[Năm 2023] Bộ 11 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Mua tài liệu 60 5.7 K 15

Tài liệu Bộ Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án năm học 2022 - 2023 gồm 11 đề thi tổng hợp từ đề thi môn iếng Việt lớp 5 của các trường Tiểu học trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 iếng Việt lớp 5. Mời các bạn cùng đón xem:

[TẠM NGỪNG BÁN] trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. KIỂM TRA ĐỌC

1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

-   Giáo viên cho HS bốc thăm (dưới đây) rồi đọc thành tiếng một đoạn (khoảng 120 chữ / phút) và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc.

2. Đọc - hiểu: 7 điểm

Đọc thầm bài văn và làm bài tập : 7 điểm

ĐẤT CÀ MAU

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

                                                                                                                            Theo Mai Văn Tạo

Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ? 

A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.         

B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 2:(0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ? 

A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

Câu 3:(1 điểm) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (Viết câu trả lời của em)

Câu 4:(1 điểm) Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ? 

A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.

B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.

C. Cả A và B.

Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu nội dung của mỗi đoạn trong bài văn trên. 

Câu 6:(0,5 điểm) Gạch dưới cặp từ trái nghĩa có trong câu thơ sau:

“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”.

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 7: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên ?

A. Bốn biển một nhà             B. Lên thác xuống ghềnh             C. Chia ngọt sẻ bùi

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”.

Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 danh từ, 1 động từ có trong câu văn sau:

“Trong mưa thường nổi cơn dông.”

Danh từ: …………………………..; Động từ: …………………………………………

Câu 10: (1 điểm) Đặt 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa gốc; 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa chuyển:.

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (2 điểm)15 phút 

Nghe - viết bài: “Một chuyên gia máy xúc” (SGK TV5 tập 1 trang 45)

Viết tựa bài, đoạn từ “Qua khung cửa kính….. giản dị, thân mật” và tên tác giả.                   

II. Tập làm văn

Đề bài: Tả cảnh ngôi trường thân yêu mà em đang theo học.

Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua - Văn 6  (17 mẫu)

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 1

A. KIỂM TRA ĐỌC: 

 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

   Cách đánh giá cho điểm như hướng dẫn ở đề kiểm tra.

2. Đọc hiểu: 7 điểm

 Câu 1

a

0,5 điểm

Câu 2

b

0,5 điểm

Câu 3

Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

1 điểm

Câu 4

c

1 điểm

Câu 5

Mưa ở Cà Mau; Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau; Người Cà Mau kiên cường.

1 điểm

Câu 6

To, nhỏ

0,5 điểm

Câu 7

b

0,5 điểm

Câu 8

Đồng nghĩa: bình yên (yên bình, thanh bình, thái bình)

Trái nghĩa: chiến tranh (xung đột)

0,5 điểm

Câu 9

DT: mưa (cơn, dông). ĐT: nổi 

0,5 điểm

Câu 10

Nghĩa gốc: Cốc nước này còn nóng quá.

Nghĩa chuyển: Ba em là người nóng tính. 

1 điểm

 

B. Phần viết:

1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả theo yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian 15 phút.

* Đánh giá, cho điểm:

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Mở bài: Giới thiệu được ngôi trường gắn bó với em: 1 điểm  

Thân bài

      a. Nội dung: Tả bao quát, tả từng phần của ngôi trường (cổng, sân, các lớp học, các phòng khác, hoạt động trên sân trường, ...) hay tả sự thay đổi của ngôi trường theo thời gian có đầy đủ các phần: 1,5 điểm

       b. Kĩ năng: Trình bày đúng bố cục, sắp xếp theo trình tự nhất định phù hợp: 1,5đ.

       c. Cảm xúc: Bài văn thể hiện được những tình cảm và ấn tượng về ngôi trường: 1đ

Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về ngôi trường đã gắn bó với em: 1 điểm

Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả: 0,5 điểm

Dùng từ, đặt câu phù hợp: 0,5 điểm

Bài văn có sáng tạo: 1 điểm

…………………………………………….

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc

ĐỌC THẦM (30 PHÚT)

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:

Bàn tay thân ái

Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.

Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:

- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?

Cô y tá sửng sốt:

- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?

- Không, ông ấy không phải là ba tôi.

– Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.

– Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.

- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?

- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.

                                                                                  (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:

Câu 1 Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:

a. Con trai ông.

b. Một bác sĩ.

c. Một chàng trai là bạn cô.

d. Một anh thanh niên.

Câu 2 Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:

a. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.

b. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.

c. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.

d. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.

Câu 3 Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:

a. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.

b. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.

c. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.

d. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.

Câu 4 Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:

a. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.

b. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.

c. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.

d. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.

Câu 5 Câu chuyện trong bài văn muốn nói em là:

a. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người

b. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.

c. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.

d. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.

Câu 6 Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)

a. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành

b. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.

c. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.

d. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.

Câu 7 Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:

a. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.

b. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.

c. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.

d. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.

Câu 8 Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)

a. trôi.

b. lặn.

c. nổi

d. chảy

Câu 9/ Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?

a. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.

b. Cánh cò bay lả dập dờn. / Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

c. Mây mờ che đỉnh trường Sơn. / Tham dự đỉnh cao mơ ước.

d. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.

Câu 10/ Đặt một câu trong có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút

Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41)

GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả.

II. Tập làm văn: (40 phút)

Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)

 

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 2

A. Phần đọc

1/ Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau:

2/ Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời.

Bài 1: Những con sếu bằng giấy

Bài 2: Một chuyên gia máy xúc

Bài 3: Những người bạn tốt

Bài 4: Kì diệu rừng xanh

Bài 5: Cái gì quí nhất

1/- Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm

Đọc sai từ 2-3 tiếng trừ 0,5 điểm.

Đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm.

2/- Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Ngắt, nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên trừ 1 điểm.

3/Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1 điểm.

4/ Đọc nhỏ vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút – 2 phút trừ 0,5 diểm.

- Đọc quá 2 phút trừ 1 điểm.

5/ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ 0,5 điểm.

- Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1 điểm.

Đáp án phần đọc thầm

Câu 1: HS chọn d đạt 0,5đ

Câu 2: HS chọn c đạt 0,5đ

Câu 3: HS chọn b đạt 0,5đ

Câu 4: HS chọn a đạt 0,5đ 

Câu 5: HS chọn a đạt 0,5đ

Câu 6: HS chọn a đạt 0,5đ

Câu 7: HS chọn a đạt 0,5đ

Câu 8: HS chọn c đạt 0,5đ

Câu 9: Hs chọn b đạt 0,5đ

Câu 10: Hs đặt câu đúng theo yêu cầu đạt 0,5đ

Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp.

B. Phần viết

I. Chính tả: (5đ)

- Bài viết không sai lỗi chính tả hoặc sai một dấu thanh, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đạt 0,5đ

- Sai âm đầu, vần. sai qui tắc viết hoa. Thiếu một chữ hoặc một lỗi trừ 0,5đ

- Sai trên 10 lỗi đạt 0,5đ

- Toàn bài trình bày bẩn, chữ viết xấu. Sai độ cao, khoảng cách trừ 0,5đ

II. Tập làm văn: (5đ)

A. Yêu cầu:

- Xác định đúng thể loại tả cảnh.

- Nêu được vẻ đẹp khái quát và chi tiết của ngôi nhà.

- Nêu được nét nổi bật của ngôi nhà từ ngoài vào trong.

- Nêu được tình cảm của em đối ngôi nhà.

B. Biểu điểm:

4-5 điểm: Thực hiện các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dùng từ gợi tả, làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của không gian ngôi nhà. Bài viết không sai lỗi chính tả.

2-3 điểm: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết thể hiện rõ 3 phần nhưng còn liệt kê, lỗi chung không quá 3 lỗi

1 điểm: Lạc đề, bài viết dở dang.

Tùy theo mức độ sai sót của HS, GV chấm điểm đúng với thực chất bài làm của các em.

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

 I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

 II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

            Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

CON ĐƯỜNG LÀNG

            Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

            Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm.

                                                                                                                          Theo Trường Xuân 

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, câu 2, câu 3, câu 4:

Câu 1 : Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả :

A. Tả cảnh.

B. Tả đồ vật.

C. Tả cây cối.

Câu 2: Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, thính giác.

B. Thị giác, khứu giác.

C. Khứu giác, thính giác.

Câu 3: Chi tiết nào miêu tả con đường làng?

A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.

B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.

Câu 4 : Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng?

A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ.

Câu 5:  (1,5 điểm) Viết hai từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn .

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: (2,5 điểm)  Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

            - Từ chạy  mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

.................................................................................................................................

            - Đặt 1 câu có từ chạy  mang nghĩa gốc và một câu  có từ chạy  mang nghĩa chuyển

................................................................................................................................................

PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)

I. CHÍNH TẢ (5 điểm)

1.  Bài viết : (4 điểm)   

Bài viết : “Vịnh Hạ Long” (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70)

 Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long ...... phơi phới"     

2 - Bài tập: ( 1 điểm)

            Điền từ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

            a) Cầu được, ……….. thấy.

            b) Ngang như ………….

            c) Ngọt như ………….lùi.

            d) Cày sâu …………..bẫm.

II-  TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

            Học sinh chọn làm một trong hai đề sau:

 Đề 1 : Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp . Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

 Đề 2 : Hãy tả lại quang cảnh trường em trước buổi học

 Top hình ảnh Vịnh Hạ Long đẹp nhất không thể cưỡng lại

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 3

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

II- Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) 

       Câu 1, 2,3,4  Khoanh mỗi ý đúng được 0,25 điểm

                 Câu1 A               Câu 2: B

                 Câu 3: B               Câu 4: C

Câu 5: (1,5 điểm) 

- Từ đồng nghĩa: Mạnh mẽ, khỏe mạnh

- Từ trái nghĩa: Yếu đuối

Câu 6: (2,5  điểm) 

- Nghĩa chuyển ( 0,5 điểm) 

- Đặt 1 câu có từ chạy  mang nghĩa gốc và một câu  có từ chạy  mang nghĩa chuyển

+ Em bé chạy rất nhanh là Nghĩa gốc

+ Xe lăn bánh chạy thật nhanh trên đường quốc lộ là Nghĩa chuyển

II- Phần kiểm tra viết:

1- Chính tả: 

1- Chính tả : 5 điểm

       a. Bài viết: 4 điểm

            Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 4 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...bị trừ 1 điểm toàn bài.

        b. Bài tập: 1 điểm (đền đúng mỗi phần đúng được 0,25 điểm)

            a) Cầu được ước thấy.

            b) Ngang như cua

            c) Ngọt như mía lùi.

            d) Cày sâu cuốc bẫm.

2- Tập làm văn : 5 điểm

       Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm:

- Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.

- Diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh.

    Tuỳ theo từng mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2- 1,5 - 1- 0,5

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần 1: Kiểm tra đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 5.

II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm) 

QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON

   Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

   Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

   Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

                                                                                                   (Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập:

Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. Về nhà               B. Vào rừng               C. Ra vườn

Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ

B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước

C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền

Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng

B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng

C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại

Câu 4: (0,5 điểm) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú

B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích

C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga

Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng

B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng

C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi

Câu 6: (0,5 điểm)  Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi

B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch

C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch

Câu 7: (0,5 điểm) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén

B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi

C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót

Câu 8: (0,5 điểm) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

B. Một làn gió rì rào chạy qua.

C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa

B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm

C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt

Câu 10: (1 điểm) Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.     .................................................................................................

Câu 11: (0,5 điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau: 

Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.

…....................................................................................................................

Câu 12: (1 điểm) Em hãy viết một câu thuộc chủ điểm Con người với thiên nhiên trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa.

......................................................................................................................................................

Phần 2: Kiểm tra viết

I. Chính tả:(2 điểm - 20 phút)

* Chính tả ( nghe - viết ): Giáo viên cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:

Buổi sáng mùa hè trong thung lũng

    Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều … Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. 

II. Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút)

Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng:(3 điểm) 

* Nội dung kiểm tra: 

+ HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)

+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

* Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì.

* Cách đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

(Thời gian: 35 phút)

Mỗi câu đúng đ­ược 0,5 điểm.

 

  Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

B

B

   A

C

B

B

C

B

C

 

Câu 10: Mỗi từ đúng được 0,25 điểm

     la, hét, hót, gào.

Câu 11: Đúng đ­ược 0,5 điểm

“ Loang loáng trong các lùm câynhững cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.” 

TN                                           CN                                VN

Câu 12: Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý đ­ược 1 điểm.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) (20 phút)

- GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm

2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)

Đề bài :  Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.

a. Mở bài: (1 điểm)

- HS giới thiệu được cảnh đẹp của địa phương mà mình yêu thích nhất: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?   (0,5 điểm)

- Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm)

b. Thân bài: (4 điểm), trong đó:

- Nội dung (1,5 điểm): 

+ Bài văn miêu tả được đặc điểm tiêu biểu của cảnh

Tả bao quát : toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào 

Tả chi tiết: cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… …

+ Tả sinh hoạt của con người trong cảnh.

- Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí.

- Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.

c. Kết bài: (1 điểm)

- HS nêu được cảm xúc, suy nghĩ của mình về cảnh  đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...) (0,5 điểm)

- Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm)

d. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả.

đ. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. Diễn đạt câu trôi chảy.

e. Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn

 

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

 I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

 II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

            Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.

Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.

Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn từ rất xa xưa.

Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.

                                                                                                                                    Hà Đình Cẩn

                                                                                                     Trích “Quần đảo san hô”

Câu 1: Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta?(0,5 điểm)

A. Ở phía đông nam của bờ biển nước ta

B. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông-nam

C. Ở đây có nhiều đảo nhỏ,đứng theo hình vòng cung

D. Đây là chùm đảo san hô xa xôi nhất Tổ quốc

Câu 2: Quần đảo Trường Sa  được so sánh với hình ảnh  nào dưới đây ?(0,5 điểm)

A. Gồm nhiều đảo nhỏ như hình vòng cung

B. Như một bông hoa san hô rực rỡ

C. Như một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.

Câu 3: Trên đảo có trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)

A. Cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng 

B. Những cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá trái nhỏ, cùi dày.

C. Cây dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút 

Câu 4: Một buổi sáng đào công sự, anh chiến sĩ xúc lên được gì? (0,5 điểm)

A. Một báu vật

B. Một hũ rượu có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng.

C. Một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng.

Câu 5: Lời quả quyết của anh chiến sĩ về những nét hoa văn trên mảnh đồ gốm anh xúc lên trong lần đào công sự “y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh” đã chứng tỏ điều gì ? (0,5 điểm)

 

 

 

Câu 6: Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa ? (0,5 điểm)

 

 

 

Câu 7: Để tả cây bàng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? (0, 5 điểm)

A. Cả so sánh và nhân hóa.

B. Nhân hóa.

C. So sánh.

Câu 8: Từ “đứng” trong câu “Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung”  mang nghĩa chuyển hay nghĩa gốc? (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………………….

Câu 9: Em hãy đặt một câu có từ “đứng” mang nghĩa gốc ? (0,5 điểm)

 

 

 

Câu 10: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: ( 0,5 điểm)

a, Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu.

B. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết trong thời gian 20 phút.

MÙA THU

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

2. Tập làm văn: (40 phút ) ( 8 điểm)

Chọn một trong ba đề sau:

Đề 1. Tả một cơn mưa rào mà em có dịp quan sát.                                                           

Đề 2. Tả lại quang cảnh trường em trước buổi học.

Đề 3. Tả ngôi nhà em đang ở.

Học sinh lớp 5 'khóc như mưa' vì đề Toán quá khó | Tạp chí Giao thông vận  tải

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 5

I- Phần đọc ( 10 điểm)

1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 

Câu 1, 2,3,4,7 Khoanh mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu1 B              Câu 2: C         Câu 3: B

Câu 4: C             Câu 7: A

Câu 5: ( 0,5 điểm) Lời quả quyết của anh chiến sĩ về những nét hoa văn trên mảnh đồ gốm anh xúc  lên trong lần đào công sự “y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh” đã chứng tỏ người Việt Nam đã đến, sống ở quần đảo này từ rất lâu, Trường Sa là của Việt Nam.

Câu 6: ( 0,5  điểm) Chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo…

Câu 8: ( 0,5  điểm) nghĩa chuyển

 Câu 9: ( 0,5  điểm

VD: Chúng em đứng nghiêm chào cờ

 Câu 10: ( 0,5  điểm) Phân tích đúng TN, VN, CN

II- Phần kiểm tra viết:

1.Chính tả : 2 điểm

      – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

      – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2- Tập làm văn : 8 điểm

  1. Mở bài:       (1 điểm)
  2. Thân bài:    (4 điểm)

         - Nội dung(1,5 điểm)

         - Kĩ năng    (1,5 điểm)

         - Cảm xúc    (1 điểm)

      3.   Kết bài:(1 điểm)

      4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

      5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

      7. Sáng tạo(1 điểm)

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5 điểm)

A. Đánh rơi đàn.
B. Vì bọn cướp đòi giết ông.
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5 điểm)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (1 điểm)

Câu 5: Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: (0,5 điểm)

A. Bước ra.
B. A-ri-ôn.
C. Đúng lúc đó.
D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

Ví dụ:.........................................................................

Đặt câu:.......................................................................

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” (0,5 điểm)

A. Bát ngát.
B. Nho nhỏ.
C. Lim dim.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: (0,5 điểm)

Một miếng khi đói bằng một gói khi …..............

Câu 9: Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: (1 điểm)

A. Hiền từ thông minh.
B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.
C. Độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

(A-ri-ôn, lại đảo)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở............................................ Đúng lúc đó, .....................................................bước ra.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (………….). (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang ……………).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy Tả một cơn mưa.

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 6

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

5

7

9

Khoanh đúng

B

B

D

B

A

C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

Câu 4: (1 điểm) Cá heo là loài cá thông minh, tình nghĩa biết cứu giúp khi người gặp nạn.

Câu 6: (1 điểm) Ví dụ giữ gìn, bảo quản.

Đặt câu: Ví dụ Bạn An luôn giữ gìn sách vở cẩn thận.

Câu 8: (0,5 điểm) No.

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1 điểm)

Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc

ĐỌC THẦM (30 PHÚT)

NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN

Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.

Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.

Trần Viết Lưu

Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi:

Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. M1

A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân…

C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”.

Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? M1

A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.

B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.

C. Học từ người thân như bố, mẹ…

Câu 3: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì? M1..........................................................

Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? M2

A. Anh Kim Đồng     B. Lê Quý Đôn     C. Bác Hồ 

Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2

A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.

B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.

C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.

Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: M2

A. Danh từ     B. Động từ     C. Tính từ

Câu 7: (1 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. M3

………………………………………………………………………………………………

Câu 8: (1 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: 

Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

 

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 7

1. Đọc hiểu, từ và câu: (5 điểm)

Khoanh đúng mỗi câu từ câu 1-5 được 0,5 điểm.

Câu 1: ý C

Câu 2: ý B

Câu 4: ý C

Câu 5: ý C

Câu 6: ý A

Câu 3: (1,5 điểm) Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là: một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, (0,75 điểm) không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình (0,75 điểm).

Câu 7: (1 điểm)

- Tìm đúng từ: 0,5 điểm

- Đặt đúng câu: 0,5 điểm.

Câu 8: (1 điểm) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau: M3

Những trang sách của các bậc tiền bốiđã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

CN VN

2. Tập làm văn: (5 điểm)

- Phần mở bài: Giới thiệu được cảnh đẹp ở địa phương (1 điểm)

- Phần thân bài:

+ Tả cảnh đẹp ở địa phương – tùy mức độ của từng bài (Tối đa 2 điểm).

+ Tả hoạt động liên quan (con người, con vật, chim chóc,...) (Tối đa 1 điểm).

- Phần kết bài: Nêu tình cảm, sự gắn bó, ý thức bảo vệ cảnh được tả. (1 điểm)

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) - Thời gian 25 phút

I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Bài đọc: "Trong mưa bão"

TRONG MƯA BÃO

Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên.

Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước. Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết.

Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ.

(Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)

Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau:

Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất:

a) Bài văn tả cảnh gì?

□ Cơn mưa trên đảo
□ Cơn mưa bão trên đảo
□ Cơn bão trên đảo

b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy?

□ lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi
□ rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm
□ lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm

c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển?

□ Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn.
□ Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt.
□ Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn.

d) Chủ ngữ trong câu: "Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không." là:

□ Nước biển, cột sóng
□ Nước biển sôi lên
□ Nước biển

e) Bài văn tả theo trình tự nào?

□ Thời gian
□ Kết hợp cả không gian và thời gian
□ Không gian

g) Khi tả cảnh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

□ So sánh
□ Nhân hoá
□ So sánh và nhân hoá

Câu 2: Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau:

Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng.

Câu 3: Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ.

II. Đọc thành tiếng (5 điểm)

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của một đoạn trong 5 bài dưới đây (Thời gian không quá 1,5 phút/1 HS):

1. Bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đức. (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 58)

* Đọc đoạn: Từ đầu đến ".... bằng tiếng Đức"

* TLCH: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào?

2. Bài đọc: Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 64)

* Đọc đoạn 2: "Nhưng những tên cướp............ giam ông lại"

* TLCH: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

3. Bài đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 69)

* Đọc 2 khổ thơ đầu

* TLCH: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường rất tĩnh mịch?

4. Bài đọc: Trước cổng trời (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 80)

* Đọc: Từ đầu đến .... "hơi khói"

* TLCH: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?

5. Bài đọc: Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 89)

* Đọc đoạn 2: "Cà Mau đất xốp .....thân cây đước."

* TLCH: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (5 điểm)

a) Nghe – viết (Thời gian 15 phút)

Bài viết: "Vịnh Hạ Long" (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70)

Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long ...... phơi phới"

b) Bài tập (Thời gian 5 phút)

- Tìm 1 từ có tiếng chứa ươ, 1 từ có tiếng chứa ưa

- Điền l hay n vào chỗ chấm:

...ộc ...on, .....ội ....ực

2. Tập làm văn(5 điểm)

Em hãy tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát. (Thời gian 35 phút)

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 8

A- KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm

Câu 1: 3 điểm. Mỗi ý đúng 0, 5 điểm

a: ý 2

b: ý 3

c: ý 1

d: ý 3

e: ý 2

g: ý 3

Câu 2: 1 điểm. Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau:

- Các động từ: đóng, giật

- Các tính từ: kín mít, bùng bùng

Câu 3: 1 điểm. Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ.

VD: Chúng em (em, tôi, ...) yêu hoà bình.

(Nếu đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm)

II- Đọc thành tiếng: 5 điểm - Đã có biểu điểm riêng

B- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1- Chính tả: 5 điểm

a) Bài viết: 4 điểm

- Cách đánh lỗi: Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, lỗi viết hoa, viết thừa, thiếu chữ ghi tiếng, cứ 5 lỗi trừ 2 điểm.

- Bài viết không mắc lỗi nhưng sai khoảng cách, độ cao, chữ viết không đều nét, trình bày bẩn.... trừ 1 điểm

b) Bài tập: 1 điểm

- Tìm từ: Mỗi từ 0,25 điểm

+ 1 từ có tiếng chứa ươ: VD: hoa phượng (thướt tha, mượt mà,...)

+ 1 từ có tiếng chứa ưa: VD: hạt mưa (tre nứa, thưa thớt...

- Điền đúng l hay n vào chỗ chấm. Mỗi từ 0,25 điểm: lộc non, nội lực

2. Tập làm văn: 5 điểm

Viết được bài văn tả cảnh sông nước ở quê em hoặc ở nơi khác mà em đã có dịp quan sát.

- Bài văn có đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) có đủ nội dung, diễn đạt lưu loát, rõ ý, viết câu đúng ngữ pháp, hình ảnh sinh động, dùng từ đúng, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,.... Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ,... được 5 điểm.

- Tuỳ theo mức độ sai sót của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

NHỮNG CON NGƯỜI ANH DŨNG

Những làng mạc êm đềm, bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa, con đường đất nhỏ lượn trên bờ rạch nước đầy ăm ắp soi bóng những cây sầu riêng, măng cụt. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài...Tất cả những nơi mắt tôi nhìn thấy, chân tôi bước qua đều đã mất đi sự bình yên phẳng lặng của nó, không khí chiến tranh đã tràn về tận các thôn ấp xa xôi nhất...

Và cũng từ những thôn ấp xa xôi, bình yên phẳng lặng ấy, những anh thanh niên, những chị phụ nữ, những em bé, những cụ già chất phác hiền lành cũng đã cầm lấy vũ khí thô sơ... Họ đã vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những con người đã dời bỏ đô thị chạy đi trước khi giặc tới!

"Tiến lên đường máu, quốc dân Việt Nam!

Non nước tan nát vì quân thù xâm lấn.

Đồng bào mau hiệp sức ra đấu tranh

Đi...đi...nước mất sao ta nỡ đành...

Tiến lên vì nước, thù kia ta đánh lui

Tiến lên đường máu, núi sông sáng ngời..."

Trong tiếng sóng ầm ầm của dòng sông Cửu Long ngày đêm không ngớt thét gào, tiếng hát của họ vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi, khi thì như thúc giục gọi kêu, khi thì như giận dỗi trách mắng, lúc lại nghe như buồn bã âu sầu, lúc lại cuồn cuộn lên đầy phẫn nộ...Hay là vì từ trong tấm lòng thơ bé của tôi, từ lúc tâm trạng buồn vui khác nhau làm cho tôi nghe ra như thế, tôi cũng chẳng biết nữa!

Theo ĐOÀN GIỎI - ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM

Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1/ Tác giả nhận thấy gì khi đi qua các làng mạc, thôn ấp?

a. Bóng dừa, bóng chuối che rợp các khu vườn mát rượi đất phù sa.
b. Những ngôi nhà mái đỏ thấp thoáng trong các khu vườn xoài.
c. Làng quê không còn sự bình yên, không khí chiến tranh đã tràn về.

2/ Tinh thần chiến đấu ngoan cường của những con người ở làng quê được miêu tả qua chi tiết nào?

a. Họ đã cầm lấy vũ khí thô sơ.
b. Họ vùng lên một cách dũng mãnh, sẵn sàng lao vào cái chết để chặn giặc.
c. Họ sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ những người đã rời bỏ đô thị trước khi giặc đến.

3/ Tiếng hát của đoàn quân chiến đấu được miêu tả như thế nào?

a. Vờn bay như một cơn bão lốc, âm vang khắp mọi nơi.
b. Vờn bay như một cơn gió, âm vang khắp mọi nơi.
c. Vờn bay như một cơn mưa, âm vang khắp mọi nơi.

4/ Đoạn văn nói lên điều gì?
 ............................................................................................................................

5/ Chọn thành ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho phù hợp?

a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống..................................................................

b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn luôn nhớ về...................................

c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ......................................................của mình.

(non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ)

6/ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Tuấn rất .....................................(yêu thích, quí mến) các môn học nghệ thuật như Mĩ thuật, Âm nhạc.

b. Bác đã đi khắp.........................................(năm châu, non sông) để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

c. Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về....................................(quê quán, quê cha đất tổ) của mình.

d. Lan có nước da ......................................(đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh.

7/ Gạch dưới các đại từ có trong đoạn văn sau:

(1) Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

- (2) Cậu có bao nhiêu trí khôn?

- (3) Mình chỉ có một thôi.

- (4) Ít thế sao? (5) Mình có hàng trăm.

(6) Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. (7) Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm)

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam, một món quà của tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn, những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam...

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội... Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều, tối) ở một vườn cây (hoặc trên cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng....) của em.

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 9

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Câu 1-c

Câu 2-b

Câu 3-a

Câu 4-Lòng yêu nước và tinh thần chiến đâu anh dũng của nhân dân ta.

Câu 5

a, yêu nước thương nòi

b, quê cha đất tổ

c, non sông gấm vóc

Câu 6

a, yêu thích

b, năm châu

c, quê cha đất tổ

d, đen giòn

Câu 7

Các đại từ: cậu – mình – mình - chúng

B. KIỂM TRA VIẾT:

I. Chính tả: (5 điểm)

Múa rối nước Việt Nam

Tôi nghe văng vẳng tiếng đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của Việt Nam, một món quà của tiên nữ! Khi người nhạc công rung cái cần mềm mại được gắn liền với một sợi dây đơn, những nốt nhạc thánh thót, trầm bổng vang lên, miêu tả tất cả sự chia ly và nỗi buồn. Tôi bỗng cảm thấy bâng khuâng. Nhớ lắm! Vì một phần đời tôi đã để lại Việt Nam...

Tôi đã được xem múa rối nước ở Hà Nội... Những nghệ sĩ điều khiển con rối đã mê hoặc các khán giả Mĩ.

Theo LÂY-ĐI BO-TƠN

II. Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một buổi trong ngày (sáng, trưa hoặc chiều, tối) ở một vườn cây (hoặc trên cánh đồng, nương rẫy, núi đồi, xóm làng....) của em.

Bài viết tham khảo

Nhân dịp nghỉ hè về thăm ngoại, em mới được chiêm ngưỡng cảnh vườn chiều thật thơ mộng và cuốn hút.

Chiều là giây phút đẹp đẽ nhất trong ngày. Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm buông xuống cánh đồng còn nóng hổi và đình đồi nắng xém. Chỗ mặt trời vừa lặn xuống một cách bình dị không gợn một áng mây, tỏa ra một vùng đỏ ối hùng vĩ, sáng chói màu ngọc đỏ thắm và màu lửa rực cháy, tập trung ở một điểm trên đỉnh đồi và tỏa rộng ra đến nửa vòm trời, màu sắc nhạt dần. Phương đông có một vẻ đẹp riêng của nó, nền trời xanh thẳm, nổi lên một viên ngọc bình dị, một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa, nó sẽ khoe sáng với chị Hằng Nga, song nàng còn lẩn dưới chân trời.

Không có chỗ nào kín đáo và thơ mộng hơn vườn chiều, cây cối um tùm, hoa nở khắp nơi, hương thơm bắt đầu lan tỏa. Một bên khu vườn có một tường thật cao ngăn cách với sân, còn bên kia là một con đường trồng toàn hoa mẫu đơn che khuất bãi cỏ. Giữa vườn là hàng ngọc lan đang tỏa hương thơm khắp vườn. Khu vườn ngăn cách với cánh đồng cô quạnh bên ngời bằng một con đường ngoằn nghèo, hai bên trồng toàn nguyệt quế. Ở cuối vườn là những khóm hoa nhài. Góc vườn một cây đa khổng lồ và mọt dãy ghế dài ôm vòng lấy cây. Trong cảnh tĩnh mịch ấy, sương đêm rơi nhè nhẹ, bóng chiều đổ xuống. Bất chợt, một cơn gió thoảng qua, em cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Em lần bước theo những bồn cây đầy hoa quả, bỗng bị ánh trăng mới mọc tỏa xuống mảnh vườn thưa quyến rũ. Em dừng chân, chẳng phả nghe thấy hoặc trông thấy gì mà chính vì vó một mùi thơm lại thoảng lên...

Nếu như buổi sáng vườn long lanh, mát mẻ trong những giọt sương sớm thì cảnh vườn chiều toát lên vẻ đẹp mờ ảo, thơ mộng của những tia nắng hoàng hôn. Điều này khiến em rất thích thú ngắm vườn vào mỗi chiều.

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Đọc thầm bài:

Cái gì quý nhất.

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở

trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống

được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn

Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như

vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn

vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! ”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau,

ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó

rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng

lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng

thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có

lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi

qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH.

(TV5-Tập 1/86)

II. Làm các bài tập sau:

Câu 1 (0.5điểm): Hùng, Quý và Nam, tranh luận với nhau về vấn đề gì? (Khoanh

tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. cái gì đắt nhất. B. cái gì quý nhất. C. cái gì quan trọng nhất.

Câu 2 (0.5điểm): Thầy giáo có thái độ như thế nào trước ý kiến của Hùng, Quý và

Nam? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. có cách giải thích khác hợp lý hơn.

B. cho rằng cả 3 bạn đều nói sai.

C. thống nhất hoàn toàn với ý kiến của 3 bạn.

Câu 3 (0.5điểm): Vì sao bạn Nam lại cho rằng thì giờ là quý nhất? (Khoanh tròn vào

chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. vì thầy giáo nói thế.

B. vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo.

C. vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

Câu 4 (0.5điểm): Trong cuộc tranh luận, bạn Quý đã đưa ra ý kiến của mình như thế

nào? (Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

Câu 5 (1điểm): Thầy giáo đã đưa ra lí lẽ như thế nào để thuyết phục các bạn Hùng,

Quý và Nam? (Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

Câu 6 (1điểm): Ý nghĩa được khẳng định qua cuộc tranh luận là gì? Em rút ra được

bài học gì trong khi trao đổi, tranh luận một đề nào đó với bạn? (Viết câu trả lời

xuống dòng dưới)

Câu 7(0.5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các danh từ nói về chủ điểm Việt Nam -

Tổ quốc em? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng)

A. Tổ quốc; quê hương; đất nước.

B. Bảo vệ; quê hương; đất nước.

C. gìn giữ; đất nước; non sông.

Câu 8 (0.5 điểm): Thành ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” thuộc chủ điểm nào?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng)

A. Việt Nam - Tổ quốc em.

B. Con người với thiên nhiên.

C. Cánh chim hòa bình.

Câu 9 (1 điểm): Viết lại các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ “Mưa tránh trắng,

nắng tránh thâm.” xuống dòng dưới.

Câu 10 (1 điểm): Tìm 3 từ đồng nghĩa chỉ màu xanh. Đặt câu với 1 trong 3 từ vừa

tìm được. (Viết câu trả lời xuống dòng dưới)

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

1. Viết chính tả (2 điểm) – Thời gian 15 phút.

- GV viết tên bài: Cái gì quý nhất, lên bảng; đọc cho học sinh viết đoạn:

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống

được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn

Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như

vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn

vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”

2. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 30-35p

Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi.

 

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 10

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Tiến hành trong các tiết ôn tập. (GV làm các phiếu ghi tên bài; đoạn cần kiểm

tra và số trang; cho học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đoạn-

bài đọc, thuộc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9)

* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm:

1điểm

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0.25 điểm (Đọc quá 1 phút đến 1.5 phút: 0.25 điểm;

đọc quá 1.5 phút: 0 điểm.)

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ

hoặc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.)

+ Đọc vừa đủ nghe: 0.25đ (Đọc nhỏ, lúc to lúc nhỏ: 0 điểm)

+ Đọc rõ ràng: 0.25đ (đọc ê a, kéo dài: 0 điểm)

* Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ

(không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0.5 điểm. (Đọc sai từ 6 đến 7 tiếng: được 0.25

điểm; đọc sai từ 8 tiếng trở lên: 0 điểm.)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; 0.5 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, 1-2 cụm từ không rõ nghĩa: được 0.25

điểm; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên, 3 cụm từ không rõ nghĩa trở lên: 0

điểm.)

* Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm

+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; trả lời sai hoặc không

trả lời được: 0 điểm)

2. Đọc hiểu: 7 điểm

1- B. cái gì quý nhất.

2- A. có cách giải thích khác hợp lý hơn.

3- C. vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

4 + Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường

nói quý như vàng là gì?

   + Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!

5 + Trên đời này, người lao động là quý nhất, vì:

- Người lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc;

- Biết sử dụng thì giờ có hiệu quả, không để nó trôi

đi một cách vô nghĩa.

6 + Ý nghĩa được rút ra qua bài đọc: Người lao động là đáng quý nhất.

+ Khi tranh luận cần tôn trọng ý kiến của người cùng tham gia tranh luận.Nếu ý kiến không thống nhất thì cần nhờ người có hiểu biết hơn phân giải.

7 - A. Tổ quốc; quê hương; đất nước

8 - B. Con người với thiên nhiên.

9 - Các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ là:

+ Mưa, nắng;

+ trắng, thâm.

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

1. Viết chính tả (2 điểm) – Thời gian 15 phút.

2. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 30-35p

Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi.

Bài tham khảo

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm biển màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng Anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

 

…………………………………………………..

[Năm 2022] Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 có đáp án (11 đề) - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN

       Mùa xuân đã tới.

       Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mựa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

       Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn.

       Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.

      Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

      Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.

      Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước.

                                                                                             Theo Tô Hoài

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, 2, 3, 4,7:

Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là:

A. mưa rào.

B. mưa rào, mưa ngâu

C. mưa bóng mây, mưa đá

D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân?

A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc.

B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt.

D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh.

Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?

A. Mưa phùn đem mùa xuân đến

B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy.

C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...

Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?

A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân.

B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?

Câu 6: Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"?

A. Mưa bụi.

B. Mưa bóng mây.

C. Mưa rào.

Câu 8: Viết hai từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ li ti.

Câu 9: Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển?

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút)

Bài: Kì diệu rừng xanh

(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")

II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút)

Đề bài: Viết bài văn tả cơn mưa rào ở quê em.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 11

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Các câu 1,2,3,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 5: Các cây: mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.

Câu 6: Cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.

Câu 7: A

Câu 8: Đồng nghĩa với “li ti”: lí tí, ti tí.

Trái nghĩa với “li ti”: to lớn, khổng lồ.

Câu 9: Nghĩa gốc: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Nghĩa chuyển: Cô ấy đã ba mươi cái xuân xanh rồi mà vẫn chưa có chồng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu" (HDH /TV5-T1A)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (7 điểm.)

Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.

Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.

Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.

Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài:

·         Tả cơn mưa mùa hạ

·         Mưa vào buổi chiều, em đang ở hiệu sách

2. Thân bài:

- Lúc sắp mưa:

·         Mây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời

·         Gió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh

·         Cảm giác oi ả, ngột ngạt

- Lúc bắt đầu mưa:

·         Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách tách

·         Không khí mát lạnh, dễ chịu

- Lúc mưa to

·         Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồ

·         Nước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống,.... lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước

·         Tiếng sấm, chớp

- Lúc mưa tạnh

·         Cảnh vật tươi tắn, mới mẻ...mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim từ gốc cây hót râm ran

·         Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt

·         Sau trận mưa, đường phố được giội rửa sạch bong

·         Tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe máy, ô tô lại vang lên inh ỏi

·         Trẻ con nô đùa trên hè phố, đường phố lại bắt đầu đông vui và náo nhiệt

·         Con người vội vã trở lại với các công việc

3. Kết bài

·         Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, làm cho cây cối tươi tốt

 

Tài liệu có 60 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống