Bộ 20 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án

Mua tài liệu 38 26.2 K 87

Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 6 Học kì 1 có đáp án năm học 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 10 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

NHÀ KHÔNG CÓ BỐ

(Nguyễn Thị Mai)

Nhà không có bố buồn sao

Cái đinh cũng thiếu, con dao thì còn

Bơm xe chẳng hiểu cái jun

Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô

Không có bố, không thì giờ

Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm

Ngày đông gió bấc mưa dầm

Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

Chẳng vui tiếng điếu rít giòn

Bia không mua uống, em còn bán chai

Nước đun sôi để nguội hoài

Nhà không có bố, biết ai pha trà

Cho dù bãi mật phù sa

Mà không bên lở chẳng là dòng sông.

(Theo thivien.net)

Câu 1. Vần của bài thơ Nhà không có bố chủ yếu được gieo ở vị trí nào? 

A. Đầu các dòng thơ

B. Giữa các dòng thơ 

C. Cuối các dòng thơ

D. Không có vị trí nào được gieo vần

Câu 2. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ có thể là những ai? 

A. Người bố, người mẹ, người con 

B. Người bà, người ông, người bạc

C. Người anh, người chị, người em 

D. Người thầy, người bạn, người cô 

Câu 3. Qua bài thơ, em có thể hiểu nguyên nhân “nhà không có bố” theo nhiều cách ngoại trừ:

A. Người bố vắng nhà đã lâu ngày 

B. Người bố đã mất 

C. Người bố không còn sống cùng với gia đình

D. Người bố chưa từng xuất hiện trong gia đình 

Câu 4. Dòng thơ nào nêu cảm xúc chung của người viết trong toàn bài thơ?

A. Nhà không có bố buồn sao 

B. Không có bố, không thì giờ

C. Chẳng vui tiếng điếu rít giòn 

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 5. Để làm rõ cảm xúc của các thành viên trong gia đình khi “không có bố”, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? 

A. So sánh

B. Ẩn dụ 

C. Nhân hoá

D. Liệt kê 

Câu 7. Dòng thơ nào sau đây chứa từ láy?

A. Rát tay bật lửa, đá cùn, xăng khô 

B. Bữa ăn sớm muộn, chẳng chờ, chẳng mâm 

C. Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con

D. Nhà không có bố, biết ai pha trà 

Câu 8. Qua bài thơ, tác giả không nhằm nhấn mạnh điều gì?

A. Vai trò của người bố trong gia đình 

B. Nỗi buồn của các thành viên trong gia đình khi “không có bố” 

C. Khát khao của con người về một gia đình trọn vẹn có cả bố lẫn mẹ 

D. Công lao to lớn của người cha đối với các con

Phần 2: Tự luận (8 điểm) 

Câu 1. Chỉ ra cách ngắt nhịp của các dòng thơ trong bài. Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

Câu 2. Qua bài thơ, em hãy nêu khái quát những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”.

Câu 3. Em hiểu nội dung dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” như thế nào?

Câu 4. Từ “âm thầm” trong dòng thơ “Đậy che mái dột, âm thầm mẹ con” gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

Câu 5. Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nhắn gửi tới người đọc điều gì? Em suy nghĩ như thế nào trước những lời nhắn gửi ấy?

Câu 6. Từ bài thơ, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về vai trò của người bố hoặc vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm) 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

D

A

D

B

C

D

Phần 2: Tự luận (8 điểm) 

Câu 1. Các dòng thơ trong bài hầu hết đều ngắt nhịp chẵn (2 tiếng hoặc 4 tiếng). Chị có dòng “Nước đun sôi để nguội hoài” ngắt nhịp 3/3. Bài thơ có giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi.

Câu 2. Những đặc điểm của một gia đình khi “nhà không có bố”: đồ đạc thiếu thốn, hỏng hóc; có những việc mà người phụ nữ và trẻ nhỏ không biết phải làm thế nào hoặc khi làm thì cảm thấy rất khó khăn, phiền toái, tủi cực; sinh hoạt gia đình không theo nền nếp, giờ giấc thông thường, thiếu vắng những âm thanh vui tai và không khí đầm ấm.

Câu 3. Dòng thơ “Không có bố, không thì giờ” cho thấy nhà không có bố thì mọi sinh hoạt không theo nền nếp hay giờ giấc thông thường nào cả.

Câu 4. Từ “âm thầm” có nghĩa là “lặng lẽ trong hoạt động, không tỏ ra cho người khác biết”. Ở đây từ láy này diễn tả sự trống vắng của căn nhà, sự tủi cực, đơn côi và rất đáng thương của “mẹ con” khi “nhà không có bố”, đồng thời gợi sự thương cảm đến xót xa của người đọc đối với những người vợ, người con khi ở trong một gia đình thiếu vắng người đàn ông, người bố. 

Câu 5. 

- Cần chỉ ra điều tác giả muốn nhắn gửi qua hai dòng thơ cuối của bài thơ. 

Gợi ý: Gia đình giống như một dòng sông có hai bờ một bên bồi, một bên lở. Nếu chi có một bên bồi “bãi mật phù sa”) thì không phải là dòng sông - cũng như gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì không phải là một gia đình trọn vẹn, và những đứa trẻ luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. 

- HS nêu cảm nghĩ của mình trước những lời nhắn gửi ấy. Ví dụ: Đó là lời nhắn gửi ngắn gọn, hàm súc, mang tính triết lí sâu sắc. Nó nhắc nhở mọi người hãy tạo dựng một gia đình trọn vẹn để trẻ thơ được lớn lên trong tình yêu thương và hạnh phúc.

Câu 6. Cần nhấn mạnh được vai trò của người cha hoặc vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách và là chỗ dựa để mỗi đứa trẻ lớn lên.

 

………………………………………

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện theo yêu cầu bên dưới: 

   Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu” nên.

[...] Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần! Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.

a) Chỉ ra câu văn nêu ý tổng quát, các câu phát triển ý và câu khái quát lại ý cả đoạn.

b) Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng ở đoạn văn trên là biện pháp gì? Chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

Câu 2. ngữ nào sau đây phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?

A. Cùng đường bí lối                   

B. Cùng hội cùng thuyền

C. Cùng bất đắc dĩ                      

D. Cùng trời cuối đất

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?

A. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh là văn bản nghị luận, còn văn bản của Nguyên Hồng là văn bản thể loại hồi kí.

B. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, văn bản của Nguyên Hồng viết về chính nhà văn.

C. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng được viết ở hai thời điểm khác nhau.

D. Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôi.

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị)

b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) 

d)                                      Mai sau bể cạn non mòn

                                     À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

                                                                             (Bình Nguyên)

e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng (Nguyễn Đăng Mạnh)

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. 

a)

- Câu văn nêu ý tổng quát: "Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc."

- Câu văn phát triển ý: "Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. Khóc cả khi kể lại những khổ đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tỉnh thần do chính mình “hư cấu ” nên."

- Câu tổng kết: "Có thể nói môi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình"

b) - Biện pháp tu từ nổi bật : Ẩn dụ (dòng nước mắt nóng bỏng

- Tác dụng: nhấn mạnh vào tấm lòng nhân hậu, trái tim dễ rung động và giàu cảm xúc cảm thông với những mảnh đời cùng khổ của ông. 

Câu 2. 

Đáp án B (Cùng hội cùng thuyền) là thành ngữ phù hợp để chỉ mối quan hệ giữa những người lao động cùng khổ với nhà văn Nguyên Hồng?

Câu 3. 

Đáp án D (Văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản của Nguyên Hồng đều là những văn bản văn xuôikhông phải là điểm khác biệt giữa văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) với văn bản Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)?

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Nghĩa của các thành ngữ (in đậm):

a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến

b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu. 

c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.

d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ. 

e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Tham khảo dàn ý cơ bản sau và thêm vào các nội dung cụ thể (lí lẽ, dẫn chứng):

- Mở đoạn: giới thiệu khái quát về bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

- Thân đoạn: 

+ Cảm nghĩ về dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát (À ơi tay mẹ, Về thăm mẹ) hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

+ Giải thích vì sao em yêu thích.

- Kết đoạn: các yếu tố nội dung và nghệ thuật vừa nêu tác động đến tâm hồn, tình cảm của em như thế nào hoặc nêu bài học của cá nhân em sau khi học bài thơ.

 

………………………………………………..

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. Nội dung nào trả lời đúng câu hỏi: Truyện truyền thuyết là gì?

 A. Là truyện cổ dân gian có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

 B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

C. Là những câu chuyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kể về các loài vật và được nhân hoá như người; qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân

D. Là truyện cổ có sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo; kể về các nhân vật như nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh; người mang lốt vật,...

Câu 2. Yêu cầu nào không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết?

A. Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì 

B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?

C Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì?

D. Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào?

Câu 3. Xác định ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Ý nghĩa ấy còn có giá trị đối với cuộc sống hiện nay như thế nào? 

Câu 4. Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Câu 1: 

Mỗi từ ghép dưới đây được tạo ra bằng cách nào? 

làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau, ví dụ: núi non.

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau, ví dụ: hơn kém.

Câu 2. Yếu tố nào trong mỗi từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa các món ăn được gọi là bánh? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

bánh tẻ, bánh tai voi, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh nướng, bánh xốp, bánh bèo, bánh cốm, bánh tôm

a) Chỉ chất liệu để làm món ăn, ví dụ: bánh nếp.

b) Chỉ cách chế biến món ăn, ví dụ: bánh rán.

c) Chỉ tính chất của món ăn, ví dụ: bánh dẻo.

d) Chỉ hình dáng của món ăn, ví dụ: bánh gối.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. 

B. Là truyện cổ dân gian; có sử dụng yếu tố hoang đường, ki áo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương

Câu 2. 

Khi đọc truyện truyền thuyết, các em cần chú ý:

+ Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật? 

+ Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào? Đâu là chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo?

+ Truyện muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

Như vậy, đáp án D: Nhân vật chính thuộc kiểu nhân vật nào? không phải là yêu cầu khi đọc truyền thuyết

Câu 3. 

Ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng chủ yếu là nêu lên và ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng và tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ý nghĩa ấy luôn luôn hiện hữu và cần thiết với dân tộc ta, một dân tộc đã từng chịu nhiều ách xâm lăng, đô hộ. Và ngay cả trong thời bình, chúng ta vẫn cần nhớ về cội nguồn truyền thống anh hùng của cha ông, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Câu 4. 

Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất: yêu nước, dũng cảm và vô tư, không vụ lợi... Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Thánh (phong Thánh): bậc kí tài bậc nhất, khác thường có công lao to lớn, được nhân dân tôn vinh, lập đền, đình,… thờ cúng. Từ tên truyện là Thánh Gióng có thể thấy thái độ ngưỡng mộ, sùng bái, tôn kinh của người kể. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Câu 1.

Giữa các yếu tố trong mỗi từ ghép có mối quan hệ về nghĩa. Chẳng hạn, quan hệ giữa làng và xóm (trong từ làng xóm) là quan hệ giữa hai yếu tố gần nghĩa; còn quan hệ giữa trước và sau (trong từ trước sau) là quan hệ giữa hai yếu tố có nghĩa trái ngược nhau. Trên cơ sở đó, ta thấy, các từ ghép đã cho được tạo ra theo những cách sau:

a) Ghép các yếu tố có nghĩa gần hoặc giống nhau: làng xóm, tìm kiếm, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp. 

b) Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau: ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, phải trái.

Câu 2. 

a) Phân tích các từ ghép đã cho, có thể thấy mỗi từ đều có yếu tố chung đứng trước là bánh và yếu tố riêng (khác nhau) đứng sau nêu tên cụ thể của từng loại bánh. Vậy yếu tố riêng đứng sau nêu tên cụ thể từng loại bánh chính là yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh.

b) Xếp các yếu tố thể hiện sự khác nhau giữa các loại bánh vào các nhóm: 

- Chỉ chất liệu làm bánh: bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc, bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh tôm.

- Chỉ cách làm (chế biến): bánh nướng.

- Chỉ tính chất: bánh xốp.

- Chỉ hình dáng: bánh tai voi, bánh bèo.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Các em cần xác định: 

a) Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích và định viết bài văn kể lại là truyện nào? Truyện ấy có trong SGK Ngữ văn 6 đã học trên lớp hay tự đọc?

b) Liệt kê các nhân vật và sự kiện chính của câu chuyện với một số chi tiết cụ thể, nổi bật.

c) Xác định các nội dung trong mỗi phần (dự định nêu nội dung gì?)

- Mở bài:…

- Thân bài:...

- Kết bài:…

Lưu ý: có thể kể lại truyện một cách sáng tạo theo tưởng tượng và suy nghĩ của bản thân em.

Dàn ý tham khảo: Kể lại truyện Sự tích hoa cúc

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện Sự tích hoa cúc

2. Thân bài:

- Ngày xưa có một cặp mẹ con nghèo khó nhưng sống bên nhau êm đềm, không may người mẹ bị bệnh nặng không thuyên giảm, người con rất lo lắng và thương mẹ.

- Thấy tấm lòng hiếu thảo của người con Phật đã biến thành một ông lão tặng cho người con đóa hoa cúc 5 cánh, dặn đem về chăm sóc, hoa có bao nhiêu cánh, mẹ sống được chừng ấy năm.

- Thấy hoa chỉ có 5 cánh người con đã xé nhỏ vụn từng cánh cho đến khi không còn đếm được nữa, kể từ đó người mẹ khỏi bệnh và hai mẹ con sống với nhau hạnh phúc.

3. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

 

……………………………………………………..

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU

Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu”

"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...

Sau yêu cái chỗ con nằm

Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng

Yêu sao ngang dọc, dọc ngang

Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.

Thêm yêu dìu địu nước hoa

Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng

Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi

Bao ngày, bao tháng dần trôi

Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.

Để khi con vắng một hôm

Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.

Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

(NGUYỄN CHÍ THUẬT,

Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)

Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):

Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ năm chữ

D. Thể thơ bốn chữ

Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?

A. Người bố

B. Người con

C. Người mẹ

D. Người bà

Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời /

Bố thành vụng dại / trước lời hát ru

Cứ "À ơi, / gió mùa thu”

“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...

B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời

Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru

Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”

“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...

C. Ngày con / khóc tiếng chào đời 

Bố thành / vụng dại trước lời hát ru

Cứ "À /ơi, gió mùa thu” 

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

D. Ngày con khóc tiếng / chào đời

Bố thành vụng dại trước lời / hát ru

Cứ “À ơi, gió mùa thu” /

“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...

Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?

A. Con

B. Bao

C. Bố

D. Yêu

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ấn dụ

D. Liệt kê

Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?

A. Ngày con khóc tiếng chào đời

Bố thành vụng dại trước lời hát ru.

B. Và yêu một góc mặt bàn

Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.

C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”

Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi. 

D. Con ơi có biết bao điều

Sinh cùng con để bố yêu một đời.

Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau?

A. Đời - lời; ru - thu - u

B. Đời - ru; thu - u - vàng

C. Chào - hát; ru - thu - u

D. Đời - lời; hát - thu - u

Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?

A. Viết về tình cảm gia đình

B. Viết theo thể thơ lục bát

C. Diễn tả tâm trạng của người cha

D. Thể hiện tình cảm sâu nặng

Phần 2: Tạo lập văn bản (4 điểm) 

Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”. 

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,75 điểm. 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

A

D

C

D

A

C

Phần 2: Tạo lập văn bản (4 điểm) 

- Tạo lập đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ. 

- Nội dung đoạn văn cần nêu được cảm nghĩ cụ thể của học sinh về bài thơ và nêu lí do vì sao bài thơ đem lại cảm nghĩ đó cho bản thân. 

* Đoạn văn mẫu: 

Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha muốn gửi con. Ngày con sinh ra đời là ngày cha hạnh phúc nhất. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời.

 

…………………………………………………….

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. Nội dung nào không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích? 

A. Là loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc

B. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,

C. Truyện dân gian thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,... 

D. Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương 

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.

Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Câu 3. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?

Câu 4. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế." và "Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh" cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Câu 5. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Em hiểu thế nào là “kết thúc có hậu

Hãy nêu ví dụ về "kết thúc có hậu" của một vài truyện cổ tích mà em đã đọc. 

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Câu 1. Tìm thêm một số từ ghép tả

a) màu đỏ, ví dụ: đỏ au,…

b) màu xanh, ví dụ: xanh ngắt,…

c) màu trắng, ví dụ: trắng muối...

Câu 2. Xếp từ láy trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

- Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)

- Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)

- Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bộ gặm cỏ (Sọ Dừa)

a) Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật, ví dụ: lom khom

b) Gọi tà âm thanh, ví dụ: ríu rít.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1. 

Đáp án D: Là truyện cổ dân gian; kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử; giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích.

Câu 2. 

Hồn chằn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới giấu vào gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

- Từ đơn: hồn, bàn, kho, lỗi, bắt.

- Từ phức: lang thang, của cải, vu vạ (từ láy); chằn tinh, đại bàng, báo thù, nhà vua, ăn trộm (từ ghép). 

Câu 3

Tác dụng của các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thạch Sanh:

- Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai làm con vợ chồng nhà nọ → Khẳng định nguồn gốc cao quý của Thạch Sanh.

- Thạch Sanh giết chằn tinh và đại bàng (hai con vật có nhiều phép lạ) → khẳng định tài năng phi thường của Thạch Sanh

- Thạch Sanh cứu con trai vua Thủy Tề và được mời xuống chơi Thủy Cung → ước mơ của nhân dân: ở hiền sẽ gặp lành

- Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách vu oan cho Thạch Sanh → Sức sống dai dẳng của cái ác.

- Niêu cơm thần ăn mãi không hết → ước mơ về cuộc sống no đủ của nhân dân.

- Cây đàn thần giúp Thạch Sanh giải oan, làm cho đất nước hòa bình → tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa

=> Những chi tiết này nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời.

Câu 4. 

Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế." và "Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh" thể hiện ước mơ công lý xã hội (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.

Câu 5. 

Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. “Kết thúc có hậu” là những kết thúc tốt đẹp; thiện thắng ác, ngay thẳng thắng gian tà, ở hiền gặp lành,... Ví dụ, kết thúc truyện Thạch Sanh là Thạch Sanh được vua nhường lại ngôi, mẹ con Lý Thông bị sét đánh. Kết thúc truyện Tấm Cám là Tấm được làm hoàng hậu và Cám bị chết,…

Phần 2: Tiếng Việt (3 điểm) 

Câu 1. 

a) Màu đỏ: đỏ au, đỏ chói…

b) Màu xanh: xanh biếc, xanh ngắt…

c) Màu trắng: trắng muốt, trắng xoá…

Câu 2. 

- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hay vẫn hoặc cả âm đầu và vần giống nhau tạo thành.

- Từ láy trong những câu đã cho: lủi thủi, rười rượi, véo von, rón rén.

- Xếp từ láy trong những câu đã cho vào nhóm thích hợp:

+ Từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật: lủi thủi, rười rượi, rón rén.

Từ gợi tả âm thanh: véo von.

Phần 3: Làm văn (4 điểm) 

Kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” 

A. Mở bài:

- Cách 1: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ bằng cách hóa thân vào nhân vật Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự giới thiệu về mình và kể chuyện.

- Cách 2: giới thiệu hoàn cảnh nghe câu chuyện như nghe ông bà hoặc mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ sau đó dẫn dắt đến truyện “ Con Rồng cháu Tiên”

B. Thân bài:

- Kể về Lạc Long Quân:

   + Nguồn gốc xuất thân: con trai thần Long Nữ, cai quản vùng Lạc Việt..; bày tỏ suy nghĩ về nguồn gốc của mình: tự hào về nguồn gốc cao quý.

   + Tài năng của Lạc Long Quân: được dạy dỗ từ nhỏ, thuộc họ nhà Rồng, có sức khỏe phi thường, nhiều phép lạ.Có những hành động cao đẹp như diệt Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh…

- Kể về Âu Cơ:

   + Nguồn gốc: con gái thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc, lí do xuống vùng đất Lạc Việt dạo chơi, đây là vùng có nhiều hoa thơm cỏ lạ.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.

- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.

- Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng đàn con chia nhau cai quản các vùng đất

   + Lí do cuộc li biệt: sự khác nhau về điều kiện sinh sống, tập quán… của 2 giống Rồng-Tiên

   + Lạc Long Quân chia sẻ với Âu Cơ và đàn con những trăn trở của mình, quyết định chia nhau cai quản các vùng đất

   + Cuộc chia li diễn ra ngậm ngùi, da diết

- Lạc Long Quân từ biệt Âu Cơ và đưa 50 con trở về biển.Âu Cơ đưa 50 con lên rừng. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.

C. Kết bài:

- Cách 1: Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ tự nói lên suy nghĩ, cảm nhận của mình : tự hào, nhớ về nguồn gốc tổ tiên….

- Cách 2: Người kể nghe xong câu chuyện tự nói lên suy nghĩa, cảm nhận của chính mình: tự hào về nguồn gốc, cần biết đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.

 

…………………………………………

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

TÓC CỦA MẸ TÔI

(Phan Thị Thanh Nhàn)

Mẹ tôi hong tóc buổi chiều

Quay quay bụi nước bay theo gió đồng

Tóc dại mẹ xõa sau lưng

Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

 

Tóc sâu của mẹ tôi tìm

Ngón tay lần giữa ấm mềm yêu thương

Bao nhiêu sợi bạc màu sương

Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi.

 

Con ngoan rồi đấy mẹ ơi

Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh.

(Con muốn mặc áo đỏ đi chơi, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016)

Câu 1. Người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ xuất hiện qua các đại từ nào? 

A. Tôi, mẹ

B. Mę, con 

C. Tôi, con

D. Mẹ, tôi, con 

Câu 2. Nghĩa của từ “hong” trong bài thơ là gì?

A. Làm cho khô bằng cách trải ra chỗ có nắng. 

B. Làm cho khô đi bằng cách để ở chỗ thoáng gió 

C. Làm cho sạch bằng nước và các chất làm sạch 

D. Làm cho thẳng, mượt, sạch bằng cách dùng lược

Câu 3. Dòng thơ nào không trực tiếp nói về đặc điểm của tóc mẹ?

A. Tóc dài mẹ xoã sau lưng. 

B. Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen

C. Bao nhiêu sợi bạc màu sương

D. Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh 

Câu 4. Qua các dòng thơ trực tiếp nói về tóc mẹ, người con cho thấy điều gì ở mẹ của mình

A. Người mẹ vẫn còn trẻ 

B. Người mẹ đã già

C. Người mẹ rất vất vả 

D. Người mẹ rất giản dị 

Câu 5. Ở khổ 2, người con thể hiện tình cảm gì với mẹ?

A. Biết ơn, kính trọng mẹ 

B. Thương mẹ vì mẹ tảo tần, vất vả 

C. Lo lắng, sợ hãi khi thấy mẹ đã già

D. Quan tâm, thấu hiểu và cảm thấy có lỗi với mẹ 

Câu 6. Dòng nào sau đây chứa các cặp từ trái nghĩa?

A. Dài – bạc; dài – đen 

B. Bạc – đen; bạc – xanh

C. Bạc – sâu; sâu – sương 

D. Ấm – mềm; lo – buồn 

Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở các dòng thơ sau?

- Bao nhiêu sợi bạc chen cùng sợi đen.

- Bao nhiêu sợi bạc màu sương 

- Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh. 

A. Hoán dụ, tương phản 

B.  Ẩn dụ, hoán dụ 

C. So sánh, nhân hoá

D. Tương phản, so sánh 

Câu 8. Cặp từ “bao nhiêu – bấy nhiêu” trong hai dòng thơ “Bao nhiêu sợi bạc màu sương/ Bấy nhiêu lần mẹ lo buồn vì tôi” chỉ mối quan hệ gì?

A. Nguyên nhân – kết quả 

B. Điều kiện – kết quả 

C. Hộ ứng

D. Tăng tiến 

Câu 9. Người con ước điều gì qua dòng thơ “Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh”?

A. Người mẹ xinh đẹp hơn 

B. Người mẹ khoẻ mạnh hơn 

C. Người mẹ trẻ lại

D. Người mẹ không vất vả nữa

Câu 10. Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của bài thơ? 

A. Sử dụng thể thơ lục bát với giọng điệu trữ tình tha thiết.

B. Kết hợp giữa các phương thức biểu cảm với tự sự và miêu tả.

C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ. 

D. Có nhiều câu thơ mang tính suy ngẫm, triết lí 

Phần 2: Tự luận (6 điểm) 

Câu 1. Hãy hình dung hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc của tác giả trong bài thơ. 

Câu 2. Người con bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong bài thơ? 

Câu 3. Em nhận xét như thế nào về mong ước của người con qua hai dòng thơ cuối bài?

Câu 4. Bài thơ khơi gợi ở em những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình? Em mong muốn làm điều gì cho mẹ?

ĐÁP ÁN

Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

D

B

D

B

A

C

C

D

Phần 2: Tự luận (6 điểm) 

Câu 1. Hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc của tác giả trong bài thơ: Vào một buổi chiều, người con ngắm nhìn mẹ hong tóc sau khi gội đầu. Thấy tóc mẹ đã bạc nhiều, người con cảm thấy có lỗi với mẹ và mong ước mẹ được trở lại.

Câu 2. Người con cảm thấy buồn bã, xót xa khi thấy mẹ đã già; thấy ân hận vì mình đã để mẹ phải lo buồn nhiều; ước mong mẹ trẻ lại để được ở mãi bên mẹ và sẽ vâng lời mẹ để mẹ vui lòng. 

Câu 3. Đó là mong ước chân thành, tha thiết của người con, thể hiện sự hối lỗi và tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ.

Câu 4. HS tự nêu những cảm xúc, suy nghĩ gì về người mẹ của mình sau khi đọc bài thơ và điều mà mình mong muốn làm cho mẹ.

Ví dụ: Yêu thương mẹ nhiều hơn. Mong mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ,…

 

…………………………………………

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :

– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .

Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?   

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?  

Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.  

Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.   

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.  

Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….   

Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.  

Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống. 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): 

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. 

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. 

- Triển khai các ý như: 

+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.   

+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo 

+ Hiện trạng ngày nay 

+ Bài học cho bản thân.   

Câu 2 (5 điểm): 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. 

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng” 

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. 

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …  

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,… 

 

…………………………………………

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần 1: Trắc nghiệm (4 điểm) 

Câu 1. Dòng nào nêu đúng đặc điểm du kí được thể hiện ở văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

A. Ghi lại lại các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

B. Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

C. Ghi lại lại một cách tự do những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cá nhân của các giả về con người và sự việc cụ thể.

D. Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thể mà tác giả đã trải qua.

Câu 2. Tính xác thực của du kí trong văn bản trên được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây? 

A. Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, sen ngạo nghễ khoe giữa năn lác. 

B. Không chen chúc chật chội, chúng chiếm những không gian rộng lớn, bát ngát chỉ mình sen.

C. Trước đó, tôi nghĩ tràm là cách gọi một vùng đất nổi lên, như một cái vườn giữa hàng ngàn héc ta nước và ở đó có nhiều chim.

D. Từ thành phố Cao Lãnh, Hữu Nhân chở tôi bằng xe máy gần buổi sáng thi đến khu di tích Gò Tháp. 

Câu 3. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Tác giả kể lại câu chuyện phiêu lưu nghe được khi về Đồng Tháp Mười.

B. Tác giả kể lại những hồi ức về tuổi thơ của mình ở Đồng Tháp Mười. 

C. Tác giả kể lại cuộc du ngoạn thăm Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi.

D. Người có tên Hữu Nhân kể lại cuộc du ngoạn cùng tác giả về Đồng Tháp Mười. 

Câu 4. Văn bản viết về chuyến đi đến đâu? Đi bằng phương tiện gì? Thái độ và cảm xúc

của người viết ra sao?

A. Đi Đồng Tháp Mười; bằng xe máy; háo hức và say mê 

B. Đi Đồng Tháp Mười; bằng xuồng máy, vui vẻ và phấn khởi 

C. Đi thành phố Cao Lãnh, bằng xe ô tô; tự hào và sung sướng

D. Đi Tràm Chim, bằng xuống ba lá; tò mò và hồi hộp 

Câu 5. Câu nào nêu đúng ý nghĩa khái quát rút ra từ văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi? 

A. Đồng Tháp Mười thực sự là mảnh đất của những rừng tràm. 

B. Đồng Tháp Mười thực sự là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử. 

C. Đồng Tháp Mười thật là một địa phương có nhiều kênh rạch. 

D. Đồng Tháp Mười thực sự là một địa danh nổi tiếng và hấp dẫn. 

Phần 2: Tự luận (6 điểm) 

Câu 1. Giải thích ngắn gọn vì sao văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi lại là thể du kí.

Câu 2. Tại sao người kể trong văn bản trên phải là ngôi thứ nhất? 

Câu 3. Trong văn bản trên người viết đã ghi lại những gì về Đồng Tháp Mười? 

Câu 4. Theo em, văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi mang lại cho người đọc những điều gì thú vị? Điều gì có ý nghĩa nhất đối với bản thân em?

Câu 5. Nếu giới thiệu cảnh vật thiên nhiên, di tích lịch sử và sản vật nổi tiếng của quê hương mình; em sẽ nêu những gì với bạn bè hoặc khách du lịch?

ĐÁP ÁN

Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm) 

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

A

D

Phần 2: Tự luận (6 điểm) 

Câu 1. 

- Du kí thường ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

- Nội dung du kí thường ghi lại các cảnh vật thiên nhiên, con người, sản vật (đồ ăn, thức uống,...) nổi bật của một vùng đất nào đó.

Câu 2. 

Vì hồi kí và du kí đều có chung đặc điểm này, người kể đều ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

Câu 3. 

Từ văn bản, có thể thấy tác giả đã viết khá sinh động về một vùng đất nổi tiếng - Đồng Tháp Mười – với những nội dung chính như:

– Cảnh sắc thiên nhiên: kênh rạch, rừng tràm Tràm Chim, đầm sen,... 

– Di tích lịch sử: khu Gò Tháp. 

– Sản vật: cá linh, bông điển điển,...

Câu 4. 

Điều thú vị mà văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi mang lại cho người đọc nói chung là những thông tin về một vùng đất có nhiều cảnh vật, sản vật nổi tiếng, hấp dẫn tất cả du khách.

Câu 5. Nếu giới thiệu cảnh vật thiên nhiên, di tích lịch sử và sản vật nổi tiếng của quê hương mình; em sẽ nêu: 

– Cảnh sắc thiên nhiên

– Di tích lịch sử

– Sản vật

 

………………………………………………….

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. 

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? 

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? 

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. 

Đáp án

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự. 

Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.   

Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. 

Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống: 

+ Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập. 

+ Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.   

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) 

Câu 1 (2 điểm): 

- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu. 

- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập. 

- Triển khai các ý như: 

+ Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống. 

+ Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, …. 

+ Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán. 

+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,… 

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy. 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3. 

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc. 

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,… 

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,… 

 

………………………………………….

 

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án (10 đề) - Cánh diều - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai? 

A. Viên quan

B. Em bé

C. Vua

D. Cha em bé

Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?

A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh

B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên

C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh

D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua

Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật bất hạnh 

B. Nhân vật có tài năng

C. Nhân vật ngốc nghếch 

D. Nhân vật thông minh

Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?

A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự

B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án

C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi

D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ

Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?

A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo

B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên

C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán

D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn

Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?

A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé

B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh

C. Vua rất quý trọng những người thông minh

D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo

Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?

A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua

B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé

C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố

D. Sự thông minh, trí khôn của con người

Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào?

A. Không có các chi tiết đời thường 

B. Không có các chi tiết thần kì

C. Kết thúc có hậu 

D. Có nhân vật vua

Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là:

A. Có nhân vật anh hùng

B. Có nhân vật gian ác

C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng

D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc

Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:

a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.

b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.

Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

D

D

A

C

C

D

B

C

Câu 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào. 

Tài liệu có 38 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống