Phá hoại tài sản của nhà nước.

Câu 8. Bạn T học sinh lớp 11 mượn xe máy của anh D hàng xóm để đi học. Do thiếu tiền trả nợ quán Internet nên bạn đã tự ý mang xe đi cầm cố. Bạn T đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Sở hữu.   

B. Chiếm hữu.

C. Sử dụng.      

D. Định đoạt.

Câu 9. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Khai thác.       

B. Sử dụng hợp lí.

C. Tôn trọng và bảo vệ.                   

D. Tôn trọng và chiếm hữu.

Câu 10. Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng?

A. Siêu thị tư nhân.

B. Công viên.

C. Xe taxi.  

D. Nhà hàng tư nhân.

Câu 11. Mỗi khi đi học về qua nhà hàng X, Hoa thường thấy bạn gái làm thuê bị chủ nhà hàng này đánh đập rất tàn nhẫn khiến bạn bị nhiều vết thương nghiêm trọng trên người. Theo em, để giúp bạn gái, Hoa có thể?

A. im lặng vì sợ chủ nhà hàng trả thù mình và tiếp tục đánh đập bạn gái đó.

B. quay video và gửi cho chủ nhà hàng để đe dọa.

C. khiếu nại hành vi của chủ nhà hàng với cơ quan chức năng.                     

D. tố cáo hành vi của chủ nhà hàng với cơ quan chức năng.      

Câu 12. Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào dưới đây?

A. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn.       

B. Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản của Nhà nước.

C. Bị bạn cùng lớp gây thương tích.                  

D. Bị giám đốc công ty cho thôi việc không rõ lí do.

Câu 13. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khi bị cán bộ quản lí thị trường thu giữ hàng không rõ lí do.                              

B. Khi bị cảnh sát giao thông xử phạt không đúng với những quy định trong Luật giao thông.       

C. Khi bị cán bộ ngành thuế thu thuế kinh doanh của gia đình mình không đúng với quy định của pháp luật. 

D. Khi biết có người buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Câu 14. Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước thì họ có quyền?

A. Khiếu nại.       

B. Tố cáo.

C. Kiến nghị.

D. Yêu cầu.

Câu 15. Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ được là quyền?

A. Khiếu nại.      

B. Tố cáo. 

C. Kỉ luật.         

D. Thanh tra.

Câu 16. Trong buổi sinh hoạt lớp, khi bàn về các biện pháp để bảo vệ môi trường học đường, các bạn trong lớp đã có rất nhiều ý kiến đóng góp khác nhau, đưa ra những giải pháp hữu hiệu. Việc làm của các bạn trong lớp thế hiện rõ nhất quyền gì của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại của công dân.

C. Quyền tố cáo của công dân.

D. Quyền tự do báo chí.

Câu 17. Việc làm nào được pháp luật nhà nước ta qui định trong quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ.

B. Trong các cuộc họp cơ sở, địa phương bàn vể những vấn đề chung của xã hội.

C. Xuyên tạc công cuộc đổi mới đất nước qua báo chí.

D. Phát biểu linh tinh trong các cuộc họp.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây thể hiện việc lạm dụng quyền tự do ngôn luận?

A. Viết báo bày tỏ quan điểm về chính sách của Nhà nước.

B. Lập trang mạng cá nhân với mục đích chống đối chính quyền.

C. Phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng cho cơ quan, tổ chức.

D. Đề đạt nguyện vọng của mình thông qua đại biểu Quốc hội.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

A. Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng tại kì họp Quốc hội.

B. Tự do phát ngôn thoải mái ở mọi nơi, mọi lúc.

C. Không chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình.

D. Sử dụng mạng xã hội đăng bài với mục đích xúc phạm nhau.

Câu 20. Quyền tự do ngôn luận của công dân được quy định tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?

A. Điều 25.

B. Điều 24. 

C. Điều 23. 

D. Điều 26.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Tình huống: Lan – 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà Hồng. Chứng kiến cảnh Lan bị chủ hàng cơm bắt làm những công việc nặng nhọc, lại thường xuyên chửi mắng, đánh đập, Hồng rất thương Lan nên có ý định tố cáo hành động đó với cơ quan công an. Nhưng Huệ ngăn lại và nói: “Chúng mình còn nhỏ, mới là học sinh, mình làm gì có quyền được tố cáo người khác, với lại chuyện này có phải chuyện của mình đâu mà tố cáo”.

a. Em có đồng ý với ý kiến của Huệ không? Vì sao?

b. Nếu là Hồng, em sẽ làm gì?

Câu 2. (3 điểm)

Trong giờ học thực hành ngoại khóa môn GDCD, Cô giáo đã đưa nội dung thảo luận liên quan đến bài học “Quyền tự do ngôn luận”.

"Theo các em hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?"

      Trong quá trình thảo luận, Hoàng có ý kiến : Hành vi gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận .

      Nam thắc mắc : Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi.

        Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao.

a. Em hãy giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên.

b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ?

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

C

D

C

D

D

D

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

D

B

A

A

B

B

A

A

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Không đồng ý. Vì: Mọi công dân đều có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích nhà nước hay lợi ích của công dân.

b. Em sẽ:

- Góp ý cho chủ hàng cơm để họ đối xử tử tế hơn đối với Lan.

- Giải thích để chủ hàng cơm hiểu việc làm của họ là vi phạm pháp luật.

- Tố cáo việc làm trái pháp luật của chủ hàng cơm với cơ quan có thẩm quyền (trực tiếp hoặc gián tiếp).

2 điểm

 

 

2

 

a.

- Khẳng định ý kiến của Hoàng là đúng.

- Giải thích: vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm

+ Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai)

+ Vì vấn đề chung.

- Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận.

b. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì :

+ Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.

+ Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.

- Liên hệ:

Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

3 điểm

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Trong những người sau, ai là người có quyền bán, tặng chiếc xe máy cho người khác?

A. Người trông giữ xe.  

B. Người mượn xe.                  

C. Người chủ chiếc xe.

D. Cả 3 người trên.

Câu 2. Hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là?

A. Lấy tiền nhà nước đầu tư sản xuất để cho vay.                     

B. Khai thác rừng đúng tuổi theo quy định.

C. Kinh doanh thua lỗ nên nợ tiền ngân hàng.                 

D. Lãng phí điện, nước của gia đình.

Câu 3. Trong các tài sản sau đây, tài sản nào thuộc sở hữu của Nhà nước?

A. Tiền lương, tiền thưởng.      

B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng giải.              

C. Cổ vật quốc gia.          

D. Tài sản thừa kế của công dân.       

Câu 4. Trong các tài sản sau, tài sản thuộc lợi ích công cộng là?

A. Vườn cây ăn quả.

B. Ao cá Hợp tác xã.

C. Công viên.                           

D. Đất đai.

Câu 5. Những tài sản thuộc sở hữu của công dân là?

A. Tư liệu sản xuất của Hợp tác xã.

B. Các nguồn lợi ở thềm lục địa.

C. Vốn và tài sản mà Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp.

D. Tài sản được thừa kế. 

Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong?

A. Luật hành chính.                                                

B. Luật dân sự.

C. Luật kinh tế.                                             

D. Luật hình sự.   

Câu 7. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Sử dụng tài sản công vào việc riêng nhưng bảo quản cẩn thận.                             

B. Sử dụng tiết kiệm tài sản chung.

C. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.                                                 

D. Tài sản tổ tiên để lại được con cháu sử dụng cẩn thận.

Câu 8. Thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác, em sẽ?

A. Sợ hãi bỏ đi.                       

B. Làm như không biết gì, nhanh chóng bỏ đi.

C. Đồng lõa với người đó để kiếm chác.      

D. Yêu cầu người đó trả lại tài sản cho người bị hại.       

Câu 9. Em sẽ làm gì nếu em  nhặt được một túi nhỏ trong đó có tiền và những giấy tờ  liên quan có tên một người với địa chỉ cụ thể?

A. Sử dụng số tiền đó vì mình nhặt được nên là của mình.

B. Báo với cơ quan có thẩm quyền để trả lại người mất.

C. Để lại túi đó đúng vị trí.

D. Trả lại giấy tờ cho người đó, còn tiền thì đóng học giúp mẹ.

Câu 10. Công trình nào sau đây thuộc lợi ích công cộng?

A. Bệnh viện tư nhân  

B. Khách sạn tư nhân     

C. Căn hộ của dân  

D. Đường quốc lộ

Câu 11. Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?

A. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.       

B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.       

C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó.       

D. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo.       

Câu 12. Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?

A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp.       

B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Cả A, B, C.

Câu 13. Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.       

B. Làm đơn tố cáo.

C. Chấp nhận nghỉ việc.                  

D. Đe dọa Giám đốc.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền khiếu nại của công dân?

A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.                                                      

B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.

C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác.

D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ  đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 15. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo?

A. Sau khi nghỉ sinh con, chị Bình nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc.                                              

B. Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc.

C. Cổ vật được tìm thấy sau khi đào móng làm nhà.        

D. Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định.  

Câu 16. Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.                                              

Câu 17. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?

A. Từ 2 tháng đến 1 năm.

B. Từ 3 tháng đến 2 năm.

C. Từ 4 tháng đến 3 năm.

D. Từ 5 tháng đến 5 năm.

Câu 18. Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo.                

B. Nhắc nhở.

C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.                                 

D. Cách chức.

Câu 19. Trong giờ sinh hoạt, bạn S có ý kiến cho rằng lớp trưởng có hành vi bao che cho các bạn chơi thân và không đảm bảo công bằng cho cả lớp. Lớp trưởng đã cho rằng bạn S không có quyền gì nên không được đưa ra ý kiến. Lớp trưởng đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây?

A. Tôn trọng người mình. 

B. Tự do ngôn luận.

C. Quản lí xã hội. 

D. Giữ chữ tín.

Câu 20. Việc làm nào dưới đây thể hiện không đúng quyền tự do ngôn luận của công dân đối với các vấn đề của đất nước?

A. Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm với đồng nghiệp.

B. Gửi bài đăng báo thể hiện quan niệm của mình.

C. Tự do lập hội và kêu gọi mọi người biểu tình.                                

D. Bày tỏ ý kiến của mình tại các cuộc họp.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Ông Q gửi đơn tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tố cáo một cán bộ của văn phòng Ủy ban nhân dân huyện đã có hành vi nhận hối lộ. Trong đơn tố cáo có ghi rõ tên mình và cung cấp các chứng cứ liên quan tới việc nhận hối lộ này.

a. Ông Q tố cáo là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?

b. Đơn tố cáo trên gửi đúng người có thẩm quyền xem xét tố cáo hay chưa?

Câu 2. (3 điểm)

Trong những năm gần đây, trước khi ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Khi báo chí đăng dự thảo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, nhiều người đã có ý kiến khác nhau về việc này. Có người nói học sinh cũng có quyền tham gia góp ý, có người lại cho rằng chỉ có những người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia đóng góp ý kiến.

Em hiểu thế nào là đúng về quyền tự do ngôn luận của công dân? Học sinh có quyền tự do ngôn luận và có quyền đóng góp ý kiến vào các văn bản khi nhà nước trưng cầu ý kiến của nhân dân hay không? 

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

C

D

B

A

D

B

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

A

D

B

D

B

C

B

C

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

-  Trong trường hợp này ông Q  tố cáo là đúng pháp luật.

- Vì ông đã thực hiện quyền tố cáo của công dân là: Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ Ủy ban nhân dân huyện.

-  Đơn tố cáo của ông Q đã được gửi đến đúng địa chỉ, đúng người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.

 

2 điểm

 

 

2

 

- Công dân có quyền được đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật của nhà nước, quy định này được hiểu là tất cả những người là công dân việt nam…, trừ những người bị toà án kết tội tù giam hoặc tước một số quyền công dân.

- Đã là công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, có quyền tham gia ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật khi nhà nước đề nghị. Do đó, HS cần phải tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hoá để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận. HS có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận tuỳ theo sự hiểu biết của mình bằng cách tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các cuọc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất (nhất là những vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em), có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi bài cho báo, đài. )

 

3 điểm

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

 

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A.   TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân?

A. Tiền lương, tiền công lao động.

B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.         

C. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.

D. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước.

Câu 2. Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền gì đối với khối tài sản đó?

A. Quyền chiếm hữu.                        

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền định đoạt.                

D. Quyền sở hữu.

Câu 3. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?

A. lợi ích nhà nước.        

B. lợi ích dân tộc.           

C. lợi ích công cộng.                

D. lợi ích toàn dân.

Câu 4. Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?

A. Tôn trọng và bảo vệ.

B. Khai thác và sử dụng hợp lí.

C. Chiếm hữu và sử dụng.                           

D. Tôn trọng và khai thác.

Câu 5. Công trình nào dưới đây thuộc lợi ích công cộng?

A. Bệnh viện tư nhân.                       

B. Khách sạn tư nhân.             

C. Căn hộ của dân.

D. Đường quốc lộ.

Câu 6. Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Tất cả tài sản của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân.                                

B. Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của những người lãnh đạo.

C. Chỉ những quan chức nhà nước mới có quyền sử dụng tài sản nhà nước.

D. Người dân không có quyền sử dụng tài sản nhà nước. 

Câu 7. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Sử dụng tài sản công vào việc riêng nhưng bảo quản cẩn thận.

B. Sử dụng tiết kiệm tài sản chung.

C. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.                                        

D. Tài sản tổ tiên để lại được con cháu sử dụng cẩn thận.

Câu 8. Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm tù?

A. Từ 6 tháng đến 5 năm.

B. Từ 6 tháng đến 2 năm.

C. Từ 6 tháng đến 1 năm. 

D. Từ 6 tháng đến 3 năm.

Câu 9. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 10. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?

A. Trung thực

B. Chăm chỉ.

C. Sáng tạo.       

D. Tự lập.

Câu 11. Đối tượng thực hiện quyền tố cáo là gì?

A. Mọi công dân.       

B. Cơ quan Nhà nước.       

C. Người bị thiệt hại.       

D. Người bị thiệt hại; người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước.

Câu 12. Quyền khiếu nại và tố cáo giống là?

A. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp - Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.       

B. Khôi phục lại quyền và lợi ích của mình.

C. Thực hiện quyền làm chủ của mình.

D. Khôi phục lại lợi ích của mình.

Câu 13. Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo bằng hình thức?

A. Gọi điện thoại.   

B. Trực tiếp và gián tiếp.

C. Viết thư, đơn.   

D. Đến chất vấn.

Câu 14. Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần?

A. nắm được điểm yếu của đối phương.                                   

B. tích cực, năng động, sáng tạo.

C. nắm vững quy định của pháp luật.                                       

D. trung thực, khách quan, thận trọng.

Câu 15. Quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền?

A. quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân.

B. quan trọng nhất của công dân.

C. cơ bản của công dân. 

D. được pháp luật qui định.      

Câu 16. Quyền tự do ngôn luận được quy đinh trong?

A. Hiến pháp và luật báo chí.

B. Hiến pháp và Luật truyền thông.

C. Hiến pháp và bộ luật hình sự.

D. Hiến pháp và bộ luật dân sự.

Câu 17. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?

A. Từ 2 tháng đến 1 năm.

B. Từ 3 tháng đến 2 năm.

C. Từ 4 tháng đến 3 năm.

D. Từ 5 tháng đến 5 năm.

Câu 18. Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền?

A. Tự do lập hội.       

B. Tự do báo chí.

C. Tự do biểu tình.         

D. Tự do hội họp.

Câu 19. Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là?

A. Quyền tự do ngôn luận.                          

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.  

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 20. Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả.                

B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội.

 C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau.                                 

D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Năm nay Hùng 14 tuổi, đang học lớp 8. Nhà Hùng ở gần cơ sở giết mổ gia súc do ông Khôi làm chủ. Đã nhiều lần Hùng chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất dơ bẩn, độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng Hùng còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa.

a. Theo em, Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi hay không? Nếu có Hùng có thể thực hiện bằng cách nào?

b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?

Câu 2. (3 điểm)

Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, do vi phạm nội quy của nhà trường, trong giờ sinh hoạt lớp, thầy giáo chủ nhiệm đã lấy ý kiến của các học sinh trong lớp về hình thức xử phạt đối với Chi. Cả lớp đã đi đến quyết định phạt Chi trực nhật lớp 1 tuần, viết bản kiểm điểm xin ý kiến của cha mẹ. Chi không đồng tình với cách xử lý của thầy giáo và các bạn nhưng trong cuộc họp không đưa ra ý kiến của mình mà về nhà lên mạng xã hội, nói tục, chửi bậy thầy giáo và các bạn, cho rằng mình bị thầy giáo và các bạn ghét bỏ, trù dập.

a. Em hãy nhận xét việc làm của Chi.

b. Nếu là Chi, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

A

D

A

A

D

A

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

A

B

D

C

A

B

B

A

B

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

a. Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi.

Hùng có thể thực hiện quyền tố cáo bằng hai cách:

- Gởi đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền.

- Trực tiếp tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

b.

* Đối tượng:

+ Khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan.

* Cơ sở:

+ Khiếu nại là quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại.

+ Tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…

* Mục đích:

+ Khiếu nại để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại hoặc bị thiệt hại.

+ Tố cáo nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời hành vi vi phạm PL…

* Người khiếu nại và người tố cáo:

+ Người khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ, phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại.

+ Người tố cáo là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều có quyền tố cáo.

2 điểm

 

 

2

 

a. Nhận xét việc làm của Chi: Chi làm như vậy là sai, sử dụng quyền tự do ngôn luận không đúng cách.

b. Nếu là Chi, em sẽ nhận khuyết điểm của mình và xin lỗi thầy giáo và các bạn; hứa sẽ không tái phạm những việc làm tương tự.

3 điểm

 

 

Đề thi học kì 2 GDCD lớp 8 năm 2022 có ma trận có đáp án (4 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A.      TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau?

A. Trung thực.     

B. Thật thà.          

C. Liêm khiết.

D. Tự trọng.

Câu 2. Quyền định đoạt tài sản của công dân là?

A. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ,….                        

B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.

C. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.            

D. quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.

Câu 3. Em nhìn thấy một bạn vẽ bẩn lên tường lớp học. Em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Coi như không nhìn thấy.    

B. Bảo bạn không được làm bẩn tường.                 

C. Vẽ cùng bạn.             

D. Đánh bạn vì vẽ bẩn tường.   

Câu 4. Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội là?

A. lợi ích của tập thể.

B. lợi ích của nhà nước.

C. lợi ích công cộng.                          

D. lợi ích của gia đình.

Câu 5. Em không ủng hộ việc làm nào sau đây?

A. Không vứt rác bừa bãi. 

B. Tiết kiệm nước.         

C. Không tắt quạt khi tan học.

D. Vệ sinh lớp học sạch sẽ.      

Câu 6. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào dưới đây?

A. Quyền đem tặng, cho người khác.                                          

B. Quyền sử dụng định đoạt tài sản.

C. Quyền chiếm hữu đối với tài sản.                                           

D. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.   

Câu 7. Đối với tài sản người khác cần?

A. Tôn trọng tài sản người khác.                                                 

B. Không tham lam trộm cắp.

C. Sống ngay thẳng, thật thà.                                                      

D. Đăng ký quyền sở hữu.       

Câu 8. Công dân có quyền sở hữu?

A. Thu nhập hợp pháp.                     

B. Nhà ở, của cải để dành.

C. Tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.                    

D. Thu nhập hợp pháp, nhà ở, của cải, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.      

Câu 9. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

Câu 10. Tài sản nào dưới đây do Nhà nước quản lí?

A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp.       

B. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng.

C. Phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp.                   

D. Phần vốn do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong nước.

Câu 11. Trường hợp nào sau đây công dân có quyền sử dụng quyền tố cáo?

A. Ông A làm nhà lấn sang đất nhà ông B.       

B. Công nhân bị trả lương không đúng theo hợp đồng lao động.       

C. Phát hiện một cơ sở sản xuất làm hàng giả.       

D. Cơ sở sản xuất bị đánh thuế cao hơn quy định.       

Câu 12. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc?

A. khiếu nại trực tiếp.       

B. thư khiếu nại.

C. văn bản khiếu nại.

D. công văn khiếu nại.

Câu 13. Chị A bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu rõ lí do. Chị A có quyền gì?

A. Quyền tố cáo.       

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền bảo vệ tài sản cá nhân.                  

D. Quyền bảo vệ tài sản nhà nước.

Câu 14. Công dân có quyền khiếu nại khi nào?

A. Chứng kiến hành vi nhũng nhiễu dân.                                                     

B. Biết về sự việc vi phạm pháp luật của một cá nhân.

C. Bản thân bị kỉ luật oan.                                              

D. Biết về vụ việc vi phạm pháp luật của một tổ chức.

Câu 15. Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là gì?

A. Mọi công dân.                                        

B. Cơ quan Nhà nước.

C. Người bị thiệt hại.     

D. Người bị thiệt hại, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước.  

Câu 16. Những việc làm nào được pháp luật nhà nước ta qui định trong quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Viết thư nặc danh để vu cáo, nói xấu cán bộ.

B. Trong các cuộc họp cơ sở, địa phương bàn vể những vấn đề chung của xã hội.

C. Xuyên tạc công cuộc đổi mới đất nước qua báo chí.

D. Phát biểu linh tinh trong các cuộc họp.          

Câu 17. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Gửi đơn kiện ra tòa án đòi quyền thừa kế tài sản.

B. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri.

C. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân.

D. Khiếu nại với cơ quan nhà nước về việc gia đình mình bị hàng xóm xâm lấn đất đai.

Câu 18. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được ……………….đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội?

A. tham gia bàn bạc, thảo luận.                

B. cung cấp thông tin.

C. nói những điều mình thích.                                 

D. báo cáo.

Câu 19. Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Câu 20. Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?

A. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tự do ngôn luận.   

D. Quyền tố cáo.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

Khi phát hiện thấy chủ tịch UBND quận ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị H vượt quá thẩm quyền, ông A (hàng xóm của chị H) có quyền khiếu nại để giúp chị H giành lại công bằng không? Vì sao?

Câu 2. (3 điểm):

Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn N cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận. Em hãy cho biết, em có đồng ý với quan điểm của bạn N hay không? Vì sao? 

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

B

C

C

D

A

D

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

A

B

C

C

B

B

A

A

C

 

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

 

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

- Ông A không thể sử dụng quyền khiếu nại thay cho chị H. Căn cứ vào những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo, ông A không có quyền khiếu nại.

- Vì quyền khiếu nại chỉ được sử dụng đối với bản thân người có quyền lợi bị xâm phạm bởi quyết định của cơ quan Nhà nước. Ông A chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan, trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.

 

2 điểm

 

 

2

 

- Không đồng ý với quan điểm của bạn N.

- Bởi vì, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội.

 

3 điểm

 

 

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Tài liệu có 20 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống