Bộ 20 Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 - 2024

Mua tài liệu 30 4.7 K 63

Tài liệu Bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 học kì 1 có đáp án năm học 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức gồm 4 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Lịch Sử và Địa Lí  6 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6. Mời các bạn cùng đón xem:

Mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) - Kết nối tri thức - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc?

A. Cung A Phòng.

B. Tử Cấm Thành.

C. Di hòa viên.

D. Vạn Lý Trường Thành.

Câu 2. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường

A. luật pháp.

B. chiến tranh.

C. ngoại giao. 

D. đồng hóa văn hóa.

Câu 3. Cơ quan nào dưới đây của Hi Lạp cổ đại có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Đại hội nhân dân.

B. Tòa án 6000 người.

C. Hội đồng 500 người.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 4. Công trình kiến trúc tiêu biểu ở La Mã cổ đại là

A. thành Ba-bi-lon.

B. kim tự tháp Kê-ốp.

C. chùa hang A-gian-ta.

D. đấu trường Cô-li-dê.

Câu 5. Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như:

A. Ba-bi-lon, Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa…

B. Ba-bi-lon, U-rúc, Đva-ra-va-ti, Sri-kse-tra…

C. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

D. A-ten, Lang-ka-su-tra, Ma-lay, Chân Lạp…

Câu 6. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này

A. là trung tâm của thế giới.

B. tiếp giáp với Trung Quốc.

C. là “ngã tư đường” của thế giới.

D. tiếp giáp với Ấn Độ.

Câu 7. Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me được hình thành ở

A. đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a hiện nay.

B. lưu vực sông Mê Nam.

C. lưu vực sông I-ra-oa-đi.

D. đảo Su-ma-tra của In-đô-nê-xi-a hiện nay.

Câu 8. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. gia vị.

B. nho.

C. chà là.

D. ôliu.

Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện yêu cầu: “Phía đông đảo Boóc-nê-ô đã phát hiện được bảy chiếc cột đá có khắc chữ Sanskrit (chữ Phạn)… Hiện vật gốm (Hán) trong những mộ táng ở Boóc-nê-ô cho thấy mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ thời Hán” (Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, tr.57).

Yêu cầu: Đoạn tư liệu trên cho biết điều gì về tình hình kinh tế của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với Ấn Độ.

B. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

C. Giao lưu buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Không có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài.

Câu 10. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, những tôn giáo nào đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Đạo giáo, Hồi giáo.

C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

D. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

Câu 11. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ hình nêm.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tôn giáo riêng của mình.

B. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

C. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.

D. Các loại hình điêu khắc chủ yếu ở Đông Nam Á là: phù điêu, tượng thần, Phật.

Câu 13. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Câu 14. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.

B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.

C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.

D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 16. Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.

B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.

C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.

D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 17. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.

Câu 18. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

A. Hang động caxtơ.

B. Các đỉnh núi cao.

C. Núi lửa, động đất.

D. Vực thẳm, hẻm vực.

Câu 19. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

A. mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

Câu 20. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có điểm gì khác biệt?

b. Nêu 4 thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn còn được bảo tồn/sử dụng đến ngày nay.

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

Hình ảnh về những bồn hoa, lẵng hoa trước cửa lớp học ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-D

2-B

3-A

4-D

5-C

6-C

7-B

8-A

9-C

10-A

11-B

12-A

13-D

14-A

15-B

16-C

17-C

18-A

19-B

20-A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

(3,0

điểm)

* Điểm khác biệt trong tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã là:

- Ở Hy Lạp, nền dân chủ được duy trì trong suốt thời kì cổ đại. 

- Ở La Mã có sự thay đổi từ thể chế cộng hòa sang đế chế. Từ cuối thế kỉ I TCN đến thế kỉ V, thể chế quân chủ được xác lập, đứng đầu là hoàng đế.

 

0,5

0,5

* 4 thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã…

- Dương lịch.

- Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin.

- Các định lí, định đề khoa học, như: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít…

- Các công trình kiến trúc: đền Pác-tê-nông; đấu trường Cô-li-dê…

* Lưu ý: học sinh có thể nêu các ví dụ khác. 

 

0,5

0,5

0,5

 

0,5

2 (2,0 điểm)

- Vai trò của quá trình nội sinh: Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,..., tạo ra những dạng địa hình lớn (dãy núi, khối núi cao,…).

- Vai trò của quá trình ngoại sinh: Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

1,25

 

0,75

 

 

 

 

................................................

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) - Kết nối tri thức - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?

A. Ly Tao.

B. Kinh Thi.

C. Thiên vấn.

D. Sở từ.

Câu 2. Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc (năm 221 TCN) thông qua con đường

A. chiến tranh.

B. ngoại giao. 

C. luật pháp.

D. đồng hóa văn hóa.

Câu 3. Ai là tác giả của hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Hô-mê.

B. Pô-li-bi-út.

C. Hê-rô-đốt.

D. Pi-ta-go.

Câu 4. Công trình kiến trúc tiêu biểu ở La Mã cổ đại là

A. đền Pác-tê-nông.

B. thành Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.

D. Vạn lí trường thành.

Câu 5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ II TCN. 

B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN. 

D. Thế kỉ X TCN.

Câu 6. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì: khu vực này

A. là trung tâm của thế giới.

B. tiếp giáp với Trung Quốc.

C. là “ngã tư đường” của thế giới.

D. tiếp giáp với Ấn Độ.

Câu 7. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp.                                              

B. Âu Lạc.

C. Văn Lang.                                              

D. Sri Vi-giay-a.

Câu 8. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A. gia vị.

B. nho.

C. chà là.

D. ôliu.

Câu 9. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…

D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.

Câu 10. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 11. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la. 

D. Vê-đa.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào.

B. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được chữ viết riêng.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Câu 13. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Câu 14. Trái Đất có dạng hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình cầu.

D. Hình bầu dục.

Câu 15. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động 

A. xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

B. tự quay quanh trục của Trái Đất.

C. xung quanh các hành tinh của Trái Đất.

D. tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 16. Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

A. Mùa xuân.

B. Mùa thu.

C. Mùa đông.

D. Mùa hạ.

Câu 17. Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

A. 10000C.

B. 50000C.

C. 70000C.

D. 30000C.

Câu 18. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng các phản ứng hóa học.

D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Câu 19. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, biển tiến. 

C. Núi lửa, sóng thần. 

D. Động đất, hẻm vực.

Câu 20. Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

A. Cao nguyên.

B. Đồng bằng.

C. Đồi.

D. Núi.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (có thể lập bảng so sánh).

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-C

5-B

6-C

7-D

8-A

9-D

10-C

11-A

12-B

13-A

14-C

15-B

16-D

17-B

18-B

19-A

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

điểm)

* Thuận lợi:

- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

 

1,0

 

 

0,5

* Khó khăn:

- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đá, bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).

- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư, khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia, vì vậy diện tích mỗi nước khá nhỏ.

 

1,0

 

 

 

 

 

0,5

2 (2,0 điểm)

Lớp

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

Độ

dày

5km - 70km.

2900km.

3400km.

 

 

 

Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. 

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

- Tồn tại ở trạng thái rắn.

Chia thành 2 tầng:

- Manti trên ở trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới ở trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài ở ở thể lỏng.

+ Nhân trong vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe (còn gọi: nhân Nife).

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C.

Từ 15000C đến 47000C.

Khoảng 50000C.

 

 

0,5

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

............................................................

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) - Kết nối tri thức - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên

A. đất sét, gỗ.

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ. 

D. gạch nung, đất sét.

C. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Câu 2. Các con sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào, bồi tụ nên nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ… là điều kiện tự nhiên thuận lợi để cư dân Trung Quốc cổ đại phát triển ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Thủ công nghiệp.

B. Thương nghiệp.

C. Nông nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thành tựu của cư dân Hi Lạp cổ đại?

A. Định luật bảo toàn năng lượng.

B. Định lí Pi-ta-go.

C. Định luật Ác-si-mét.

D. Tiên đề Ơ-clít.

Câu 4. Dưới thời kì đế chế, quyền lực ở La Mã tập trung trong tay

A. Viện Nguyên lão.

B. Đại hội nhân dân.

C. Hoàng đế.

D. Toàn án 6000 thẩm phán.

Câu 5. Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như:

A. Ba-bi-lon, Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa…

B. Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

C. Ba-bi-lon, U-rúc, Đva-ra-va-ti, Sri-kse-tra…

D. A-ten, Lang-ka-su-tra, Ma-lay, Chân Lạp…

Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau và thực hiện yêu cầu: “Ở Thái Lan, tại di chỉ khaorm cổ Pông-túc (thế kỉ III – IV), đã phát hiện được hai cánh hoa bằng vàng rất giống với những mảnh vàng ở Óc Eo. Ngoài ra, tại đây còn phát hiện được một số mảnh gốm, một số pho tượng Phật nhỏ bằng đồng, một đèn lồng kiểu La Mã”. (Theo Lương Ninh, Đông Nam Á – Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay, NXB Chính trị Quốc gia – sự thật, tr.59).

Yêu cầu: Đoạn tư liệu trên cho biết điều gì về tình hình kinh tế của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với La Mã.

B. Chỉ đặt quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

C. Không có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài.

D. Giao lưu buôn bán với nhiều nước trong và ngoài khu vực.

Câu 7. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.

Câu 8. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp.

B. Văn Lang.

C. Âu Lạc.

D. Sri Vi-giay-a.

Câu 9. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…

D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.

Câu 10. Khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam) chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc của tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 11. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng tới tín ngưỡng truyền thống nào của cư dân Đông Nam Á?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) | Kết nối tri thức

A. Tín ngưỡng phồn thực.

B. Tục cầu mưa.

C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Tín ngưỡng thờ thần – vua.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tôn giáo riêng của mình.

B. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Câu 13. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Câu 14. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

A. Sao Kim.

B. Sao Thủy.

C. Trái Đất.

D. Sao Hỏa.

Câu 15. Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là

A. 17 giờ.

B. 15 giờ.

C. 19 giờ.

D. 21 giờ.

Câu 16. Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

A. Khó xác định.

B. Dài nhất.

C. Bằng ban đêm.

D. Ngắn nhất.

Câu 17. Lục địa nào sau đây trên Trái Đất có diện tích lớn nhất?

A. Lục địa Nam Mĩ.

B. Lục địa Phi.

C. Lục địa Bắc Mĩ.

D. Lục địa Á - Âu.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 19. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu 20. Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây

A. lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

B. công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

C. công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

D. thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Nêu những điểm chung về điều kiện tự nhiên giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại.

b. Theo em, điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại?

Câu 2 (2,0 điểm). Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) | Kết nối tri thức 

Gương Hiệu trưởng có nhiều đóng góp trong xây ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-A

4-C

5-B

6-D

7-B

8-D

9-A

10-C

11-B

12-A

13-C

14-B

15-A

16-B

17-D

18-C

19-B

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

điểm)

* Điểm chung về điều kiện tự nhiên….:

- Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...

- Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...

-  Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

- Giàu tài nguyên thiên nhiên.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

Tác động của điều kiện tự nhiên…

Tác động tới sự hình thành nhà nước:

Do đất đai canh tác xấu, nên phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân hóa xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời.

Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.

- Tác động tới đời sống kinh tế:

+ Đất đai ít, khô cứng nên nông nghiệp không phát triển mạnh.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

0,25

 

0,5

2

(2,0

điểm)

-  Ở các khách sạn thường là nơi có nhiều khách du lịch các nước trên thế giới. Việc treo nhiều đồng hồ ở một số địa điểm khác nhau giúp khách du lịch tiện theo dõi giờ. 

- Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất sẽ có giờ không giống nhau. Ví dụ trên các đồng hồ có ghi ở Lốt An-giơ-lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, Tô-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. 

- Cách tính giờ ở Hà Nội (múi giờ số 7), cách múi giờ số 0 (Luân Đôn) là 7 giờ; trên đồng hồ treo tường ta thấy Luân Đôn là 10 giờ 30 phút -> Hà Nội là: 10h30’ + 7h = 17h30’.

-> Đồng hồ ở Hà Nội sẽ chỉ thời gian là: 5 (17) giờ 30 phút.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

1,0

 

..........................................................

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) - Kết nối tri thức - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là

A. Vạn Lý Trường Thành.

B. Ngọ Môn.

C. Tử Cấm Thành.                      

D. Luỹ Trường Dục.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào?

A. Thủ công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Mậu dịch hàng hải.

Câu 3. Cơ quan nào dưới đây của Hi Lạp cổ đại có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

B. Viện Nguyên lão.

C. Hội đồng 500 người.

D. Đại hội nhân dân.

Câu 4. Dưới thời kì đế chế, quyền lực ở La Mã cổ đại tập trung trong tay

A. Viện Nguyên lão.

B. Đại hội nhân dân.

C. Hoàng đế.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 5. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào?

A. Lúa mì.

B. Lúa nước.

C. Ôliu.

D. Nho.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Thương mại đường biển rất phát triển.

D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

Câu 7. Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me được hình thành ở

A. đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a hiện nay.

B. lưu vực sông Mê Nam.

C. lưu vực sông I-ra-oa-đi.

D. đảo Su-ma-tra của In-đô-nê-xi-a hiện nay.

Câu 8. Các vương quốc Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram… phát triển chủ yếu dựa vào ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Thương mại đường biển.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 9. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các

A. thành phố hiện đại.

B. thương cảng.

C. công trường thủ công. 

D. trung tâm văn hoá.

Câu 10. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á?

A. Ấn Độ giáo. 

B. Đạo giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng phồn thực.

B. Tục thờ cúng tổ tiên.

C. Tục ướp xác.

D. Tục cầu mưa.

Câu 12. Đền Bô-rô-bu-đua của In-đô-nê-xi-a chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc của tôn giáo nào dưới đây?

A. Ấn Độ giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 13. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Hình học.

D. Chữ.

Câu 14. Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

A. Thiên hà.

B. Hệ Mặt Trời.

C. Trái Đất.

D. Dải ngân hà.

Câu 15. Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Thuận theo chiều kim đồng hồ tạo ra hiện tượng 24 giờ.

B. Tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.  

D. Cùng chiều kim đồng hồ và hướng từ Tây sang Đông.

Câu 16. Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?

A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.

Câu 17. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.

B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.

D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 18. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 19. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 500.

Câu 20. Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). 

a. So sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.

b. Vì sao thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và La Mã?

Câu 2 (2,0 điểm). Hãy trình bày hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-D

4-C

5-B

6-C

7-B

8-C

9-B

10-A

11-C

12-B

13-B

14-B

15-C

16-B

17-D

18-A

19-D

20-A

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0

Điểm)

a. So sánh điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã

- Giống nhau: nằm ven Địa Trung Hải; có nhiều vũng, vịnh kín gió; lòng đất có nhiều khoáng sản.

- Khác nhau:

+ Lãnh thổ Hi Lạp chủ yếu ở khu vực Tây Âu và ven bờ Tiểu Á; đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô…

+ Thời kì đế chế, lãnh thổ La Mã mở rộng ra cả 3 châu lục (Á-Âu-Phi); có nhiều đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu…

 

1,0

 

 

0,5

 

0,5

b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính ở Hi Lạp, La Mã...

- Do đường bờ biển khúc khuỷu, tạo nhiều vịnh, hải cảng, thuận lợi cho việc đi lại, neo đậu của tàu thuyền, tạo điều kiện cho nền kinh tế thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.

- Lòng đất có nhiều khoáng sản (đồng, vàng, sắt…) nên thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển.

 

 

0,5

 

 

0,5

2

(2,0

điểm)

 Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất: 

- Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời:

+ Vào ngày hạ chí (22-6): nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Nam ngược lại.

+ Vào ngày đông chí (22-12): nửa cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, còn nửa cầu Bắc ngược lại.

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.

- Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở Xích đạo. Hai nửa cầu được chiếu sáng như nhau.

 

0,5

 

 

 

 

0,5

0,5

 

0,5

 

 

 

Tài liệu có 30 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống