Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều

Tải xuống 11 1.6 K 3

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông trang 42, 43, 44, 45, 46 chi tiết Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Cánh diều. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 42)

Bạn và gia đình đã từng sử dụng những phương tiện giao thông nào để đi lại?

Trả lời:

Em và gia đình đã từng sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay để đi lại.

1. Các loại đường giao thông

Quan sát (trang 42)

Hãy kể tên các loại đường giao thông trong những hình dưới đây.

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Đường bộ

Hình 2: Đường thuỷ

Hình 3: Đường hàng không

Hình 4: Đường sắt

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 42)

Hãy giới thiệu các loại đường giao thông có ở địa phương em.

Trả lời:

Ở địa phương em có các loại đường giao thông là: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ

2. Một số phương tiện giao thông

Quan sát (trang 43)

Nói tên phương tiện giao thông trong mỗi hình dưới đây và cho biết phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào.

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Trả lời:

Hình 1: Xe ô tô đi trên đường bộ.

Hình 2: Tàu thuỷ đi trên đường thuỷ.

Hình 3: Máy bay đi trên đường hàng không.

Hình 4: Xe máy đi trên đường bộ.

Hình 5: Sà lan đi trên đường thuỷ.

Hình 6: Tàu hoả đi trên đường sắt.

Hình 7: Xe đạp đi trên đường bộ.

Hình 8: Thuyền đi trên đường thuỷ.

Hình 9: Xích lô đi trên đường bộ.

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 43)

Câu 1 trang 43 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Ở địa phương em, người dân thường đi lại bằng những phương tiện giao thông nào? Chúng có tiện ích gì?

Trả lời:

Ở địa phương em, người dân thường đi lại bằng xe đạp, xe máy và ô tô.

Chúng giúp cho chúng ta di chuyển nhanh hơn và không mất nhiều sức lực. Đôi khi, các phương tiện giao thông còn giúp ta rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa.

Câu 2 trang 43 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích đi bằng máy bay. Bởi vì: 

- Em thích được bay lên trời để ngắm mây trắng và ngắm làng, xóm từ trên cao. 

- Đi bằng máy bay rất nhanh, tiết kiệm được thời gian.

Thực hành, xử lí tình huống (trang 44)

Thu thập thông tin và trao đổi về tiện ích của một số phương tiện giao thông.

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Trả lời:

- Xe đạp có tiện ích là:

 + Phù hợp với các bạn học sinh để đi học.

 + Phù hợp với các ông, bà.

 + Xe đạp rất gọn và nhẹ.

- Xe máy có tiện ích là:

 + Di chuyển nhanh.

 + Di chuyển tốt trong đường hẹp, bé, nhiều chướng ngại vật.

 + Dễ dàng sử dụng và điều khiển.

- Tàu thuỷ có tiện ích là:

 + Dễ dàng di chuyển ra các đảo, vịnh.

 + Chở được rất nhiều người.

 + Giúp người ngư dân dễ dàng đánh bắt thủy, hải sản.

- Máy bay có tiện ích là:

 + Di chuyển quãng đường xa với thời gian nhanh nhất trong các loại phương tiện.

 + Có thể chở được rất nhiều người.

Trò chơi (trang 44)

“Đố bạn”

Phương tiện giao thông nào có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường?

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Trả lời:

Các phương tiện giao thông có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường là:

- Xe đạp điện

- Xe máy điện

- Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời

- Xe máy chạy bằng năng lượng mặt trời

Những kiến thức chủ yếu của mỗi phần hoặc bài học (trang 44)

Có bốn loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Mỗi phương tiện giao thông thường đi trên một loại đường giao thông phù hợp.

3. Một số loại biển báo giao thông

Quan sát (trang 45)

Câu 1 trang 45 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Có những loại biển báo giao thông nào? Kể tên các biển báo giao thông theo từng loại.

Trả lời:

Có các loại biển báo giao thông như: biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm.

Tên các biển báo giao thông theo từng loại là:

- Biển báo chỉ dẫn: 

 + Hình 1: Đường dành cho người đi bộ sang ngang

 + Hình 4: Bến xe buýt

- Biển báo cấm:

 + Hình 2: Cấm người đi bộ

 + Hình 5: Cấm ô tô

- Biển báo nguy hiểm

 + Hình 3: Giao nhau với đường sắt có rào chắn

 + Hình 6: Đá lở

Câu 2 trang 45 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Tìm điểm giống nhau của các biển báo trong mỗi loại biển báo giao thông.

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Trả lời:

Các biển báo chỉ dẫn có điểm giống nhau là:

- Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

- Có nền biển báo màu xanh da trời.

- Hình vẽ trên biển có nền trắng, hình màu đen.

Các biển báo cấm có điểm giống nhau là:

- Có hình tròn.

- Có viền màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.

- Có đường gạch chéo màu đỏ.

Các biển báo nguy hiểm có điểm giống nhau là:

- Có dạng hình tam giác.

- Có viền màu đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen

Trả lời câu hỏi hoặc thảo luận (trang 45)

Kể tên biển báo khác thuộc ba loại biển báo trên.

Trả lời:

Tên các biển báo chỉ dẫn là: chỗ quay xe, nơi đỗ xe, đường một chiều, dành cho người tàn tật, đường cao tốc, di tích lịch sử, khách sạn, bệnh viện, bến xe điện, trạm xăng.

Tên các biển báo cấm là: cấm xe tải, cấm xe gắn máy, cấm xe súc vật kéo, cấm xe thô sơ, cấm đi ngược chiều, cấm vượt, cấm quay đầu, cấm rẽ phải, cấm rẽ trái, đường cấm.

Tên các biển báo nguy hiểm là: cầu hẹp, đường trơn, đường cao tốc phía trước, giao nhau có tín hiệu đèn, giao nhau với đường sắt không có rào chắn, bến phà, dốc xuống nguy hiểm.

Thực hành, xử lí tình huống (trang 46)

Bài 8: Đường và phương tiện giao thông hay nhất

Câu 1 trang 46 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây thì em sẽ làm gì? 

Trả lời:

Hình 1: Nếu là bạn nam ở trong hình, em sẽ bảo bạn nữ không được chạy sang đường vì có tàu sắp đến. Em sẽ giải thích cho bạn rằng như vậy là rất nguy hiểm.

Hình 2: Nếu là em gái trong hình, em sẽ bảo anh không được đi đường đó vì có biển báo cấm đi ngược chiều. Em sẽ khuyên anh nên đi đường khác cho đúng luật và giải thích cho anh nếu đi ngược chiều sẽ rất nguy hiểm.

Câu 2 trang 46 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Hãy trao đổi trong nhóm và cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống.

Trả lời:

Học sinh đóng vai xử lí tình huống theo sự hướng dẫn của giáo viên. 

Câu 3 trang 46 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 - Cánh diều: Theo em, vì sao chúng ta cần phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông?

Trả lời:

Chúng ta cần phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông, bởi vì:

- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

- Tránh được các tai nạn giao thông cho chính bản thân và những người xung quanh.

- Giúp cho giao thông luôn thông thoáng, không ùn tắc.

Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 46)

Khi tham gia giao thông, bạn nhớ tuân theo quy định của các biển báo giao thông để đảm bảo an toàn nhé!

Xem thêm
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 1)
Trang 1
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 2)
Trang 2
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 3)
Trang 3
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 4)
Trang 4
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 5)
Trang 5
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 6)
Trang 6
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 7)
Trang 7
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 8)
Trang 8
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 9)
Trang 9
Giải SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 trang 42, 43, 44, 45, 46 Bài 8: Đường và phương tiện giao thông – Cánh diều (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống