Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Động cơ không đồng bộ ba pha

Tải xuống 6 3.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha môn Công nghệ lớp 12 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha:

Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

I - KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG

Động cơ xoay chiều ba pha có tốc độ quay của roto (n) nhỏ hơn tốc độ quay (n1) của từ trường dòng điện cấp cho động cơ được gọi là động cơ không đồng bộ ba pha.

Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện ba pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1)

Được sử dụng rộng rải trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, đời sống...( Động cơ rô to lồng sóc)

II - CẤU TẠO

Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha, gồm hai bộ phận chính là stato và rôto, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy,…

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

1. Stato (phần tĩnh)

Gồm lõi thép và dây quấn

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

a) Lõi thép: gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.

b) Dây quấn: là dây đồng được phủ sơn cách điện, gồm ba pha dây quấn AX, BY, CZ đặt trong các rãnh stato theo một quy luật nhất định. Sáu đầu dây của ba pha dây quấn được nối ra ngoài hộp đấu dây (đặt ở vỏ của động cơ) để nhận diện.

2. Rôto (phần quay)

Gồm lõi thép, dây quấn; ngoài ra còn trục quay…

a) Lõi thép: làm bằng các lá thép kĩ thuật điện, mặt ngoài xẻ rãnh, ở giữa có lỗ để lắp trục, ghép lại thành hình trụ.

b) Dây quấn: có hai kiểu

   - Dây quấn kiểu roto lồng sóc.

   - Dây quấn kiểu roto dây quấn.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

III - NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC

Khi cho dòng 3 pha vào ba dây quấn stato của động cơ, trong Stato sẽ có từ trường quay. Từ trường quay quét qua các dây quấn của roto, làm xuất hiện các sức điện động và dòng điện cảm ứng. Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng tạo ra momen quay tác động lên rôto, kéo roto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ n < n1.

Tốc độ quay từ trường tính theo công thức:

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

Trong đó :

   - f là tần số dòng điện (Hz)

   - p là số đôi cực từ

Từ trường quay này quét qua các dây quấn của rôto, làm xuất hiện các sức điện động và dòng điện cảm ứng.

Sự chênh lêch tốc độ giữa từ trường quay và tốc độ rôto goi là tốc độ trượt:

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

IV - CÁCH ĐẤU DÂY

Cách đấu dây quấn ba pha của stato được đưa ra hộp đấu dây đặt ở vỏ động cơ.

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha hay, ngắn gọn

Tùy thuộc vào điện áp và cấu tạo của động cơ để chọn cách đấu dây cho phù hợp.

Để đổi chiều quay động cơ, thì đảo 2 pha bất kì cho nhau .

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

Câu 1: Công thức tính tốc độ từ trường quay:

A. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

B. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

C. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

D. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

Đáp án: A

Câu 2: Tốc độ trượt:

A. n2 = n – n1

B. n2 = n1 – n

C. n2 = n + n1

D. n1 = n2 – n

Đáp án: B

Câu 3: Hệ số trượt tốc độ:

A. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

B. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

C. Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

D. Đáp án A và B đúng

Đáp án: D

Câu 4: Động cơ không đồng bộ ba pha sử dụng dòng điện:

A. Dòng một chiều

B. Dòng xoay chiều

C. Có thể là dòng một chiều hay xoay chiều

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: B

Câu 5: Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng rộng rãi do:

A. Cấu tạo nhỏ, gọn

B. Dễ sử dụng

C. Cấu tạo đơn giản

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Động cơ không đồng bộ ba pha được sử dụng trong:

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Đời sống

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ xoay chiều ba pha có:

A. n < n1

B. n > n1

C. n = n1

D. n ≤ n1

Đáp án: A

Câu 8: Động cơ không đồng bộ ba pha:

A. Là máy điện tĩnh

B. Là máy điện quay

C. Có stato là phần quay

D. Có roto là phần tĩnh

Đáp án: B

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo chỉ gồm hai phần là stato và roto.

B. Động cơ không đồng bộ ba pha cấu tạo gồm hai phần chính là stato và roto, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy,...

C. Stato là phần tĩnh

D. Roto là phần quay

Đáp án: B

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Stato có lõi thép xẻ rãnh trong

B. Roto có lõi thép xẻ rãnh ngoài

C. Stato có lõi thép xẻ rãnh ngoài, roto có lõi thép xẻ rãnh trong

D. Đáp án A và B đúng

Đáp án: C

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống