Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28 (Chân trời sáng tạo): Nấm

Tải xuống 12 3.3 K 12

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Nấm chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Nấm

Mở đầu

Mở đầu trang 124 SGK KHTN lớp 6: Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm gây độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?

Lời giải:

Các loại nấm có đặc điểm cấu tạo khác nhau nên sẽ có những vai trò khác nhau.

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 124 SGK KHTN lớp 6: 1. Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống.

2. Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được.

Lời giải:

1. Tên một số loại nấm thường gặp trong cuộc sống là: nấm mỡ, nấm rơm, nám hương, nấm sò, nấm kim châm,…

2. 

- Sợi nấm mốc:

Bài 28: Nấm

- Nấm rơm:

Bài 28: Nấm

- Nấm thông:

Bài 28: Nấm

Hình thành kiến thức mới 2 trang 125 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 28.1, 28.2 và trả lời câu hỏi từ 3 – 5

3. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm.

4. Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuộc nhóm nấm đảm hay nấm túi?

5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

Bài 28: Nấm

Bài 28: Nấm

Lời giải:

3. Nấm có dạng sợi. Phần “cây nấm” mà chúng ta quan sát hoặc ăn hàng ngày là cơ quan sinh sản của nấm.

4. 

- Phân biệt nấm túi và nấm đảm:

+ Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm.

+ Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi.

- Trong các đại diện nấm mà em quan sát thì:

+ Nấm hương, nấm rơm, nấm thông là nấm đảm

+ Nấm mốc, nấm men là nấm túi

5. Điểm khác biệt của nấm độc so với các nấm khác là:

+ Nấm độc có màu sắc sặc sỡ hơn

+ Nấm độc có bao gốc nầm và vòng cuống nấm rõ ràng

Hình thành kiến thức mới 3 trang 126 SGK KHTN lớp 6Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loại nấm còn lại? Từ đó em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào.

Lời giải:

- Nấm men chỉ có một tế bào trong khi nấm độc đỏ hoặc nấm hương được cấu tạo từ nhiều tế bào.

→ Nấm đơn bào là nấm được cấu tạo bởi một tế bào mà nấm đa bào là nấm được cấu tạo bởi nhiều loại tế bào.

Hình thành kiến thức mới 4 trang 127 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên.

Bài 28: Nấm

Lời giải:

Vai trò của nấm trong tự nhiên là:

- Phân giải xác sinh vật và các chất hữu cơ

- Là thức ăn cho một số sinh vật khác

Hình thành kiến thức mới 5 trang 127 SGK KHTN lớp 6Từ thông tin gợi ý trong hình 28.4, em hãy nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người.

Bài 28: Nấm

Lời giải:

Vai trò của nấm đối với đời sống:

- Làm thực phẩm

- Sản xuất bia, rượu

- Làm thuốc, thực phẩm chức năng

- Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ nấm mốc

Hình thành kiến thức mới 6 trang 128 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào?

Bài 28: Nấm

Lời giải:

Tên bệnh

Biểu hiện

Nấm da tay

Xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy ngứa, nhức, cảm giác nóng rát lòng bàn tay

Nấm mốc cá

Trên da cá xuất hiện vùng trắng xám, chuyển dần sang các búi trắng như bông, cá bơi lội bất thường, da tróc vảy

Viêm phổi do nấm

Sốt cao kéo dài, ho khan, đau ngực, khó chịu ở ngực

Mốc xám ở dâu tây

Xuất hiện những đốm màu nâu sáng, sau đó lan rộng ra cả quả, phủ một lớp mốc xám và làm cho quả bị khô

Hình thành kiến thức mới 7 trang 128 SGK KHTN lớp 6Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

Bài 28: Nấm

Lời giải:

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra là:

- Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

- Tiếp xúc với cơ thể nhiễm bệnh

- Dùng chung đồ dùng với người bệnh

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

- Tiếp xúc với bụi, đất chứa nấm gây bệnh

Hình thành kiến thức mới 8 trang 130 SGK KHTN lớp 6: 11. Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ?

12. Có ý kiến cho rằng: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm.” Theo em ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

Lời giải:

11. Người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ vì môi trường sống của nấm rơm là rơm, rạ.

12. Ý kiến trên sai. Bởi vì:

- Nơi trồng nấm phải là nơi thoáng mát và sạch sẽ. 

+ Sạch sẽ ở đây có nghĩa là phải xa nơi gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà vịt,...). 

+ Những nơi này thường bẩn, không thích hợp với điều kiện sống của nấm rơm

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 126 SGK KHTN lớp 6: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết.

Lời giải:

Một số loại nấm ăn được mà em biết là: nấm hương, nấm mỡ, nấm thông, nấm sò, nấm đùi gà, nấm kim châm,…

Luyện tập 2 trang 128 SGK KHTN lớp 6: Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm.

Lời giải:

Biện pháp phòng tránh:

- Không tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh

- Không dùng chung đồ dùng với người khác

- Diệt nấm cho vật nuôi

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn đất, nguồn nước ô nhiễm

Vận dụng

Vận dụng trang 130 SGK KHTN lớp 6: Nấm men được ứng dụng vào trong những lĩnh vực nào của đời sống con người?

Lời giải:

Nấm men có ứng dụng: 

- Nấm men được sử dụng để sản xuất ethanol cho đồ uống có cồn như bia, rượu.

- Tạo chất men trong làm bánh và cũng như thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người ăn chay.

Bài tập

Bài 1 trang 130 SGK KHTN lớp 6: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ.

Lời giải:

- Nấm đơn bào và nấm đa bào: 

+ Nấm đơn bào cấu tạo từ một tế bào

+ Nấm đa bào cấu tạo từ nhiều tế bào

Ví dụ: nấm men (nấm đơn bào) và nấm mỡ (nấm đa bào)

- Nấm đảm và nấm túi:

+ Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm

+ Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi

Nấm sò (nấm đảm) và nấm bụng dê (nấm túi)

- Nấm độc và nấm không độc:

+ Nấm độc có màu sắc sặc sơ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc

+ Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm

Ví dụ: nấm độc đỏ (nấm độc) và nấm hương (nấm không độc)

Bài 2 trang 130 SGK KHTN lớp 6: Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc xung quanh em.

Lời giải:

- Nấm mốc thường xuất hiện vào những ngày nồm ẩm, độ ẩm không khí cao.

- Nấm mốc thường xuất hiện ở những khu vực ẩm, thiếu ánh sáng như góc tường, góc nhà, mặt sau tủ, giường gỗ,…

Bài 3 trang 130 SGK KHTN lớp 6: Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người.

Lời giải:

Biện pháp:

- Không dùng chung đồ dùng với người khác.

- Không tiếp xúc trực tiếp với người, hoặc vật nuôi bị bệnh.

Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống